Hơn 90% người Việt đang muốn mua nhà

Báo cáo Tâm lý người tiêu dùng bất động sản đầu năm 2022 được công bố mới đây cho thấy Việt Nam có tỷ lệ người dân dự định mua nhà cao nhất Đông Nam Á.

1. Nhu cầu mua nhà ở Việt Nam cao nhất khu vực Đông Nam Á

Theo các chuyên gia, 92% trong số hơn 1.000 người Việt Nam được khảo sát bày tỏ ý định mua nhà, trong đó 67% tìm kiếm bất động sản sơ cấp, 28% cân nhắc sản phẩm thứ cấp. Đáng chú ý, hơn một nửa trong số này có dự định mua nhà trong vòng 2 năm tới, chủ yếu là những người từ 40 tuổi trở lên.

Nhiều người Việt hơn 40 tuổi mong muốn mua nhà trong 2 năm tới.
Nhiều người Việt hơn 40 tuổi mong muốn mua nhà trong 2 năm tới.

Đây được xem là tỷ lệ cao nhất trong khu vực, nếu so với mức 70% ở các thị trường khác như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore… Bởi lẽ, điểm khác biệt là người Việt chủ yếu mua bất động sản để ở và dành cho con cái, trong khi người Thái Lan mua để dưỡng già, hay người dân các nước khác thường mua đầu tư.

Cũng vì vậy, hậu Covid-19, nhu cầu về một căn nhà rộng rãi, có không gian xanh, ở khu vực ít đông đúc và có các tiện ích cho con cái, chăm sóc sức khỏe lên ngôi.

Xét về địa điểm, TP.HCM và Hà Nội vẫn chiếm gần 80% nhu cầu tìm kiếm nhà ở, bởi đa số người tiêu dùng hiện nay có ý định mua nhà trong cùng khu vực sinh sống do những hạn chế về đi lại trong điều kiện dịch bệnh.

2. Không chỉ một, mà còn muốn hai!

Một phát hiện khác trong báo cáo này là hơn 75% chủ sở hữu bất động sản muốn mua thêm một tài sản khác trong khi vẫn giữ bất động sản hiện tại. Một khảo sát gần đây cho thấy gần 80% người Việt đã sở hữu ít nhất 1 bất động sản. Đây là những người từ 40 tuổi trở lên, đã lập gia đình và có thu nhập từ 20 triệu đồng/tháng. Đa số người có thu nhập từ 70 triệu đồng trở lên thậm chí đang sở hữu ít nhất 2-3 bất động sản.

Mặc dù vậy, giá cả vẫn là trở ngại lớn nhất với người Việt, theo sau là những lo ngại về mất thu nhập do Covid-19 và suy thoái kinh tế. Chuyên gia nhấn mạnh từ năm 2020, đặc biệt từ quý I/2021, giá bất động sản đã tăng mạnh, thậm chí đất nền, thổ cư khu vực phía Bắc có nơi tăng gấp đôi.

Theo khảo sát, có đến 86% người tiêu dùng nhìn nhận giá thị trường bất động sản trong nước hiện ở mức cao hoặc rất cao, trong khi lãi suất vay mua nhà cũng cao không kém. Dù vậy, nhiều người vẫn có ý định mua bất động sản bởi họ lạc quan về lợi tức từ bất động sản và kỳ vọng giá sẽ còn tăng trong vòng 5 năm tới, trong đó 31% người được hỏi dự báo giá thị trường có thể tăng hơn 10%.

“Giá bất động sản phụ thuộc lượng cầu và kỳ vọng vào tương lai. Trong khi cầu vẫn ở mức cao, thì đầu tư công và cơ sở hạ tầng phát triển tạo nên kỳ vọng lạc quan của nhà đầu tư. Do đó, dòng tiền sẽ tiếp tục đổ vào thị trường bất động sản trong thời gian tới”, chuyên gia cho biết.

Nguồn: zingnews

Những cách làm mới căn nhà chỉ với chưa đến 100 USD

Nếu bạn không có nhiều tiền để cải tạo ngôi nhà của mình, hãy tham khảo những cách dưới đây để mang lại luồng sinh khí và năng lượng mới cho ngôi nhà. Những cách này đều tốn chưa đến 100 USD.

Những cách làm mới căn nhà chỉ với chưa đến 100 USD - 1
Chỉ với những thay đổi nhỏ cũng có thể đem lại sinh khí và năng lượng mới cho ngôi nhà (Ảnh: The Washington Post).

Dọn dẹp nhà 30 phút mỗi ngày

“Gần đây, chúng tôi chuyển đến một ngôi nhà nhỏ hơn và mỗi ngày tôi đều dành ra 30 phút để dọn dẹp nhà cửa”, Marry Patton, một nhà thiết kế nội thất ở Houston (Mỹ) nói và cho rằng có ít đồ hơn sẽ tốt hơn. Vì vậy, những đồ không dùng đến, cô thường gom lại và mang đi cho.

Kiểm kê toàn bộ đồ đạc trong nhà

Patton cho rằng một khi dọn dẹp, bạn sẽ nhận thấy những gì bạn thực sự cần. Lời khuyên của nhà thiết kế này là hãy đi từng phòng và liệt kê những thứ bạn cần và lên danh sách những thứ cần sửa chữa. Nếu không bạn sẽ dễ bị kích thích và choáng ngợp khi đến các cửa hàng gia dụng và mang về những thứ không đâu vào đâu.

Bổ sung các món đồ nghệ thuật

Cheryl Luckett, nhà thiết kế và chủ sở hữu của Dwell by Cheryl ở Charlotte cho biết cô là một người cuồng phong cách vintage. “Nếu có 100 USD vào ngày thứ 7, tôi sẽ mua được nhiều thứ ở cửa hàng đồ cổ”, cô nói. Những bức tranh cổ điển ở các cửa hàng đồ cổ này thường sẽ bao gồm cả khung, do đó sẽ tiết kiệm được kha khá so với mua một tác phẩm nghệ thuật mới.

Luckett cho rằng không cần phải sắm một bức tranh lớn. Một tác phẩm nhỏ cũng có thể tạo nên sự mới mẻ.

Sơn lại tường

“Sơn là một trong những lựa chọn để làm mới ngôi nhà của tôi”, Luckett nói. Căn phòng sẽ mới mẻ hơn chỉ cần với một hộp sơn.

Ngoài ra, theo Luckett, bạn cũng nên sơn lại cửa. “Một cánh cửa màu đen cũng có tác dụng kỳ diệu trong việc nâng tầm ngôi nhà, miễn là căn phòng đó có đủ ánh sáng”, cô nói và cho biết thường xuyên sơn đồ nội thất để tạo cho căn phòng một diện mạo mới.

