Loạt giải pháp chặn đồn thổi, sốt giá, nhiễu loạn thị trường bất động sản

Tháo gỡ điểm nghẽn pháp lý cho thị trường bất động sản

Để đảm bảo thị trường bất động sản trong thời gian tới phát triển ổn định, lành mạnh, Bộ Xây dựng đã đưa ra một loạt kiến nghị, giải pháp.

Cụ thể, Bộ này đề nghị sớm hoàn thiện thể chế, pháp luật liên quan đến lĩnh vực bất động sản, trong đó có việc sửa đổi một số dự án Luật như Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Luật Đất đai (sửa đổi).

Các bộ ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục nghiên cứu trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các cơ chế, chính sách pháp luật về đầu tư, quy hoạch, xây dựng, đất đai, thuế, tín dụng, kinh doanh bất động sản… để tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thị trường bất động sản.

Các địa phương cần khẩn trương xây dựng, phê duyệt chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương giai đoạn 2022-2015 và giai đoạn 2022- 2030 để có cơ sở chấp thuận chủ trương đầu tư, lựa chọn chủ đầu tư triển khai dự án phát triển nhà ở trên địa bàn. Các địa phương cũng công bố công khai và tổ chức thực hiện liên thông, rút ngắn thời gian quá trình xem xét, giải quyết thủ tục hành chính trong cấp mới, điều chỉnh, kiểm tra, rà soát dự án kinh doanh bất động sản.

Bên cạnh đó, các địa phương cần tập trung tháo gỡ pháp lý, thủ tục chuẩn bị đầu tư dự án bất động sản, dự án nhà ở để tăng nguồn cung, tạo điều kiện phát triển dự án nhà ở thương mại giá phù hợp cho đối tượng thu nhập trung bình, điều chỉnh cơ cấu thị trường nhà ở, bất động sản cho phù hợp nhu cầu của thị trường.

Địa phương cần tổ chức thực hiện giao đất, lựa chọn chủ đầu tư thực hiện các dự án bất động sản, dự án nhà ở theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về đầu tư tạo thúc đẩy phát triển nhà ở, bất động sản trên địa bàn. Bên cạnh đó là rà soát quỹ đất và đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân khu công nghiệp trên địa bàn, khẩn trương lập kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện Nghị quyết số 43 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội.

Cụ thể như việc lập danh mục các dự án nhà ở có liên quan đến nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước như: dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ, dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân mua, thuê và thuê mua. Cùng với đó đẩy mạnh việc triển khai thực hiện cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ để bảo đảm chỗ ở an toàn cho người dân và góp phần xây dựng đô thị văn minh hiện đại.

Công khai thông tin, chặn hiện tượng tung tin đồn thổi, đầu cơ nhằm đẩy giá

Trong các nhóm giải pháp nhằm chặn sốt ảo thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương lưu ý đến việc tổ chức lập phê duyệt, công khai thông tin quy hoạch xây dựng, danh mục, tiến độ triển khai các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, các dự án bất động sản đặc biệt là các dự án lớn và việc sáp nhập, thành lập, nâng cấp đơn vị hành chính tại địa phương.

Biện pháp này nhằm minh bạch thông tin, ngăn chặn hiện tượng tung tin đồn thổi, đầu cơ nhằm đẩy giá để trục lợi bất hợp pháp.

Bộ cũng lưu ý các địa phương cần có biện pháp quản lý, ngăn chặn việc chia tách, “phân lô, bán nền” tại các khu vực chưa được phép đầu tư, thiếu hệ thống hạ tầng; tăng cường kiểm soát hoạt động của các sàn giao dịch bất động sản, các tổ chức, cá nhân hành nghề môi giới bất động sản; chấn chỉnh hành vi mua bán trao tay nhiều lần, “thổi giá” gây nhiễu loạn thông tin thị trường bất động sản.

Ngoài ra, các địa phương cũng cần tăng cường quản lý, giám sát, kiểm tra và thanh tra đồng thời xử lý nghiêm với các trường hợp môi giới, mua bán bất động sản, dự án bất động sản, quyền sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai, về kinh doanh bất động sản và pháp luật có liên quan (nếu có). Đặc biệt là tăng cường kiểm soát chặt chẽ, xử lý nghiêm trường hợp kinh doanh bất động sản không đúng quy định, không đủ hồ sơ pháp lý, không đủ điều kiện kinh doanh.

Bộ cũng nhấn mạnh việc rà soát công tác tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn đảm bảo đúng pháp luật, công khai, minh bạch; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định pháp luật trong đấu giá đất, ngăn chặn hành vi lợi dụng đấu giá để gây nhiễu loạn thị trường, trục lợi. Thực hiện quản lý, kiểm soát việc tăng giá đất nhằm đảm bảo phù hợp điều kiện thực tế của các khu vực trên địa bàn tránh ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản tại địa phương.

Trước đó, báo cáo về tình hình giá nhà ở và một số loại bất động sản năm 2021, Bộ Xây dựng cho biết mặc dù nền kinh tế có sự giảm phát do ảnh hưởng của đại dịch nhưng giá bất động sản, nhà ở, đất nền vẫn liên tục tăng từ đầu năm. Tính đến cuối năm 2021, giá căn hộ chung cư đã tăng bình quân khoảng 5-7%; giá nhà ở riêng lẻ trong dự án tăng 15-20%; giá đất nền tăng 20-30% so với thời điểm cuối năm 2020.

