Dịch Covid-19 tiếp tục là “cú bồi” khiến việc gọi vốn của các doanh nghiệp bất động sản càng khó khăn. Mặc dù, các doanh nghiệp đang chủ động tìm kiếm các nguồn vốn khác nhau nhưng do tâm lý nhà đầu tư đang e ngại khiến con đường gọi vốn của các doanh nghiệp đi vào ngõ cụt.
Ngân hàng siết chặt tín dụng
Từ cuối năm 2019, thị trường bất động sản đứng trước thách thức lớn về việc Ngân hàng Nhà nước thực hiện các biện pháp siết chặt tín dụng theo đúng lộ trình. Lãi suất cho vay bắt đầu được đẩy lên ở mức cao 11 – 12%/năm; nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn tiếp tục giảm từ 45% xuống 40%, hệ số rủi ro đối với các khoản cho vay bất động sản tăng từ 150% lên 200%…
Trong khi đó, cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp lại không ổn định, chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay ngân hàng chiếm khoảng 70%. Chính vì vậy, khi Ngân hàng điều chỉnh chính sách tài chính, doanh nghiệp bất động sản rơi vào trạng thái bị động.
Trong bối cảnh lãi suất tăng cao, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện cơ chế mua bán nhà ở hình thành trong tương lai. Nhưng hình thức này lại có rủi ro khá lớn đối với khách hàng và cả nhà đầu tư, khi dự án không triển khai đúng tiến độ cam kết. Vì vậy, doanh nghiệp bất động sản vẫn luôn kỳ vọng thêm vào lượng vốn đầu tư nước ngoài, vốn từ thị trường chứng khoán… nhưng nguồn vốn này hiện đã giảm 1/2 so với những năm trước.
Theo báo cáo của Bộ KH&ĐT, tính đến 31/12/2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 38,02 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2018. Quý I/2020, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt 8,6 tỷ USD, giảm 20,9% so với cùng kỳ năm trước.
Ông Nguyễn Văn Chung, PCT HĐQT Phú Cường cho biết, các doanh nghiệp có thể gọi nguồn vốn từ nhiều thị trường khác nhau như thị trường chứng khoán, dùng tiền từ các quỹ đầu tư, vay ngân hàng… Việc vay vốn hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng chi trả của doanh nghiệp vì mỗi một phương án vay đều cần phương án kinh tế rạch ròi, hợp lý.
Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh chia sẻ, nếu tài chính là dòng máu thì bất động sản là xương sống. Bất động sản thiếu tài chính, chắc chắn sẽ khó khăn. Các doanh nghiệp bất động sản hiện nay khá chú ý đến việc đa dạng hóa các dòng vốn để ứng phó với những thay đổi về chính sách tiền tệ.
Phú Cường đánh tan nỗi lo về nguồn vốn của chủ đầu tư BĐS
Lấy ý tưởng từ hình thức gọi vốn cộng đồng và ứng dụng chuyển đổi số, Phú Cường cho ra đời phương pháp ĐẦU TƯ SIÊU NHỎ, giúp kết nối chủ dự án với các nhà đầu tư để tiếp cận nguồn vốn một cách thuận lợi, nhanh hơn thông qua nền tảng số.
Thông qua ứng dụng Phu Cuong Group, các dự án bất động sản do Phú Cường đầu tư sẽ được chia thành các gói đầu tư khác nhau, phù hợp với khả năng tài chính của từng nhà đầu tư. Nhờ đó, chủ đầu tư có thể tiếp cận nguồn vốn một cách nhanh hơn và thuận lợi hơn.
Mỗi một giao dịch sẽ được ghi nhận là một hợp đồng góp vốn đầu tư có xác nhận của cả hai bên. Bên cạnh đó, các gói đầu tư sẽ được đánh mã số hợp đồng riêng để đảm bảo đầu tư chính xác lượng vốn vào tài sản, loại bỏ khả năng đầu tư vượt giá trị tài sản.
Việc góp vốn này hoàn toàn tự nguyện và được hai bên xác lập thỏa thuận một cách rõ ràng, minh bạch. Các điều khoản trong thỏa thuận, mục đích sử dụng vốn cũng như thời hạn hợp đồng được ghi cụ thể. Chỉ khi nhà đầu tư đã đọc, đồng ý với các điều khoản này thì mới được hệ thống ghi nhận giao dịch góp vốn.
Theo Phú Cường, sự ra đời của ứng dụng Phu Cuong Group sẽ mang đến một phương thức đầu tư mới trong lĩnh vực bất động sản cho toàn xã hội.
Giờ đây, thay vì phải có một số tiền rất lớn mới đầu tư được vào bất động sản, thì thông qua Phú Cường các nhà đầu tư nhỏ với nguồn vốn ít thậm chí là từ 10.000.000 đồng cũng có thể góp vốn đầu tư.
Bên cạnh đó, ứng dụng cũng tạo nên một cách thức gọi vốn mới, giúp các Chủ đầu tư tiếp cận với nguồn vốn nhanh hơn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, tháo gỡ những ách tắc trong quá trình phát triển dự án bất động sản.