Thêm cây cảnh

Patton khuyên rằng hãy chọn những loại cây rẻ tiền, chẳng hạn như cây lưỡi hổ và những cây chuyên dùng để trang trí trong nhà.

Thuê một nhà thiết kế nội thất trong 1 giờ

Mặc dù là một nhà thiết kế, Patton vẫn cảm thấy khó khăn khi đưa ra các quyết định cải tạo cho ngôi nhà của mình. Bởi đôi khi cũng nên tham khảo góc nhìn của người khác như thế nào. Nhiều nhà thiết kế đang đưa ra mức giá thiết kế theo giờ và họ sẽ nhận các cuộc tư vấn ngắn này để đưa ra lời khuyên cho không gian của bạn. Hoặc không bạn cũng có thể thuê một thợ trang trí nội thất để sắp xếp ngôi nhà của bạn hợp lý hơn.

Tạo một bức tường thư viện ảnh gia đình

Patton thường chọn những bức ảnh của gia đình, in màu đen trắng và treo chúng lên những khung ảnh mà cô mua được từ các trang thương mại điện tử như Overstock, Amazon… Về nơi tốt nhất để treo, Patton nói: “Tôi thích treo ảnh gia đình ở hành lang và chiếu nghỉ cầu thang, chứ không phải là những khu vực chính trong nhà”.

Tạo các bức tường bằng gỗ bần

Trong nhà bếp hoặc phòng chơi của bọn trẻ, Patton thường gắn lên các bức tường gạch bằng bảng ghim gỗ bần. Đây là nơi mà Patton sẽ ghim các bức ảnh của gia đình, thiệp giáng sinh hoặc các bức vẽ của bọn trẻ. Những mảnh ghim này sẽ dễ dàng thay đổi khi tâm trạng của bạn bất ổn.

Thay đổi bóng đèn

Patton thích sử dụng bóng đèn có nhiệt độ cao. Cô cho rằng, các bóng đèn trong nhà nên có cùng một màu. Cô không thích sử dụng đèn Led bởi cô cảm thấy khó có được màu sắc phù hợp với bóng đèn led. Nhưng dù là bạn sử dụng đèn sợi đốt hay đèn led thì điều quan trọng là phải nhất quán. Patton khuyên nên sử dụng các công tác để điều chỉnh mức độ ánh sáng.

Xem thêm: Những ý tưởng biến phòng ăn, bếp thành không gian mơ ước

Bộ Xây dựng lập tổ công tác về nhà ở xã hội, công nhân, cải tạo chung cư cũ

Theo Quyết định vừa được Bộ trưởng Bộ Xây dựng ký ban hành, Tổ công tác có nhiệm vụ làm việc với các địa phương để đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra về xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở xã hội.

Tổ công tác có nhiệm vụ làm việc với các địa phương để đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra về xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở
Tổ công tác có nhiệm vụ làm việc với các địa phương để đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra về xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị vừa ký Quyết định về việc thành lập Tổ công tác triển khai chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ.

Tổ công tác này thành lập để thực hiện theo Nghị quyết số 11 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội.

Tổ trưởng Tổ công tác là ông Nguyễn Văn Sinh – Thứ trưởng Bộ Xây dựng. Ông Bùi Xuân Dũng – Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản là Tổ phó.

Ngoài ra còn có các thành viên khác là các cục, vụ thuộc Bộ Xây dựng, các đại diện từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội…

Theo Quyết định, Tổ công tác có nhiệm vụ làm việc với các địa phương để đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra về xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở.

Đặc biệt, Tổ công tác sẽ tập trung về các chỉ tiêu về nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; việc bố trí quỹ đất, thủ tục đầu tư, quản lý sử dụng nhà ở xã hội (trong đó có nhà ở công nhân khu công nghiệp); việc cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ nhằm kịp thời thúc đẩy tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội.

Thúc đẩy nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cải tạo chung cư cũ là những nội dung, nhiệm vụ được Bộ Xây dựng đẩy mạnh trong thời gian qua. Mới đây, Bộ Xây dựng cũng đã có văn bản gửi các tỉnh thành về việc tăng cường kiểm tra, giám sát về quản lý, sử dụng nhà ở xã hội.

Cụ thể, lãnh đạo Bộ Xây dựng cho biết, thời gian qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin về một số tồn tại, bất cập, vi phạm trong công tác quản lý, sử dụng nhà ở xã hội tại một số địa phương như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên, Đắk Lắk…

Không ít bất cập được nêu ra như đối tượng được mua nhà ở xã hội chưa đúng quy định; việc lập dự toán theo phương án tính giá bán của chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội chưa đúng; chủ đầu tư, khách hàng tự thay đổi thiết kế công trình, căn hộ; việc sử dụng căn hộ không đúng mục đích…

Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các sở ngành có liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật. Điều này nhằm kịp thời chấn chỉnh và khắc phục các tồn tại, bất cập nêu trên, tránh tình trạng lợi dụng chính sách ưu đãi của Nhà nước.

Ngoài ra, Bộ Xây dựng cũng có văn bản đề nghị các địa phương rà soát, kiểm tra việc bố trí quỹ đất nhà ở xã hội tại các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị trên địa bàn đảm bảo theo đúng quy định pháp luật về nhà ở.

Trong thời gian tới, dự kiến Bộ sẽ tổ chức đoàn công tác làm việc với một số địa phương về xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở; việc bố trí quỹ đất, thủ tục đầu tư, quản lý sử dụng phát triển nhà ở xã hội, trong đó có nhà ở công nhân khu công nghiệp…

Nguồn: dantri.com.vn 

Thu hồi ruộng lúa đền bù cho dân mức thấp, đưa ra đấu giá gần 5 tỷ

Sau khi thu hồi ruộng lúa và đền bù cho người dân ở mức thấp, UBND huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã đưa ra đấu giá với mức cao, có lô giá khởi điểm hơn 4,7 tỷ đồng khiến người dân “choáng váng”.

Đền bù mức thấp, đấu giá cao

Hơn một tuần nay, dư luận xôn xao việc UBND huyện Đức Thọ phê duyệt tổ chức đấu giá 9 lô đất nông thôn tại xã Lâm Trung Thủy với giá cao gấp khoảng 6 lần so với năm ngoái. Cụ thể, giá khởi điểm 8 lô, mỗi lô 160m2 là hơn 3,5 tỷ đồng, một lô hai mặt tiền 263m2 có giá khởi điểm hơn 4,7 tỷ đồng. Trong khi đó, những lô đất này trước khi đưa vào quy hoạch đấu giá là đất nông nghiệp, thuộc diện tích trồng lúa của người dân.