Đến nay, theo báo cáo của các địa phương, hiện tượng tăng giá đất nền đã hạ nhiệt, nguy cơ xảy ra “bong bóng” bất động sản là khó xảy ra song theo Bộ Xây dựng, đây vẫn có thể là sự khởi phát của hiện tượng “sốt giá” bất động sản trong năm 2022. Đặc biệt, khi Nhà nước sử dụng các giải pháp kích cầu, hỗ trợ phục hồi kinh tế sau giai đoạn giảm phát cũng có thể tác động làm thị trường bất động sản phát triển nóng nếu không được kiểm soát tốt (kinh nghiệm cho thấy từ gói kích thích kinh tế năm 2008 – 2009).

Bổ sung 1.200ha đất thương mại dịch vụ tại đô thị sân bay quốc tế

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có quyết định phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Cam Lâm.

Theo đó, tổng diện tích đất tự nhiên của Cam Lâm là hơn 54.659 ha. Trong đó, đất nông nghiệp được điều chỉnh giảm từ 46.840ha còn 42.930ha. Cụ thể, đất nuôi trồng thủy sản giảm từ 604ha còn 102ha; đất trồng lúa từ 1.776ha còn 1.186 ha. Đặc biệt, đất trồng cây lâu năm và cây hàng năm giảm mạnh lần lượt giảm hơn 1.200ha và 1.561ha.

Trong khi đó, đất phi nông nghiệp lại được quy hoạch tăng mạnh từ 6.254 ha lên 11.141ha (tăng 4.887ha) chiếm 20,35% diện tích huyện Cam Lâm. Đáng chú ý, đất thương mại dịch vụ tăng mạnh từ 623ha lên 1.815ha (tăng 1.192ha); đất ở nông thôn tăng gần 600ha; đất vui chơi giải trí công cộng tăng hơn 400ha; đất phát triển hạ tầng cũng tăng gần 1.400ha trong đó đất giao thông tăng hơn 1.155ha. Ngoài ra, đất chưa sử dụng của Cam Lâm cũng giảm mạnh từ 1.565ha còn 613ha.

Liên quan đến huyện Cam Lâm, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có văn bản đề xuất Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương cho phép lập quy hoạch chung đô thị mới tại huyện Cam Lâm và một phần của TP Cam Ranh với mục tiêu phát triển thành đô thị sân bay theo mô hình đô thị kết hợp với dịch vụ, du lịch sinh thái có quy mô dân số tương đương đô thị loại I, làm cơ sở phát triển kinh tế – xã hội, thu hút đầu tư; đồng thời đề xuất bổ sung vào quy hoạch tỉnh để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Theo đó, Cam Lâm định hướng quy hoạch thị trấn Cam Đức, khu vực Bãi Dài và khu vực phía đông đầm Thủy Triều trở thành đô thị du lịch. Trong đó, đô thị Cam Đức đảm nhận chức năng là trung tâm chính trị, hành chính, văn hóa, khoa học kỹ thuật của huyện; trung tâm du lịch, dịch vụ, thương mại, tiểu thủ công nghiệp phía nam tỉnh. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm hoàn thành phát triển không gian và các hạng mục hạ tầng kỹ thuật để thị trấn Cam Đức đạt tiêu chí đô thị loại IV thuộc tỉnh vào năm 2030.

Đồng thời, Cam Lâm định hướng sẽ phát triển thương mại dịch vụ hiện đại tại khu vực bắc bán đảo Cam Ranh để phục vụ giao dịch, mua sắm và phát triển du lịch; xây dựng chợ đầu mối Cam Hải Tây thành trung tâm mua bán, trao đổi và phát triển luồng hàng; triển khai xây dựng 3 trung tâm thương mại cụm xã là Cam Tân – Cam Hòa, Cam An Nam, Cam Hải Tây. Đến năm 2030, trên địa bàn Cam Lâm dự kiến hình thành các khu du lịch (KDL) sinh thái như: KDL sinh thái Hòn Bà (xã Suối Cát); KDL sinh thái trên hồ Suối Dầu (xã Suối Tân), KDL sinh thái trên hồ Cam Ranh (xã Cam Tân)…

Đáng chú ý, ngày 28/1/2022, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TW về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đây là hình mẫu của sự gắn kết giữa phát triển kinh tế – xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh…

Theo Nghị quyết 09, Khánh Hòa sẽ điều chỉnh không gian đô thị hợp lý, gắn với phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, miền, địa phương. Trong đó, TP Nha Trang là đô thị hạt nhân; TP Cam Ranh là đô thị du lịch – logistics; huyện Cam Lâm trở thành đô thị sân bay hiện đại, sinh thái, đẳng cấp quốc tế; huyện Vạn Ninh trở thành đô thị du lịch biển cao cấp; thị xã Ninh Hòa là đô thị công nghiệp, huyện Diên Khánh là đô thị sinh thái, văn hoá truyền thống; huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh là các tiểu đô thị sinh thái núi rừng; huyện Trường Sa là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội trên biển của cả nước, là pháo đài vững chắc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Xem thêm: Nhơn Trạch (Đồng Nai) triển khai loạt hạ tầng giao thông trong năm 2022

Phân khúc nhà phố ngoại thành: Tâm điểm thu hút nhà đầu tư

Quỹ đất TP.HCM đang ít dần cùng các vấn đề pháp lý khiến nguồn cung bất động sản ngày càng hạn chế. Cùng với đó, hậu Covid-19, nhiều nhà đầu tư đã đổ dồn về khu vực ven thành phố để tìm kiếm cơ hội đầu tư, an cư an toàn. Thời gian trước Tết Nguyên đán, thị trường nơi đây đã ghi nhận sự sôi động và đến nay vẫn giữ được nhịp tăng trưởng ổn định. Giới chuyên gia nhận định phân khúc nhà phố ngoại thành vùng ven sẽ là điểm sáng trong năm 2022.

Nhà phố vùng ven – Tâm điểm năm 2022

Xu hướng “bỏ phố về vùng ven” mua mảnh đất, cất nhà đã tác động trực tiếp đến thị trường bất động sản các địa phương lân cận TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng. Phân khúc nhà phố tại khu ven được xem là thị trường còn nhiều tiềm năng để đón đầu xu thế này.

Các khu vực vùng ven có hạ tầng mạnh phát triển mạnh mẽ, tốc độ đô thị hóa cao. Đặc biệt, giá bất động sản hiện tại đang trên đà tăng nên được xem là lựa chọn hấp dẫn cho cả nhà đầu tư lẫn người có nhu cầu tìm kiếm không gian sống, thuận tiện di chuyển về nội thành.

Điều này thấy rõ thông qua nhu cầu thực tế. Hiện, các tỉnh Long An, Đồng Nai, Bình Dương đồng loạt ghi nhận nhu cầu tìm kiếm bất động sản tăng 36% so với cùng kỳ 2021. Một trong những điểm cộng giúp thị trường vùng ven lên ngôi là nhờ mức giá khá “mềm” so với TP.HCM. Chẳng hạn, những khu biệt thự ven sông với kiến trúc hiện đại hiện cũng chỉ dao động khoảng 5-6 tỷ đồng/căn, “dễ chịu” hơn nhiều so với sản phẩm cùng phân khúc trong nội thành TP.HCM.

Trong khi nguồn cung khu trung tâm có hạn, giá cao, bất động sản vùng ven đang “sốt” lên từng ngày nhưng lại không có “hộ khẩu” TP.HCM. Vấn đề đặt ra là có tồn tại cơ hội sở hữu nhà nội thành nhưng không cần chen chúc ở trung tâm và giá vẫn chỉ ngang ngửa khu vực vùng ven? Thực tế, một số mô hình nhà phố tại quận 12, Hóc Môn, Bình Chánh đáp ứng được những tiêu chí trên. Đáng nói, so với vùng ven các tỉnh lân cận, khoảng cách di chuyển từ những khu vực này đến trung tâm TP.HCM ngắn hơn nhiều. Nhờ đó, những mô hình này thể hiện sức hút lớn trên thị trường.

Đón đầu xu hướng thị trường ngay tại quận 12

Sống “xanh”, an toàn đang chính là xu hướng được các nhà đầu tư quan tâm trong thời điểm hiện tại. Nằm trong bán kính 10km từ quận trung tâm và được định hướng là thành phố phía Tây Bắc TP.HCM, quận 12 trở thành điểm dừng lý tưởng của giới đầu tư muốn sở hữu bất động sản TP.HCM mà mặt bằng giá lại ngang ngửa vùng ven. Vì thế, những dự án có giá trị thực, được đầu tư bài bản về thiết kế, thi công đáp ứng nhu cầu thực tế của nhà đầu tư và người ở thực, có mức giá nằm trong vùng 5-6 tỷ lên ngôi trở thành hàng hiếm được săn lùng.

Xem thêm: Giá nhà đất đã quá cao, vì sao nhiều người vẫn “rót tiền” mua bất động sản?

Phú Cường – Làn gió mới cho giới đầu tư bất động sản

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mở ra nhiều cơ hội trong quá trình phát triển và hội nhập. Nhưng cũng tạo ra không ít thách thức cho doanh nghiệp. Với lĩnh vực bất động sản nói riêng, hình thức kinh doanh bất động sản 4.0 được đánh giá sẽ có những ảnh hưởng sâu rộng chỉ trong vòng từ 5 đến 10 năm tới; nhất là đối với khâu quản lý, tiếp thị và bán hàng. Trên thị trường hiện nay, Phú Cường trở thành một trong các đơn vị tiên phong chuyển đổi số trong lĩnh vực bất động sản.

Kinh doanh bất động sản 4.0 – xu thế tiếp cận

Cách mạng công nghiệp 4.0 đang là xu hướng trên toàn thế giới trong việc tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất. Trong sự hội tụ kỹ thuật số với các yếu tố cốt lõi như trí tuệ nhân tạo (AI); kết nối vạn vật – Internet of Things (IoT); dữ liệu lớn (Big Data); Blockchain,… Và ứng dụng công nghệ là xu hướng tất yếu trong ngành bất động sản. Từ việc đưa ra thông tin dự án trực quan tới việc kết nối người mua và người bán; giúp tăng cường khả năng minh bạch thông tin thị trường khi tất cả các thông tin của chủ đầu tư đều được công khai để khách hàng dễ dàng kiểm chứng, so sánh.

Là doanh nghiệp bất động sản luôn hướng đến giá trị đổi mới, Phú Cường đặt mục tiêu giữ vai trò chủ đạo trong cách mạng số, trở thành lá cờ đầu trong chuyển đổi số bất động sản tại Việt Nam và hướng đến phạm vi toàn cầu. Phú Cường đã có những bước đột phá mạnh mẽ, áp dụng chuyển đổi số vào lĩnh vực kinh doanh cho chính đơn vị mình, sử dụng những đột phá về công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm dịch vụ số ưu việt để cung cấp cho khách hàng. 

Phú Cường ứng dụng công nghệ 4.0 vào hình thức kinh doanh

Bằng việc ứng dụng công nghệ 4.0, nhà môi giới sẽ không phải mất quá nhiều công sức để tìm kiếm khách hàng mục tiêu; và tốn kém tiền quảng cáo. Còn nhà đầu tư cũng không phải mất nhiều công sức tìm kiếm sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình. Do vậy, việc tiếp thị quảng cáo cũng trở nên hiệu quả hơn và chi phí ít hơn. Bên cạnh đó, công nghệ 4.0 cũng giúp các doanh nghiệp trong đó có Phú Cường xây dựng được hình thức kinh doanh mới, mở ra cơ hội tiếp cận thị trường cho nhiều nhà đầu tư hơn.