Việc đất ở nông thôn được thu hồi, đền bù cho dân ở mức thấp nhưng đưa ra đấu giá với mức khởi điểm cao khiến người dân ngạc nhiên và sửng sốt.

Nhìn vào thửa ruộng được áp giá đền bù thấp, nay đưa ra đấu giá hơn 3,5 tỷ đồng mỗi lô, bà Lê Thị Huân (trú thôn Hòa Bình, xã Lâm Trung Thủy) cho biết: “Thửa ruộng của tôi là 17 thước đất, hơn 566m2 mà họ đền bù cho gia đình tôi được 92 triệu đồng. Trong khi đó, 160m2 mà họ đã đưa ra đấu giá mức khởi điểm là hơn 3,5 tỷ đồng. Đền bù cho dân mức thấp như vậy mà đưa ra đấu giá cao ngất ngưởng khiến chúng tôi tiếc và ngạc nhiên”.

Có mặt tại thửa ruộng đã ký vào văn bản để nhận tiền đền bù, ông Lê Đình Mậu (trú thôn Hòa Bình, xã Lâm Trung Thủy) cho biết, khoảng tháng 6/2021, UBND huyện Đức Thọ có chủ trương thu hồi đất, đền bù cho người dân để tổ chức đấu giá khu quy hoạch thôn Hòa Bình.

Ông Mậu chỉ tay về thửa ruộng hơn 1 sào được đền bù 92 triệu đồng nhưng chưa được nhận tiền
Ông Mậu chỉ tay về thửa ruộng hơn 1 sào được đền bù 92 triệu đồng nhưng chưa được nhận tiền

“Thời điểm thu hồi, gia đình tôi có hơn 1 sào ruộng, được đền bù 92 triệu đồng nhưng tôi chỉ mới ký vào văn bản chứ chưa được nhận tiền. Việc phải trả lại đất ruộng sản xuất để hưởng đền bù, tôi cũng tiếc ruộng lắm nhưng không trả cũng không được. Bởi đất nông nghiệp nên dân cũng không có quyền để bán. Giờ thấy họ đưa ra đấu giá cao như vậy khiến mọi người ai cũng sửng sốt”, ông Mậu nói.

Anh Bùi Khánh Toàn, nhà nằm cạnh khu vực đấu giá cho biết, việc chính quyền áp giá cao gây hiệu ứng không tốt.Một người dân sống gần khu vực đấu giá cho hay: “Tôi nói vừa thật vừa hài hước. Dân lấy tiền đâu ra để mua với mức giá đó. Dân đang chỉ trỏ nhau chắc phải dùng tiền âm phủ mới mua được đất giá cao như thế này”.

“Năm ngoái họ đấu giá các lô đất nằm cạnh khu này mà giá khởi điểm hơn 600 triệu. Giờ đưa ra mức khởi điểm cao gấp hơn 6 lần so với năm ngoái. Giá trị thực đất ở đây tầm 1,5 tỷ thôi. Mới đây cháu tôi vừa bán mảnh đất mà năm ngoái đấu với giá 1,4 tỷ. Việc chính quyền đưa ra mức giá cao để đấu giá gây hiệu ứng không tốt. Trong làng, đất trong ngõ ngách dân đòi lên tiền tỷ, tiền đâu mà mua và cũng không thể bán được”, anh Toàn nói.

“Xã chỉ tham mưu hơn 1 tỷ”

Theo quan sát của PV, 9 lô đất này bám mặt đường quốc lộ 8A, chưa được phân lô cắm mốc thực địa. Người dân vẫn đang tận dụng để trồng lúa.

Liên quan đến việc đền bù đất ruộng cho dân với giá thấp, ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch UBND xã Lâm Trung Thủy cho biết, việc đền bù theo quy định giải phóng mặt bằng của nhà nước.

“Đền bù cho dân theo quy định của nhà nước. Mỗi sào ruộng 500m2 được đền bù hơn 60 triệu đồng. Cái này theo quy định chung chứ không có vấn đề gì”, ông Thọ nói.

Chủ tịch UBND xã Lâm Trung Thủy cho biết, năm 2021 nằm sát khu quy hoạch mới này, UBND huyện đã đưa ra đấu giá 22 lô. Tuy nhiên, mức giá khởi điểm chỉ hơn 600 triệu đồng.

“Năm ngoái giá khởi điểm mỗi lô hơn 600 triệu đồng, sau khi đấu giá xong xuôi thì lên đến khoảng 800 triệu. Năm 2021, giá thị trường mỗi lô đất đang đưa ra đấu giá chỉ từ 1-1,2 tỷ. Xã tham mưu trên cơ sở giá đất thị trường. Xã tham mưu bằng văn bản cho UBND huyện mỗi lô 1,050 tỷ nhưng không hiểu sao huyện lại đưa ra mức giá cao như vậy”, ông Thọ nói.

Vị trí đất năm ngoái đấu giá khởi điểm hơn 600 triệu đồng
Vị trí đất năm ngoái đấu giá khởi điểm hơn 600 triệu đồng

 


“Sợ đưa mức thấp, đưa mức cao không lo”

“Với mức đưa ra đấu giá như vậy là cao. Hiện xung quanh này không có dự án gì cả. Nếu đấu giá thành công thì xã sẽ được 45% tiền vào ngân sách, còn lại nộp vào ngân sách của huyện và tỉnh. Số tiền nộp vào ngân sách xã để sử dụng vào xây dựng nông thôn mới…”, ông Thọ cho biết thêm.Cũng theo ông Thọ, hiện ở địa phương cũng đang sốt đất nhưng không cao đến mức như trên.

Ông Lê Trung Dũng, Trưởng Phòng Tài chính kế hoạch huyện Đức Thọ cho biết, việc đưa ra mức giá khởi điểm của 9 lô đất ở xã Lâm Trung Thủy là căn cứ vào việc gần đó đã phê duyệt quy hoạch khu đô thị Tam Đồng, gần với dự án cao tốc Bắc – Nam nên nguồn tiềm năng rất lớn.

“Sợ là đưa mức thấp chứ đưa ra mức giá cao không lo vì rất nhiều trường hợp đưa ra mức đấu giá thấp, sau đó họ bán ra giá vượt mức rất cao. Đưa ra mức cao mà không bán được thì sau đó mình giảm, chứ không phải đặt giá đó là bắt khách hàng phải mua đất đâu. Nếu không được sẽ giảm tới lúc nào khách hàng cảm thấy phù hợp”, ông Dũng nói.