Hiểu rõ được những tiện ích mà công nghệ mang lại, Phú Cường đã sử dụng và cho ra đời hình thức đầu tư bất động sản siêu nhỏ – Micro Investment. Với hình thức đầu tư mới này, nhà đầu tư có thể tham gia thị trường bất động sản với số vốn nhỏ, không giới hạn khoản đầu tư và đi cùng cơ hội sinh lời an toàn, hấp dẫn.         

Với hình thức đầu tư mới của Phú Cường, ai cũng có thể đầu tư bất động sản chỉ với 10.000.000 đồng (Ảnh)
Với hình thức đầu tư mới của Phú Cường, ai cũng có thể đầu tư bất động sản chỉ với 10.000.000 đồng (Ảnh)

Hình thức đầu tư siêu nhỏ của Phú Cường nhắm đến mục tiêu loại bỏ các rào cản truyền thống, tăng cơ hội tiếp cận thị trường cho mọi đối tượng ngay cả những người có mức thu nhập dưới trung bình. 

Ứng dụng Phu Cuong Group

Dựa trên mong muốn đơn giản hóa quá trình đầu tư bất động sản, Phú Cường phát triển ứng dụng Phu Cuong Group. Đây là nền tảng công nghệ đầu tư bất động sản, tạo ra giá trị lợi nhuận cho những người tham gia. Ứng dụng cho phép mọi đối tượng có thể tham gia đầu tư bất động sản với số vốn linh hoạt, tùy vào năng lực tài chính của mình.

Phú Cường sẽ chia nhỏ dự án BĐS thành nhiều mức giá trị khác nhau để ai cũng có thể tham gia. Các nhà đầu tư có thể góp vốn chỉ từ 10.000.000 đồng để cùng đầu tư vào một sản phẩm bất động sản, đồng sở hữu và nhận mức lợi nhuận hấp dẫn.

Phu Cuong Group là ứng dụng đầu tư trực tuyến được phát triển độc quyền bởi công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Vàng Phú Cường (Ảnh)
Phu Cuong Group là ứng dụng đầu tư trực tuyến được phát triển độc quyền bởi công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Vàng Phú Cường (Ảnh)

Ngoài việc nâng cao tính thanh khoản của thị trường bất động sản, ứng dụng của Phú Cường còn tạo cơ hội cho các nhà đầu tư nhỏ với nguồn vốn ít có thể đầu tư vào BĐS có giá trị cao. Các dự án được Phú Cường công bố là những dự án minh bạch về pháp lý, đạt tiêu chuẩn thẩm định nghiêm ngặt và được tư vấn chuyên sâu từ các chuyên gia BĐS hàng đầu Việt Nam.

Được xây dựng trên nền tảng công nghệ thông minh, các nhà đầu tư có thể quản lý và thực hiện các giao dịch hợp đồng hợp tác đầu tư kinh doanh bất động sản một cách an toàn và dễ dàng. Bên cạnh đó, các hợp đồng khi được ghi nhận thì không thể sửa hoặc thay đổi, do đó sẽ đảm bảo được tính công khai, minh bạch của giao dịch và sự bảo mật tuyệt đối của thông tin. 

Theo bà Nguyễn Thị Hiếu – Tổng Giám đốc công ty, thì sự ra đời của ứng dụng Phu Cuong Group sẽ mang đến một phương thức đầu tư mới trong lĩnh vực bất động sản cho toàn xã hội. Giờ đây, thay vì phải có một số tiền rất lớn mới đầu tư được vào bất động sản, thì thông qua Phu Cuong Group các nhà đầu tư nhỏ với nguồn vốn ít thậm chí là từ 10.000.000 đồng cũng có thể góp vốn đầu tư. 

Xem thêm: Phú Cường – Tiên phong chuyển đổi số trong bất động sản

Giá nhà đất đã quá cao, vì sao nhiều người vẫn “rót tiền” mua bất động sản?

Ngày 24/2, trang Batdongsan.com.vn công bố Báo cáo & Chỉ số Tâm lý người tiêu dùng bất động sản (BĐS). Đây là lần đầu tiên báo cáo này được công bố tại Việt Nam.

Báo cáo cung cấp những dữ liệu dựa trên khảo sát tâm lý 1.000 người tiêu dùng BĐS vào cuối năm 2021 về niềm tin, xu hướng của họ trong tương lai. Ví dụ như: xu hướng chọn mua bất động sản theo các khu vực; đánh giá về khả năng chi trả; tỷ lệ người dân hiện sở hữu BĐS; số lượng BĐS trung bình mà mỗi người Việt Nam đang sở hữu; mức độ hài lòng của họ với các chủ đầu tư; đánh giá và kỳ vọng về các chính sách của nhà nước trong hỗ trợ việc sở hữu nhà; những yếu tố người tiêu dùng mong đợi nhất ở sản phẩm BĐS hay ngôi nhà của họ; những xu hướng và thay đổi, tiềm năng và rào cản đối với nhóm người tiêu dùng BĐS thế hệ Z.

Kết quả cho thấy người mua nhà, mua bất động sản ở Việt Nam đang có xu hướng tìm kiếm nhiều không gian xanh và rộng rãi hơn. Theo đó, có 61% người được khảo sát mong muốn sẽ sống gần không gian xanh và có sân vườn, 45% đang muốn chuyển ra ngoại ô và các khu vực ít đông đúc hơn.