Người dân hài hước cho rằng "tiền âm phủ" mới mua được giá cao như vậy
Người dân hài hước cho rằng “tiền âm phủ” mới mua được giá cao như vậy

“Tổ chức đấu giá lần 1 nhưng không có khách nào mua. Nếu thông báo 2 đến 3 lần mà vẫn không có người mua đất thì sẽ thông báo giảm giá. Lúc đầu vẫn kỳ vọng sẽ bán được, chứ không ai muốn đặt một cái giá mà không có ai mua cả. Nguồn thu thì đang rất cần mà mình đặt giá thấp thì cũng không được”, ông Dũng nói.Theo ông Dũng, mức giá đưa ra để đấu là do Phòng Tài chính và Phòng TN&MT huyện tham mưu, Chủ tịch huyện ký ban hành. Tuy nhiên sau khi thông báo và tổ chức đấu giá, không có bất cứ người nào tham gia mua đất.

Nói về việc chưa có cơ sở hạ tầng mà đã đưa ra tổ chức đấu giá, ông Dũng cho rằng: “Do 9 lô đất bám mặt đường quốc lộ nên không cần chuẩn bị hạ tầng. Lúc nào đấu xong có người ở ví dụ như cần lắp điện, nước thì sẽ có người đến lắp đặt”.

Đại diện Công ty Đấu giá Hợp danh Minh Nhật cho biết, đơn vị tổ chức đấu giá 9 lô đất ở xã Lâm Trung Thủy nhưng khi thông báo hồ sơ thì không có ai tham gia.

“Tổ chức đấu giá vào ngày 18/2 nhưng không có người nào tham gia mua đất. Trong thời điểm đất đang sốt mà tổ chức đấu giá không có ai tham gia thì chứng tỏ giá đưa ra cao. Đơn vị sẽ thông báo tổ chức đấu giá tới 2 lần nữa nếu không có người mua thì huyện sẽ giải quyết vấn đề này. Việc tổ chức đấu giá mà không có người mua trong thời điểm này là rất hiếm”, đại diện Công ty Đấu giá Hợp danh Minh Nhật nói.

Nguồn: vietnamnet.vn

Chính phủ lập Ban Chỉ đạo triển khai cao tốc Bắc – Nam, sân bay Long Thành

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành làm Trưởng ban Chỉ đạo của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể là Phó Trưởng ban thường trực triển khai thực hiện dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông và sân bay Long Thành.

Dự án sân bay Long Thành
Dự án sân bay Long Thành

Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo, kiểm tra, điều hòa, phối hợp và đôn đốc các bộ, ngành, địa phương liên quan thực hiện các nhiệm vụ về đầu tư xây dựng Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông và Dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành (Dự án) theo đúng các Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ; xem xét, chỉ đạo xây dựng cơ chế chính sách để đẩy nhanh tiến độ các Dự án trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định; chỉ đạo việc triển khai thực hiện các Dự án theo quy định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký quyết định thành lập Ban Chỉ đạo của Chính phủ triển khai thực hiện Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông và Dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành.

Ban Chỉ đạo cũng có nhiệm vụ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện quy chế phối hợp và kế hoạch triển khai thực hiện các Dự án; phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả trong tham mưu, đề xuất các giải pháp, biện pháp thực hiện các Dự án; kịp thời báo cáo những khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền và đề xuất các giải pháp để Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định…

Theo Quyết định, Ban Chỉ đạo của Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông do Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành làm Trưởng ban. Phó Trưởng ban gồm Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể (Phó Trưởng ban thường trực); Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, cùng nhiều uỷ viên khác.

Với Dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành làm Trưởng ban Chỉ đạo. Phó Trưởng ban gồm Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể (Phó Trưởng ban thường trực); Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh; Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị và các uỷ viên.

Ban Chỉ đạo giải thể sau khi các Dự án kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng. Các thành viên Ban Chỉ đạo hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm. Bộ GTVT là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo.

Nguồn: vietstock.vn

Giá BĐS tăng cao là trở ngại lớn nhất với người có nhu cầu mua nhà ở

Trong khi giới đầu tư có xu hướng kỳ vọng giá nhà sẽ tiếp tục tăng mạnh trong 5 năm tới đây, phần lớn người mua phục vụ nhu cầu ở thực lại không hài lòng với thị trường BĐS hiện tại bởi yếu tố giá bán tăng quá nhanh.

Trong khuôn khổ buổi công bố Báo cáo & Chỉ số tâm lý người tiêu dùng BĐS Việt Nam chỉ ra rằng, thông qua khảo sát người tiêu dùng BĐS tại Việt Nam nhận thấy, hơn 55% người Việt hài lòng với hướng phát triển của thị trường hiện tại nhưng cũng không ít người dùng không hài lòng về diễn biến và phát triển của thị trường.

Cụ thể, gần 52% người tham gia khảo sát cho biết, yếu tố giá bán tăng quá nhanh là nguyên nhân khiến họ không hài lòng với thị trường BĐS. Việc giá bán tăng cao đã khiến nhiều người không thể tìm được sản phẩm BĐS ở các khu vực họ mong muốn và phù hợp mức ngân sách dự kiến. Phần lớn nhóm đối tượng này là những người có nhu cầu mua nhà ở thực. Có hơn 67% người dùng nhận xét giá bán BĐS tại Việt Nam hiện nay khá cao, trong đó 23% cho rằng giá đang quá cao, vượt xa tầm thu nhập của người mua.

Báo cáo tâm lý người tiêu dùng bđs việt nam năm 2022
Báo cáo tâm lý người tiêu dùng bđs việt nam năm 2022

Bất cập giá bán dẫn đến 75% người mua nhà tại Việt Nam cho rằng, giá BĐS thiếu sự hợp lý và trở thành sản phẩm quá đắt đỏ với người lao động. Hơn 30% người dùng Việt cho biết họ không có khả năng mua nổi BĐS trong giai đoạn hiện nay. Chỉ có khoảng 55% người dùng nhìn nhận họ có thể mua được BĐS nhưng với điều kiện phải có sự hỗ trợ tài chính. Gần 48% người mua nhà có quan điểm cho rằng trước xu thế giá nhà tiếp tục tăng trong năm 2022, các chính sách khuyến mãi, hỗ trợ tài chính của chủ đầu tư sẽ ngày càng được người mua nhà xem trọng và kỳ vọng là giải pháp chính mang lại sự thuận lợi trong việc mua BĐS.

Dù không hài lòng với xu hướng tăng giá quá nhanh của BĐS nhưng gần 90% người dùng Việt nhìn nhận, xu hướng này sẽ khó có thể dừng lại trong 5 năm tới. Tuy nhiên phần lớn có quan điểm khác nhau về tỷ lệ tăng giá nhà, khoảng 26% người dùng cho rằng giá nhà sẽ chỉ tăng ở khoảng từ 5-10%, 31% nhận định giá BĐS có thể tăng trên mức 10% mỗi năm và khoảng 32% cho rằng giá sẽ tăng dưới mức 5%/năm.

Chia sẻ về thay đổi trong xu hướng mua BĐS năm 2022, các chuyên gia cho biết, đa số người dùng có ý định mua BĐS tại Việt Nam đều ưa chuộng tìm kiếm các dự án sơ cấp, chỉ khoảng 1/4 trong số đó cân nhắc các sản phẩm giao dịch thứ cấp​. Hơn 50% người tham gia khảo sát có ý định mua BĐS trong tương lai gần tuy nhiên giá cả là trở ngại lớn nhất đối với người mua nhà tiềm năng​.

“Giá BĐS liên tục tăng cao trong bối cảnh nhiều người đang mất thu nhập, chịu ảnh hưởng tài chính vì Covid-19 và lo lắng về suy thoái kinh tế đang là rào cản lớn nhất khiến nhiều người mua nhà tiềm năng phải gác lại ý định mua nhà cũng như sở hữu thêm các BĐS khác dù có nhu cầu và kế hoạch từ trước đó. Bên cạnh đó, lo ngại về biến động lãi suất vay mua nhà cũng như tâm lý bất an về thị trường trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp cũng khiến nhiều người mua thực và cả nhà đầu tư cân nhắc, đắn đo trong việc xuống tiền mua BĐS”, chuyên gia cho hay.

Việt Nam hiện là một trong những thị trường ghi nhận nhu cầu về mua BĐS hàng đầu khu vực.
Việt Nam hiện là một trong những thị trường ghi nhận nhu cầu về mua BĐS hàng đầu khu vực.

Cũng theo chuyên gia chia sẻ, hiện nay 88% người Việt sở hữu trong tay một loại hình BĐS và gần 77% người Việt dù đã nắm trong tay một BĐS vẫn có nhu cầu mua thêm một sản phẩm nữa, 45% trong số đó là mua phục vụ ý định đầu tư. Nhu cầu mua BĐS của người Việt luôn rất cao và là một trong những nước châu Á có nhu cầu với nhà đất cao nhất.

Bàn về xu hướng mua nhà hậu Covid-19, báo cáo chỉ ra, 45% người dùng mong muốn mua một ngôi nhà rộng hơn, 61% chọn không gian sống xanh, ở khu vực ít đông đúc, dịch vụ chăm sóc sức khỏe​. Nhu cầu mua nhà của người Việt gia tăng phổ biến ở những người có thu nhập 10-40 triệu/tháng (65%) và ở những người không sở hữu hoặc sở hữu ít BĐS (69%)​. Đa số thoải mái trong việc chọn lọc BĐS trực tuyến khi 73% người dùng chọn kênh online như một kênh tìm kiếm thông tin chính thức về nhà ở.

Báo cáo tâm lý người tiêu dùng BĐS đã được thực hiện tại các nước Singapore, Indonesia, Malaysia và Thái Lan từ năm 2009. Tại Việt Nam, việc tiến hành nghiên cứu được thực hiện từ tháng 11/2021, dựa trên khảo sát trực tuyến với hơn 1.000 người và đưa ra các chỉ số để đo lường cảm nhận về thị trường cũng như kỳ vọng của họ về triển vọng và xu hướng thị trường trong tương lai. Dự kiến báo cáo sẽ được công bố định kỳ 2 lần mỗi năm.

Nguồn: batdongsan.com.vn

Bất động sản công nghiệp: Điểm sáng trong đại dịch

Mặc dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực đến mọi mặt của đời sống kinh tế – xã hội, song thời gian qua, BĐS công nghiệp vẫn ghi nhận giá trị tăng trưởng ổn định và trở thành điểm sáng. Các chuyên gia nhận định, phân khúc này tiếp tục là kênh dẫn dắt thị trường bất động sản trong thời gian tới.

BĐS Công nghiệp tiếp tục là phân khúc hấp dẫn

Bất chấp khó khăn trong thời gian qua, BĐS công nghiệp vẫn ghi nhận giá trị tăng trưởng ổn định (Ảnh minh hoạ)

Trong quý II-2021, một số khu công nghiệp tại các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang trở thành ổ dịch phức tạp, thậm chí một số nhà máy phải tạm đóng cửa, gây không ít lo ngại về kịch bản BĐS công nghiệp có thể diễn biến theo chiều hướng xấu. Song thực tế, làn sóng dịch Covid-19 lần thứ tư không làm thay đổi sức nóng của bất động sản công nghiệp. Phân khúc này vẫn ghi nhận nhiều chỉ số tích cực và tiếp tục là phân khúc hấp dẫn.

Báo cáo mới nhất của Savills Việt Nam (thuộc Tập đoàn Tư vấn bất động sản quốc tế Savills) cho thấy, bất động sản công nghiệp của nước ta vẫn ghi nhận đà tăng trưởng. Tính đến ngày 20-6, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào ngành Công nghiệp đạt 6,97 tỷ USD; vốn thực hiện ở mức 3,38 tỷ USD, cao hơn mức 3,23 tỷ USD cùng kỳ năm trước. Bất động sản công nghiệp cũng đón nhiều nhà đầu tư lớn, như: Công ty Jinko Solar (Hồng Kông – Trung Quốc) đầu tư gần 500 triệu USD vào Khu công nghiệp Sông Khoai (tỉnh Quảng Ninh); Công ty Fukai Technology (Singapore) đầu tư 270 triệu USD vào Khu công nghiệp Quang Châu (tỉnh Bắc Giang)…

Dữ liệu của Savills Việt Nam cũng ghi nhận tỷ lệ lấp đầy ở khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc khá cao: Tại Bắc Ninh lên đến 95%, Hà Nội là 90%, Hưng Yên 89%, Hải Phòng 73%. Ở phía Nam, tỷ lệ lấp đầy tại thành phố Hồ Chí Minh là 88%, Bình Dương 99%, Đồng Nai 94%… “Chính trị ổn định, môi trường kinh doanh liên tục cải thiện, lực lượng lao động năng động… là yếu tố khiến Việt Nam trở thành thị trường sản xuất và hậu cần mạnh trên thế giới”, Quản lý bộ phận bất động sản công nghiệp (Savills Việt Nam) John Campbell nhận định.