Các yếu tố hàng đầu mà người mua BĐS tìm kiếm là: có khu vui chơi hoặc khu học tập cho trẻ em, gần cây xanh và các phương tiện giao thông công cộng.

Theo kết quả khảo sát, tỷ lệ này cao hơn ở những người lớn tuổi, đã lập gia đình và có thu nhập trung bình trở lên. Những người có nhu cầu mua ngôi nhà lớn hơn có xu hướng tăng lên, nhất là nhóm người từ 39 tuổi trở xuống và người có thu nhập cao.

Đánh giá về thị trường BĐS trong nước, 52% cho rằng giá BĐS quá cao, tuy nhiên 72% cho rằng họ có nhu cầu mua BĐS và giá BĐS đã giảm do COVID-19. 31% người được khảo sát vẫn kỳ vọng giá BĐS sẽ tiếp tục tăng trên 10% trong 5 năm tới, đây cũng là lý do mà nhiều người Việt Nam có xu hướng và thích đầu tư vào BĐS.

Đáng chú ý, báo cáo này cũng chỉ ra rằng nhu cầu mua nhà và BĐS nói chung của người Việt Nam vẫn rất lớn, đa số người được khảo sát (92%) mong muốn và có ý định mua BĐS / nhà ở trong tương lai; trong đó có hơn một nửa đang tìm mua nhà trong vòng 2 năm tới và TP.HCM, Hà Nội là 2 địa điểm được nhiều người lựa chọn mua nhất, tiếp đến là các tỉnh tiếp giáp 2 thành phố lớn này.

Xem thêm: Giá nhà TP. HCM “tăng chóng mặt”

Làn sóng tăng giá của bất động sản Long An

Tính đến đầu năm 2020, TP.HCM có 9 triệu dân, tính cả người nhập cư là 14 triệu dân. Dự kiến đến năm 2030, TP.HCM sẽ đạt mốc 24 – 25 triệu dân. Tốc độ tăng dân số đã tạo sức ép lớn lên cơ sở hạ tầng, giao thông, quỹ đất tại các quận trung tâm thành phố ngày càng hạn hẹp.

Theo đó, để giải quyết bài toán đô thị hóa của TP.HCM hiện nay, các chuyên gia đưa ra nhiều phương án như mở rộng lộ giới, quy hoạch hạ tầng, phát triển giao thông kết nối vùng,… nhằm hình thành các khu đô thị vệ tinh vùng ven.

Trong các khu vực giáp ranh TP.HCM có tiềm năng phát triển mạnh, Long An đang giữ nhiều lợi thế. Tỉnh này đã hoàn thành nhiều quy hoạch quan trọng và sẵn sàng đón làn sóng đầu tư từ TP.HCM như: phát triển giao thông đường thủy, cảng thủy nội địa, quy hoạch điểm đấu nối các tuyến Quốc lộ N1, N2, 14C… Hơn hết, khi các quy hoạch hạ tầng quan trọng như trục Bắc – Nam, Vành đai 3 và 4, cao tốc Bến Lức – Long Thành, tuyến Metro số 4, đường tỉnh 827E… hoàn thiện đi vào hoạt động, Cần Giuộc sẽ là huyện sở hữu hệ thống giao thông liên vùng thuận lợi đến TP.HCM và các tỉnh thành nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Tính đến hiện tại, huyện Cần Giuộc đang có nhiều dự án gấp rút triển khai đáp ứng nhu cầu mở rộng, giao thông kết nối. Năm 2021, trong 7 tuyến đường kết nối Long An – TP.HCM được khởi công nâng cấp, mở rộng với tổng kinh phí lên đến 24.400 tỷ đồng (dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2025) đã có 4 tuyến đường đi qua huyện Cần Giuộc, bao gồm: Quốc lộ 50 đoạn Bình Chánh – Cần Giuộc; đường song hành Quốc lộ 50 đoạn Bình Chánh – Cần Giuộc; đường Lê Văn Lương – ĐT826C; đường Long Hậu – ĐT826E.

Đón sóng quy hoạch, giá đất nền Cần Giuộc hiện tại trên dưới 25 triệu đồng/m2, nhà phố từ khoảng 30 triệu đồng/m2, giá đất mặt tiền QL 50 dao động từ 50 – 70 triệu đồng/m2. Nhờ động lực tăng giá lớn từ tốc độ đô thị hóa đang lan nhanh từ Phú Mỹ Hưng, Nhà Bè và thông tin quy hoạch khu Tây Nam Sài Gòn cùng các dự án hạ tầng lớn, giao thông liên kết vùng đã và đang được triển khai, nhiều chuyên gia đồng tình rằng mặt bằng giá bất động sản Cần Giuộc nói riêng và Long An nói chung sẽ còn tiếp tục tăng mạnh.

Đây cũng là lý do khiến Cần Giuộc – Long An đang là khu vực thu hút mạnh dòng vốn đầu tư của nhiều thương hiệu bất động sản lớn trên thị trường.

Xem thêm: Cấp bách triển khai dự án cao tốc Tp.HCM – Mộc Bài (Tây Ninh) gần 16.000 tỉ đồng

Thúc đốc tiến độ, Chính Phủ lập ban chỉ đạo cho 2 dự án quan trọng này

Thủ tướng vừa ban hành quyết định thành lập Ban chỉ đạo của Chính phủ triển khai thực hiện dự án xây dựng đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông và dự án Cảng hàng không quốc tế (sân bay) Long Thành.

Việc thành lập Ban chỉ đạo của Chính phủ để giúp Thủ tướng chỉ đạo thực hiện 2 dự án trên.

Ban chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo, kiểm tra, phối hợp và đôn đốc các bộ, ngành, địa phương liên quan thực hiện các nhiệm vụ về đầu tư xây dựng dự án đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông và dự án sân bay Long Thành, theo đúng các nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ đối với các dự án.