Tương tự, Giám đốc cấp cao thị trường Việt Nam, Tập đoàn Quản lý và Tư vấn bất động sản Jones Lang Lasalle (JLL) Trang Bùi đánh giá, bất chấp tác động của dịch Covid-19, BĐS công nghiệp tiếp tục là phân khúc hấp dẫn nhờ sở hữu nhiều lợi thế. Vị trí địa lý có thể đưa Việt Nam thành điểm đến hấp dẫn trong việc dịch chuyển nhà máy, chuỗi cung ứng của các tập đoàn nước ngoài. Việt Nam cũng rất thành công trong thu hút vốn FDI và đang có chi phí cho thuê kho bãi, nhân công rẻ. Đặc biệt, thuế suất hàng hóa từ Việt Nam sang Mỹ thấp hơn so với một số nước trong khu vực.

Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho biết, thị trường BĐS công nghiệp đang chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ về nguồn cầu tại nhiều tỉnh, thành phố, tiêu biểu như: Long An, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Định, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang… những nơi vẫn còn nhiều quỹ đất lớn để phát triển.

Trở thành kênh đầu tư dẫn dắt thị trường

Tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp tại Bắc Ninh lên tới 95% (Ảnh minh hoạ)

Về triển vọng của thị trường, các chuyên gia cho rằng, BĐS công nghiệp vẫn sẽ là phân khúc có sức đề kháng tốt đối với dịch bệnh và đang trên đà tăng trưởng, được săn đón bởi các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Phó Tổng Giám đốc Savills Việt Nam Troy Griffiths khẳng định, trong thời gian tới, khi Việt Nam đẩy mạnh chương trình tiêm vắc xin phòng Covid-19 tạo miễn dịch cộng đồng, các hoạt động sản xuất, kinh doanh hồi phục, bất động sản công nghiệp sẽ tiếp tục tăng mạnh, trở thành kênh đầu tư dẫn dắt thị trường.

Xem thêm: Phú Cường – kênh đầu tư an toàn cho nhà đầu tư BĐS

Theo Giám đốc cấp cao bộ phận bất động sản công nghiệp, CBRE Việt Nam (thuộc Tập đoàn Kinh doanh dịch vụ bất động sản toàn cầu CBRE) Lê Trọng Hiếu, từ nay đến cuối năm 2021 và dài hạn, triển vọng thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam vẫn rất khả quan với nhu cầu mở rộng sản xuất lớn từ doanh nghiệp trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

Dù sở hữu nhiều điểm tích cực, nhưng các chuyên gia cho rằng, cần tính đến các giải pháp dài hạn để duy trì và phát huy lợi thế của bất động sản công nghiệp Việt Nam. Theo đó, cần đa dạng hóa nguồn cung ở các tỉnh, thành phố lân cận thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội để giảm “sức nóng” giá thuê; phát triển mô hình mới như khu công nghiệp sinh thái; tăng cường liên kết giữa các địa phương để tạo thành chuỗi sản xuất hàng hóa, giao nhận, logistics, từ đó, hạ giá thành sản xuất, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm từ Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần quy hoạch tổng thể dự án khu công nghiệp, tích hợp nhà ở, dịch vụ thương mại, giải trí bên trong các khu công nghiệp, để phục vụ nhu cầu của công nhân, chuyên gia, khách thuê. Đặc biệt, để thu hút được các nhà đầu tư lớn, các địa phương cần làm tốt được khâu phát triển hạ tầng kết nối các khu công nghiệp…

Nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư, cũng như phát triển các dự án khu công nghiệp có chất lượng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến xây dựng dự thảo nghị định thay thế Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22-5-2018 của Chính phủ, quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế. Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc, nghị định mới khi ban hành sẽ tạo hành lang pháp lý cho các loại hình khu công nghiệp mới để tăng tính cạnh tranh trong thu hút đầu tư và hoàn thiện mô hình khu công nghiệp, khu kinh tế. Nghị định mới sẽ tiếp tục phân cấp, ủy quyền cho ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế theo cơ chế “một cửa tại chỗ”, tạo thuận lợi khi thực hiện thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh cho nhà đầu tư.

Nguồn: hanoimoi.com.vn

Phú Cường – kênh đầu tư an toàn cho nhà đầu tư BĐS

Trong bối cảnh nhiều kênh đầu tư có xu hướng ‘đóng băng’ trong mùa dịch, các nhà đầu tư đều có chung băn khoăn về việc chọn kênh đầu tư phù hợp. Trong số đó, Phú Cường là một trong các đơn vị uy tín và được nhiều nhà đầu tư lựa chọn là kênh đầu tư BĐS an toàn.

Bất động sản tiếp tục là kênh đầu tư an toàn

Theo nhận định chung của các chuyên gia, Việt Nam là một trong số ít các nước kiểm soát tốt dịch Covid-19 nhưng nền kinh tế vẫn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đơn cử như trong năm 2020, qua 2 lần bùng phát dịch Covid-19 (tháng 3 và tháng 7), tốc độ tăng trưởng Quý I đạt 3,82%, Quý II giảm còn 0,39%, Quý III tăng trở lại đạt 2,62%, đưa con số tăng trưởng của 9 tháng đầu năm 2020 lên 2,12%. Mặc dù tăng trưởng dương, nhưng đây là mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ các năm trong giai đoạn 2011-2020.

Nhìn về cơ hội của các kênh đầu tư hiện nay, ông Nguyễn Văn Đính cho biết, nếu như so với những kênh khác như chứng khoán, vàng…, bất động sản được đánh giá là kênh đầu tư an toàn, hiệu quả và dễ sinh lời. Tuy nhiên, việc lựa chọn đầu tư vào chung cư, nhà phố hay đất nền sẽ quyết định biên độ lợi nhuận khác nhau.

Trong khi đó, loại hình đất nền, nhà đầu tư cần phải có nhiều vốn nhưng khả năng thanh khoản, sinh lời của loại hình BĐS này tốt, đồng thời khả năng rớt giá của nhà đất cũng khá thấp, bởi nó ít chịu những tác động xấu theo chu kỳ tăng trưởng trên thị trường. Tuy nhiên, tính pháp lý của đất nền tại một số khu vực hiện vẫn chưa rõ ràng, điều này đã khiến nhà đầu tư dễ gặp phải rủi ro nên khi đầu tư cần chú ý.

Phú Cường – kênh an toàn cho nhà đầu tư bất động sản

Hiện nay, số hóa bất động sản đang được coi xu hướng tất yếu và là giải pháp giúp cho thị trường bất động sản tăng trưởng nhanh chóng. Tuy nhiên những vụ việc lừa đảo BĐS được truyền thông đưa tin đã khiến nhiều người dần mất niềm tin vào việc sử dụng các ứng dụng công nghệ trong đầu tư cũng như nghi ngờ tính pháp lý của các dự án đó. Điều này đã gây khó khăn cho sự phát triển và đổi mới của các doanh nghiệp.