Ban chỉ đạo cũng được giao xem xét, chỉ đạo xây dựng cơ chế chính sách để đẩy nhanh tiến độ các dự án trình Chính phủ, Thủ tướng xem xét quyết định.

Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo sẽ tổ chức thực hiện quy chế phối hợp và kế hoạch triển khai thực hiện các dự án theo chức năng, nhiệm vụ, báo cáo nếu có khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền, đề xuất các giải pháp để Chính phủ, Thủ tướng xem xét, quyết định.

Đồng thời chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc chủ đầu tư công trình, dự án, các tổ chức tư vấn, các nhà thầu.

Ban chỉ đạo được mời các tổ chức, chuyên gia tư vấn trong quá trình chỉ đạo, thẩm định các cơ chế, chính sách, tổ chức và biện pháp thực hiện các dự án, thực hiện các nhiệm vụ cụ thể khác do Thủ tướng giao liên quan các dự án.

Theo quyết định của Thủ tướng, Ban chỉ đạo dự án đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông do Phó thủ tướng Lê Văn Thành làm trưởng ban. Hai phó trưởng ban là Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Bộ trưởng Bộ Xây dựng; các ủy viên gồm 12 thứ trưởng, lãnh đạo các bộ, ngành và chủ tịch UBND 23 tỉnh, thành phố có dự án đi qua.

Dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025 có tổng mức đầu tư khoảng 146.990 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước, chia thành 12 đoạn thành phần, gồm: Bãi Vọt – Hàm Nghi, Hàm Nghi – Vũng Áng, Vũng Áng – Bùng, Bùng – Vạn Ninh, Vạn Ninh – Cam Lộ, Quảng Ngãi – Hoài Nhơn, Hoài Nhơn – Quy Nhơn, Quy Nhơn – Chí Thạnh, Chí Thạnh – Vân Phong, Vân Phong – Nha Trang, Cần Thơ – Hậu Giang, Hậu Giang – Cà Mau.

Ban chỉ đạo dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành gồm trưởng ban là Phó thủ tướng Lê Văn Thành; 3 phó trưởng ban là Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; cùng 11 ủy viên là các thứ trưởng, lãnh đạo các bộ, ngành, chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, chủ tịch, tổng giám đốc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam.

Dự án sân bay Long Thành rộng 5.000 ha, tọa lạc tại H.Long Thành (Đồng Nai). Gần 5.000 hộ dân với hơn 17.000 nhân khẩu phải di dời nhường đất cho dự án. Đồng Nai đã xây dựng khu tái định cư (rộng 282 ha, bố trí hơn 5.000 lô đất) để đưa dân vào ổn định cuộc sống.

Đến nay, UBND tỉnh Đồng Nai đã bàn giao mặt bằng đầu tư xây dựng giai đoạn 1 được hơn 1.284 ha trong tổng số 1.810 ha. Diện tích còn lại bàn giao trong thời gian tới.

Xem thêm: Bao giờ sân bay Long Thành được đưa vào khai thác?

Bao giờ sân bay Long Thành được đưa vào khai thác?

Văn phòng Chính phủ ban hành thông báo 46/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong chuyến công tác kiểm tra và làm việc về tình hình triển khai dự án sân bay quốc tế Long Thành.

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và chủ tịch, tổng giám đốc Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam (ACV), Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) chịu trách nhiệm huy động nhân lực, vật lực, các giải pháp đồng bộ để thực hiện đầu tư xây dựng giai đoạn 1 của dự án sân bay Long Thành.

Về triển khai các dự án cụ thể, Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai, trực tiếp là chủ tịch UBND tỉnh chịu trách nhiệm bàn giao phần diện tích 1.810ha trong tháng 2/2022; bàn giao mặt bằng của toàn bộ dự án chậm nhất trong tháng 9/2022; bàn giao ngay các phần đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng.

Đối với việc xây dựng các khu tái định cư, chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai được yêu cầu chịu trách nhiệm chỉ đạo các dự án tái định cư phải bảo đảm cuộc sống người dân ổn định, bằng hoặc hơn nơi ở cũ, năm sau tốt hơn năm trước, người dân phải được hưởng lợi từ thành quả của dự án đem lại.

Bộ Giao thông Vận tải được yêu cầu phối hợp với UBND tỉnh Đồng Nai tiếp tục nhận bàn giao mặt bằng các phần diện tích còn lại để bàn giao cho các chủ đầu tư, kịp tiến độ tổ chức thi công.

Với dự án đầu tư xây dựng sân bay Long Thành, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công an, Bộ Tài chính, UBND tỉnh Đồng Nai và các chủ đầu tư khẩn trương xây dựng tiến độ và kế hoạch triển khai xây dựng 4 dự án thành phần, bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ, liên thông.

Cụ thể, dự án thành phần 1 (trụ sở cơ quan quản lý nhà nước), Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công an, Bộ Tài chính, UBND tỉnh Đồng Nai khẩn trương bố trí vốn, phê duyệt kế hoạch vốn trung hạn 2021-2025, sớm triển khai công tác chuẩn bị đầu tư và đầu tư đồng bộ với các dự án khác.

Dự án thành phần 2 (các công trình phục vụ quản lý bay), Thủ tướng yêu cầu VATM khẩn trương kiện toàn bộ máy của chủ đầu tư và ban quản lý dự án; kịp thời báo cáo Bộ Giao thông Vận tải xử lý khó khăn, vướng mắc để bảo đảm tiến độ hoàn thành đồng bộ với dự án thành phần 3.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo VATM sớm tổ chức lựa chọn các nhà thầu tư vấn thiết kế, thi công xây lắp.