Xem thêm: Phu Cuong Group – Chuyển đổi số giúp việc đầu tư BĐS trở nên minh bạch, dễ dàng

Nhằm giải quyết những bất cập đó, Phu Cuong Group tiên phong trong lĩnh vực chuyển đổi số trong bất động sản, xây dựng ứng dụng đầu tư với hệ thống pháp lý rõ ràng, đảm bảo là kênh đầu tư an toàn cho nhà đầu tư bất động sản.

Thông qua ứng dụng Phu Cuong Group, nhà đầu tư có thể xem thông tin chi tiết và hồ sơ pháp lý các BĐS, theo dõi biến động thị trường, nghe các chuyên gia đầu ngành tư vấn, tiến hành giao dịch đầu tư hoặc trao đổi mua bán bất động sản một cách dễ dàng, nhanh chóng.

Phu Cuong Group sử dụng hợp đồng điện tử (E-Contract) chia các BĐS thành nhiều gói đầu tư khác nhau, với giá trị chỉ từ 10.000.000 đồng, giúp nhà đầu tư có mức thu nhập trung bình cũng có khả năng tiếp cận với thị trường bất động sản.

Các BĐS được niêm yết trên ứng dụng Phu Cuong Group đều được cấp phép và thông qua quá trình thẩm định nghiêm ngặt về tính khả thi, tiềm năng phát triển trong tương lai, đảm bảo sự an toàn, công khai, minh bạch.

Với nền tảng đầu tư trực tuyến, nhà đầu tư có thể tối ưu hóa hoạt động đầu tư bất động sản, nhận mức lợi nhuận hấp dẫn trong vòng 24 tháng và giảm thiểu tối đa những rủi ro có thể gặp phải. Trong quá trình đầu tư sẽ được rút về tài khoản ngân hàng theo nhu cầu của nhà đầu tư.

Khi nhiều ứng dụng lừa đảo xuất hiện với tần suất ngày càng dày đặc, ứng dụng Phu Cuong Group được tin tưởng sẽ trở thành điểm sáng trong thị trường bất động sản, tạo ra những giá trị bền vững cho các nhà đầu tư trong tương lai.

Thực hiện pháp luật đất đai: Bộc lộ nhiều bất cập, chồng chéo

Luật Đất đai 2013 sau gần 10 năm có hiệu lực đã bộc lộ nhiều bất cập, chồng chéo dẫn đến khó khăn trong quá trình tổ chức, thực hiện. Bộ TN&MT đề xuất sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung của Luật Đất đai và dự kiến Chính phủ sẽ trình Quốc hội vào năm 2022.

Mâu thuẫn với các văn bản pháp luật khác

Trao đổi với báo Kinh tế & Đô thị, luật sư Đặng Văn Cường – Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp cho biết, hiện nay đang xảy ra tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo giữa pháp luật đất đai với các văn bản pháp luật khác như: Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư, Luật Kinh doanh bất động sản, Bộ luật Dân sự…
Cụ thể, với Luật Đấu thầu, trong việc lựa chọn nhà đầu tư thông qua đấu giá đất, đấu thầu dự án có gắn liền với quyền sử dụng đất, chưa quy định rõ đấu thầu đối với loại đất nào (đã được hoặc chưa được GPMB); Luật Đất đai chưa quy định rõ đã đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo pháp luật đấu thầu rồi có phải đấu giá quyền sử dụng đất theo pháp luật đất đai không.

Chồng chéo các bộ luật: Doanh nghiệp lao đao, quản lý cũng lúng túng

Đối với Luật Đầu tư, không thống nhất về thời điểm xác định nhu cầu sử dụng đất hồ sơ xin chấp thuận chủ trương đầu tư và hồ sơ xác định nhu cầu sử dụng đất. Hiện theo pháp luật đầu tư, thời điểm thẩm định nhu cầu sử dụng đất là thời điểm thẩm định hồ sơ đầu tư. Tuy nhiên, pháp luật đất đai lại quy định văn bản thẩm định được lập trên cơ sở hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Thời gian thẩm định theo các quy định hướng dẫn Luật Đầu tư là 15 ngày trong khi các quy định hướng dẫn Luật theo quy định là 30 ngày. Bên cạnh đó, không tương thích về chế độ sử dụng đất trong khu công nghiệp: Luật Đất đai yêu cầu việc xây dựng khu nhà ở, công trình công cộng phục vụ đời sống người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu chế xuất phải đặt bên ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất (Điều 149). Luật Đầu tư không xác định rõ phần diện tích để phát triển nhà ở sẽ nằm trong hay ngoài khu công nghiệp.
Về việc chấm dứt dự án đầu tư và thu hồi đất có liên quan, Luật Đầu tư quy định chấm dứt dự án sau 12 tháng mà nhà đầu tư không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện. Luật Đất đai cho phép gia hạn sử dụng đất 24 tháng và nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án…

“Vênh” phạm vi quyền chuyển nhượng dự án bất động sản trong luật kinh doanh đất đai

Theo luật sư Đặng Văn Cường, đối với Luật Kinh doanh bất động sản, mâu thuẫn trong quy định về điều kiện vốn tối thiểu của chủ đầu tư trong đấu giá quyền sử đụng đất. Điều 10 Luật Kinh doanh bất động sản yêu cầu chủ đầu tư tham gia hoạt động kinh doanh bất động sản phải có vốn pháp định ít nhất 20 tỷ đồng. Pháp luật đất đai (Điều 14, Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đất đai) yêu cầu chủ đầu tư phải có vốn thuộc sở hữu của mình để thực hiện dự án không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất dưới 20 héc ta; không thấp hơn 15% tổng mức đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất từ 20 héc ta trở lên.
Về phạm vi quyền chuyển nhượng dự án bất động sản: Quyền chuyển nhượng dự án được thực hiện đối với tất cả các loại dự án (Điều 45 Luật Đầu tư, Điều 25 Luật Nhà ở, Điều 51 Luật Kinh doanh bất động sản). Nhưng Luật Đất đai lại quy định phạm vi chuyển nhượng dự án theo từng loại dự án đầu tư cụ thể. Luật Đất đai chỉ cho phép chuyển nhượng các dự án gắn liền với chuyển quyền sử dụng đất, ở các dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở và các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê. Các dự án khác Luật Đất đai chưa quy định cụ thể.
Liên quan Bộ luật Dân sự, quyền cho thuê tài sản được quy định tại Điều 175 Luật Đất đai chưa quy định về quyền được cho thuê lại tài sản gắn liền với đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm. Dù Luật Đất đai không quy định quyền và cũng không cấm các tổ chức, cá nhân thực hiện quyền cho thuê tài sản trong trường hợp này.