Đối với dự án thành phần 3 (các công trình thiết yếu trong sân bay), Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải, ACV xây dựng tiến độ chi tiết từng hạng mục, bảo đảm chủ động kiểm soát được tiến độ trong mọi tình huống phát sinh.

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp được giao chỉ đạo ACV củng cố, tăng cường nhân sự cho dự án và bảo đảm đủ nguồn lực tài chính cho công trình; thực hiện chức năng chủ sở hữu của ACV theo đúng quy định của pháp luật.

Thủ tướng vêu cầu ACV khẩn trương kiện toàn ban quản lý dự án đủ năng lực và xây dựng khu làm việc của ban quản lý dự án, nhà làm việc của tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát tại công trường; huy động tối đa nhân lực tập trung tại công trường, lập tiến độ chi tiết gửi Bộ Giao thông vận tải để theo dõi, chỉ đạo.

ACV cũng được yêu cầu triển khai ngay công tác san nền sau khi được giao mặt bằng; đẩy nhanh tiến độ công tác lập thiết kế kỹ thuật hệ thống giao thông kết nối; khẩn trương hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu và triển khai hạng mục cọc công trình nhà ga hành khách.

Đặc biệt, ACV cần sớm triển khai các hạng mục công trình khác, bảo đảm hoàn thành công tác xây dựng trong quý I/2025, vận hành chạy thử trong thời gian 6 tháng, đưa vào khai thác chính thức vào dịp Quốc khánh 2/9/2025.

Với dự án thành phần 4 (các công trình khác), Thủ tướng đồng ý về nguyên tắc kế hoạch tiến độ tổng thể đã được Bộ Giao thông Vận tải thống nhất. Yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương lập Kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư, bảo đảm đưa các công trình vào vận hành, chạy thử từ tháng 12/2024 đến tháng 6/2025.

Thủ tướng cũng yêu cầu khẩn trương thành lập ban chỉ đạo của Chính phủ triển khai thực hiện dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành, gồm lãnh đạo các bộ, ngành liên quan do Phó thủ tướng Lê Văn Thành làm trưởng ban.

Trong quá trình chỉ đạo có gì vướng mắc cần tháo gỡ kịp thời, báo cáo Thường trực Chính phủ; trường hợp phát hiện thấy dấu hiệu sai phạm, tiêu cực, tham nhũng thì chuyển cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định.

Xem thêm: Chính sách bất động sản nổi bật có hiệu lực từ tháng 02/2022

Review về ứng dụng Phu Cuong Group 

Phu Cuong Group là ứng dụng mới nhất tham gia vào cuộc đua công nghệ của thị trường bất động sản Việt Nam. Tham khảo ngay bài review dưới đây để có đánh giá khách quan nhất về ứng dụng này.

Thông tin cơ bản về ứng dụng Phu Cuong Group 

Ứng dụng chuyển đổi số Phu Cuong Group
Ứng dụng chuyển đổi số Phu Cuong Group

Phu Cuong Group được biết tới là nền tảng proptech do chính Phú Cường – doanh nghiệp uy tín và có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực BĐS đầu tư và phát triển. Đây là nền tảng công nghệ đầu tư bất động sản, tạo ra giá trị lợi nhuận cho những người tham gia. Ứng dụng cho phép mọi đối tượng có thể tham gia đầu tư bất động sản với số vốn linh hoạt, tùy vào năng lực tài chính của mình.

Ứng dụng Phu Cuong Group  được xây dựng theo hình thức ĐẦU TƯ SIÊU NHỎ – Micro Investment. Đây là hình thức nhiều người cùng góp vốn để đầu tư chung vào một bất động sản. Điều này mở ra cơ hội tiếp cận thị trường bất động sản cho tất cả mọi người, kể cả những người có mức thu nhập dưới trung bình.

Các tính năng nổi bật của ứng dụng Phu Cuong Group 

Ứng dụng đầu tư Phu Cuong Group  hiện đang có những tính năng chính như sau:

  • Đầu tư dự án BĐS: Nhà đầu tư có thể tham gia đầu tư BĐS không giới hạn số vốn, tùy thuộc vào khả năng tài chính của mình.
  • Trao đổi, mua bán gói đầu tư: Ứng dụng Phu Cuong Group  tạo ra một sân chơi tự do, nơi các nhà đầu tư có thể tự dao trao đổi và chuyển nhượng các gói đầu tư với nhau.
  • Theo dõi tin tức thị trường: Ứng dụng giúp nhà đầu tư cập nhật những thông tin mới nhất về thị trường bất động sản, để nhà đầu tư nắm bắt và lựa chọn được những BĐS phù hợp nhất. 
  • Tham khảo ý kiến chuyên gia: Ứng dụng cung cấp rất nhiều video đưa ra nhận định của các chuyên gia về thị trường, những kiến thức giúp nhà đầu tư có quyết định chính xác nhất.
  • Theo dõi lịch sử đầu tư, lợi nhuận: Để đảm bảo tính minh bạch, ứng dụng luôn cập nhật đầy đủ các giao dịch, số tiền luôn được cập nhật và hiển thị rõ ràng trên ứng dụng.

Xem thêm: 5 lý do khiến Phú Cường thu hút các nhà đầu tư ngay từ khi ra mắt

Review ứng dụng Phu Cuong Group 

1. Đầu tư nhanh chóng

Là một ứng dụng hoàn toàn vượt trội so với các loại hình ứng dụng bất động sản khác trên thị trường, Phu Cuong Group giúp xử lý giao dịch nhanh hơn tới 80%, giúp người dùng có thể hoàn tất thủ tục đầu tư nhanh hơn, chính xác hơn do hệ thống được tự động hóa. Với chất lượng thông tin tốt, được sàng lọc tự động kỹ càng, cung cấp nhiều công cụ và tính năng hỗ trợ sẽ giúp người dùng đơn giản hóa việc thực hiện giao dịch chỉ bằng một nút bấm.