Những vấn đề bất cập của Luật Đất đai 2013
Tuy nhiên, Điều 19, Nghị định số 102/2014/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai với quy định: “Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập có hành vi tự ý cho thuê tài sản gắn liền với đất được Nhà nước cho thuê thu tiền thuê đất hàng năm”. Thực tế này không thống nhất với quy định về quyền cho thuê tài sản được quy định tại Bộ luật Dân sự.

Gọi vốn từ cộng đồng: Có phải hướng đi tiềm năng cho thị trường BĐS

Việc gọi vốn từ cộng đồng từ lâu đã không còn quá xa lạ, nhất là đối với các doanh nghiệp bất động sản. Tuy nhiên gần đây, cụm từ này đang xuất hiện rất nhiều tại các trang tin khởi nghiệp, các mẫu quảng cáo trên các phương tiện truyền thông. Đây có thực sự là một cơ hội đầu tư, hay chỉ là chiêu trò của những kẻ lừa đảo đánh vào các nhà đầu tư nhẹ dạ?

Gọi vốn từ cộng đồng là gì?

Gọi vốn từ cộng đồng là hình thức kêu gọi sự giúp đỡ từ cộng đồng, để hoàn thành những dự án hay sản phẩm của một cá nhân hay doanh nghiệp mới khi họ có ý tưởng nhưng lại không có tiền để thực hiện dự án của mình.

Trong lĩnh vực bất động sản, việc gọi vốn từ cộng đồng được xem là một hình thức mở ra một thế giới hoàn toàn mới cho các nhà đầu tư, giúp những nhà đầu tư cá nhân có thể đầu tư vào các dự án có giá trị nghìn tỷ. 

Chúng ta có thể kể đến các hình thức gọi vốn như: từ thiện, góp vốn dựa trên việc nhận lại phần thưởng tương ứng, góp vốn dựa trên việc nhận lại doanh thu trên phần đóng góp, góp vốn và nhận lại giấy chứng nhận, và cho vay. Có 2 hình thức gọi vốn là cho vay và góp vốn từ cộng đồng có nhiều đặc điểm tương tự như việc gọi vốn trên thị trường tài chính và cần có sự điều chỉnh của luật pháp chặt chẽ hơn.

Thời gian gần đây, việc gọi vốn từ cộng đồng nhất là trong lĩnh vực bất động sản trở nên đơn giản, thuận tiện hơn nhờ áp dụng công nghệ 4.0. Tuy nhiên hình thức gọi vốn này vẫn khiến nhà đầu tư quan ngại, bởi họ không có quyền kiểm soát đối với khoản đầu tư của mình, không được biết tiến trình đầu tư cũng như không có bất cứ đảm bảo nào dành cho nhà đầu tư nếu công việc kinh doanh gặp vấn đề. 

Hiểu được nỗi trăn trở của các doanh nghiệp bất động sản đang “khát” vốn trong thời điểm các chính sách hỗ trợ từ phía ngân hàng còn đang “bỏ ngỏ”, cũng như mong muốn gia tăng thu nhập cá nhân của các nhà đầu tư nhỏ lẻ trong thời điểm dịch bệnh khó khăn, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất vàng Phú Cường đã ra đời với hình thức đầu tư hoàn toàn mới – đầu tư siêu nhỏ (micro investment) . Tuy nhiên, với câu chuyện “đầu tư bất động sản chỉ từ 10.000.000 đồng”, nhiều nhà đầu tư vẫn đang e ngại không biết liệu rằng đây có phải là một cái “bẫy” đầu tư?

Cách thức gọi vốn của Phú Cường có phải là một chiêu trò lừa đảo?

Rất nhiều nhà đầu tư đã đặt ra câu hỏi nghi ngờ về tính xác thực trong hình thức gọi vốn của Phú Cường, cho rằng đây chỉ là một mánh khóe lừa đảo mới núp bóng gọi vốn cộng đồng.

Nhà đầu tư có quyền tham gia đầu tư vào một dự án bất kỳ với số tiền tối thiểu là 10.000 đồng. Khi xác nhận đầu tư thông qua ứng dụng Phu Cuong Group, hệ thống hợp đồng thông minh sẽ ghi nhận giao dịch này là giao dịch góp vốn, và trả về cho nhà đầu tư một bản hợp đồng có đầy đủ các điều khoản liên quan và chữ ký e-signature. 

Nếu như với hình thức gọi vốn từ cộng đồng luôn tiềm tàng nhiều rủi ro như rủi ro về gian lận, lộ thông tin cá nhân, thông tin bất cân xứng,…và rủi ro thua lỗ của nhà đầu tư rất lớn, thì tại Phú Cường mọi vấn đề này được hạn chế một cách tối đa.

Ứng dụng Phu Cuong Group cho phép các nhà đầu tư có số vốn nhỏ vẫn có thể tham gia đầu tư để nâng cao mức thu nhập cá nhân. Thông qua ứng dụng, các giao dịch trở nên đơn giản, dễ dàng, có thể thực hiện mọi lúc mọi nơi với các gói đầu tư không giới hạn về hạn mức.

Các dự án được công bố trên ứng dụng Phu Cuong Group đều được các chuyên gia đầu ngành nghiên cứu, xem xét về tính khả thi của dự án, tiềm năng phát triển của dự án trong hiện tại và tương lai cũng như các giấy tờ pháp lý liên quan nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro cho nhà đầu tư khi tham gia vào dự án. Toàn bộ thông tin về dự án được đăng tải công khai và cụ thể trên các phương tiện truyền thông của Phú Cường, giúp nhà đầu tư mới tham gia thị trường cũng có thể dễ dàng tìm kiếm các thông tin này trước khi quyết định đầu tư vào dự án.

Kết

Ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực đầu tư không phải là một giải pháp mới, nhưng chuyển đổi số trong lĩnh vực bất động sản thì không phải doanh nghiệp nào cũng đủ năng lực để thực hiện. Với nền tảng công nghệ và hệ sinh thái mà công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Vàng Phú Cường đã xây dựng trong thời gian qua, đây là sẽ một kênh đầu tư mới minh bạch – an toàn – hiệu quả cho các nhà đầu tư vừa và nhỏ tại thị trường bất động sản trong và ngoài nước.

Đăng ký nhận tin