Quy trình đầu tư qua ứng dụng Phu Cuong Group
Quy trình đầu tư qua ứng dụng Phu Cuong Group

2. Rõ ràng, minh bạch

Luôn hướng tới người dùng, giao diện của Phu Cuong Group được đơn giản hóa nhất có thể giúp bất kỳ ai cũng có thể kiểm soát được các thao tác của mình. Những thông tin về dự án, giao dịch, sang nhượng các gói đầu tư đều đầy đủ, rõ ràng giúp người dùng có thể có những quyết định đầu tư bất động sản đúng đắn nhất.

3. Thanh toán dễ dàng

Ngoài ra, với việc liên kết với các ngân hàng, ứng dụng giúp tăng khả năng thanh toán cho nhà đầu tư. Nhà đầu tư có thể rút tiền về tài khoản ngân hàng của mình bất cứ lúc nào họ muốn thông qua ứng dụng smart-banking trên điện thoại. Mọi giao dịch đều được hệ thống ghi nhận lại, nên nhà đầu tư hoàn toàn có thể yên tâm khi đầu tư bất động sản trên ứng dụng Phu Cuong Group.

Với gần 1.000.000 lượt tải trên cả hai nền tảng là IOS và Android, Phu Cuong Group đã bước đầu ghi nhận được sự ủng hộ của các nhà đầu tư trong gần 6 tháng qua. Không dừng lại ở đó, Phú Cường vẫn tiếp tục cải thiện và nâng cấp ứng dụng thường xuyên, nhằm đem lại cho các nhà đầu tư những trải nghiệm tuyệt vời nhất khi tham gia đầu tư cùng Phu Cuong Group.

Xem thêm: Phu Cuong Group – Chuyển đổi số giúp việc đầu tư BĐS trở nên minh bạch, dễ dàng

TP. HCM sẽ đấu giá hơn 2.400 ha đất để bổ sung vốn cho đường Vành đai 3

Sở Tài nguyên và Môi trường gửi UBND thành phố cùng các bên liên quan, nhằm giải trình một số nội dung để sớm hoàn thiện hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án Vành đai 3 TP. HCM. Theo kế hoạch, dự án sẽ được Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 5/2022.

Trong tổng quỹ đất nêu trên, Sở Tài nguyên và Môi trường sau khi rà soát có hơn 514 ha do nhà nước quản lý và gần 1.900 ha người dân sử dụng. Quỹ đất sau khi thu hồi dự kiến sẽ đấu giá, nên Sở Tài nguyên và Môi trường hiện chưa xác định cụ thể được nguồn thu.

Ngoài TP. HCM, Vành đai 3 đi qua 3 tỉnh khác gồm Đồng Nai, Bình Dương và Long An. Phía Đồng Nai hiện cũng dự trù khai thác đấu giá ba khu đất dọc tuyến với tổng diện tích khoảng 214 ha. Địa phương tạm tính có thể mang về cho ngân sách sau khi đấu giá ba khu đất này khoảng 4.332 tỷ đồng. Trong khi tại Bình Dương và Long An đang rà soát.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, nhu cầu sử dụng đất cho các dự án thành phần thuộc Vành đai 3 tại TP. HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Long An dự kiến hơn 642 ha. Ước tính có khoảng 3.860 trường hợp cần giải phóng mặt bằng để làm tuyến đường, trong đó khoảng 1.470 hộ phải bố trí tái định cư. Các tỉnh thành đã chuẩn bị địa điểm, số lượng nền, căn hộ để bố trí cho người dân. Riêng Bình Dương, người dân đồng thuận chính sách hỗ trợ để họ tự lo nơi ở mới.

Khai thác quỹ đất dọc Vành đai 3 là một trong phương án giúp huy động thêm nguồn vốn để các tỉnh thành bố trí đầu tư tuyến đường. Trước đó, TP. HCM và các tỉnh kiến nghị được rà soát lại kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 của địa phương để bố trí cho Vành đai 3. Các tỉnh thành cũng đề xuất được tăng tổng vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn nêu trên từ các nguồn có thể huy động, bao gồm khai thác quỹ đất dọc tuyến.

Tại TP. HCM, chính quyền thành phố tính toán có thể huy động thêm khoảng 119.000 tỷ đồng nên trước đó kiến nghị bổ sung vào kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 của địa phương, để đầu tư các dự án mới, trọng điểm, cấp bách. Bởi kế hoạch đầu tư công giai đoạn nêu trên từ nguồn ngân sách thành phố hiện được thông qua với tổng mức hơn 142.000 tỷ đồng, chỉ đáp ứng được hơn 20% nhu cầu.

Cuối tháng 1, trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng Vành đai 3 TP HCM được UBND thành phố trình Chính phủ, giai đoạn một tuyến đường sẽ đầu tư trên chiều dài hơn 76 km, làm trước 4 làn cao tốc cùng đường song hành hai bên. Việc giải phóng mặt bằng triển khai từ giai đoạn này theo quy mô hoàn chỉnh (8 làn cao tốc cùng đường song hành). Tổng kinh phí đầu tư giai đoạn một tuyến vành đai được tính toán 75.777 tỷ đồng. Tuyến đường sẽ đầu tư công, dùng ngân sách địa phương có hỗ trợ từ Trung ương.

Xem thêm: Hà Nội: Nghiên cứu phát triển đô thị hai bên trục đường Vành đai 4

Đăng ký nhận tin