Hà Nội quy hoạch 5 phân khu đô thị tổng diện tích gần 1.500ha tại Sơn Tây

UBND TP. Hà Nội mới đây đã ban hành loạt quyết định phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch phân khu tại một số khu vực thị xã Sơn Tây.

Thứ nhất, khu đô thị phường Trung Sơn Trầm với phía Bắc giáp phường Sơn Lộc; phía Nam giáp xã Sơn Đông và xã Tích Giang, huyện Phúc Thọ; phía Đông giáp xã Tích Giang, huyện Phúc Thọ; phía Tây giáp xã Thanh Mỹ, xã Kim sơn. Quy mô nghiên cứu lập quy hoạch khoảng 360,89ha; Quy mô dân số dự báo đến 2030 khoảng 13.100 người.

Thứ hai, Khu đô thị phường Viên Sơn với phía Bắc giáp sông Hồng và tỉnh Vĩnh Phúc; phía Nam giáp xã Thọ Lộc, xã Tích Giang, huyện Phúc Thọ; phía Đông giáp xã Sen Chiểu, huyện Phúc Thọ; phía Tây giáp phường Lê Lợi, phường Quang Trung.

Quy mô nghiên cứu lập quy hoạch khoảng 296,78ha; Quy mô dân số dự báo đến 2030 khoảng 18.650 người.

Thứ ba, khu đô thị phường Phú Thịnh với phía Bắc giáp sông Hồng và tỉnh Vĩnh Phúc; phía Nam giáp phường Ngô Quyền, phường Trung Hưng; phía Đông giáp phường Lê Lợi; phía Tây giáp xã Đường Lâm.

Quy mô nghiên cứu lập quy hoạch khoảng 273,23ha; Quy mô dân số dự báo đến 2030 khoảng 13.460 người.

Thứ 4, khu đô thị phường Trung Hưng (khu 1) với phía Bắc giáp phường Phú Thịnh, xã Đường Lâm; phía Nam giáp phường Sơn Lộc; phía Đông giáp sông Tích và các phường Ngô Quyền, Quang Trung, Sơn Lộc; phía Tây giáp xã Thanh Mỹ, xã Đường Lâm.

Quy mô nghiên cứu lập quy hoạch khoảng 434,64ha; Quy mô dân số dự báo đến 2030 khoảng 23.355 người.

Thứ 5, khu đô thị phường Trung Hưng (khu 2) nằm phía Tây trung tâm thị xã Sơn Tây; được lấy cảnh quan hai bên dự án sông Tích làm ranh giới phân chia Trung Hưng khu 1 và Trung Hưng khu 2.

Khu vực quy hoạch có phía Bắc giáp phường Quang Trung; phía Nam giáp sông Tích, các phường Sơn Lộc, Trung Sơn Trầm và xã Tích Giang; phía Đông giáp phường Quang Trung; phía Tây giáp các phường Quang Trung, phường Sơn Lộc.

Quy mô nghiên cứu lập quy hoạch khoảng 105,48ha; Quy mô dân số dự báo đến 2030 khoảng 3.620 người.

Thời gian lập quy hoạch đối với cả 5 phân khu nói trên không quá 9 tháng kể từ ngày nhiệm vụ Quy hoạch được phê duyệt.

Hà Nội: Nghiên cứu phát triển đô thị hai bên trục đường Vành đai 4

Hà Nội sẽ nghiên cứu phát triển đô thị hai bên đường Vành đai 4 nhằm khai thác hiệu quả sử dụng đất, giá trị đất đai sau khi đầu tư xây dựng tuyến đường, tạo động lực phát triển cho các địa phương có đề án thành lập quận trước mắt cũng như lâu dài.

Tại Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội (khóa XVII) diễn ra ngày 23 và 24/2, Ban Cán sự đảng UBND thành phố đã có tờ trình đánh giá Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô nhằm xác định các định hướng quy hoạch phù hợp với thực tiễn, nhận diện những hạn chế, tồn tại; đồng thời, đề xuất một số định hướng để Quy hoạch Thủ đô tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu lấy người dân làm trung tâm, chất lượng sống là cơ bản.

Trình bày tờ trình, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh cho biết, tờ trình nêu định hướng phát triển không gian tại các khu vực đô thị trung tâm, đô thị vệ tinh, đô thị sinh thái, thị trấn và khu vực phát triển nông thôn (khu vực hành lang xanh); định hướng quy hoạch hệ thống hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội, gồm định hướng quy hoạch 12 chuyên ngành, ngành, lĩnh vực đã được xác định tại Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô; định hướng bảo tồn di sản.

Tờ trình đã chỉ ra 8 tồn tại, hạn chế. Trong đó, nhận định: Là Thủ đô của quốc gia, là trung tâm chính trị – hành chính quốc gia, nằm trong cấu trúc Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô, là hạt nhân vùng Đồng bằng sông Hồng, là đô thị đặc biệt, có cả khu vực nông thôn với khu vực hành lang xanh chiếm tỷ lệ lớn (khoảng 70%), nhưng thực tế, Thủ đô vẫn chưa thể phát huy hết vai trò, tiềm năng, thế mạnh tương xứng với vai trò, vị thế của Thủ đô.

Quy hoạch khu vực hành lang hai bên sông Hồng được xác định theo Quy hoạch phòng, chống lũ hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2007 chưa phù hợp với quy hoạch phòng, chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2016; nhiều khu vực quy hoạch chưa hợp lý dẫn đến quá trình triển khai gặp nhiều khiếu nại, đề nghị điều chỉnh…

Tại tờ trình, Ban Cán sự đảng UBND thành phố cũng nêu một số định hướng nghiên cứu điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô gắn với định hướng phát triển đô thị thành phố Hà Nội trên cơ sở tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành.

Trong đó, sẽ nghiên cứu định hướng mô hình “Thành phố trong thành phố” tại khu vực phía Bắc và phía Tây thành phố; nghiên cứu định hướng cấu trúc không gian lấy trục sông Hồng là trục xanh làm trung tâm.

Thành phố sẽ nghiên cứu định hướng phát triển đô thị hai bên trục đường Vành đai 4, phát triển đô thị hai bên đường Vành đai 4 nhằm khai thác hiệu quả sử dụng đất, giá trị đất đai sau khi đầu tư xây dựng tuyến đường, tạo nguồn lực, động lực phát triển cho các địa phương có đề án thành lập quận trước mắt cũng như lâu dài.

Đáng chú ý, thành phố cũng sẽ nghiên cứu định hướng sân bay thứ hai cho vùng Thủ đô Hà Nội tại khu vực phía Nam thành phố Hà Nội. Bởi trên thực tế, vùng Thủ đô Hà Nội với diện tích 24.314,7km2, dân số khoảng 20 triệu người, có diện tích lớn hơn Vùng Thủ đô Tokyo (diện tích khoảng 14.000km2, dân số khoảng 38 triệu người) và lớn hơn Vùng Thủ đô Bangkok cả về diện tích và dân số (diện tích khoảng 7.762km2, dân số khoảng 16 triệu người), nhưng mới chỉ có 1 cảng hàng không quốc tế Nội Bài với công suất thiết kế khoảng 25 triệu hành khách/năm, thấp hơn nhiều so với thủ đô các nước khác trên thế giới, cả về số lượng lẫn công suất.

Thành phố cũng kiến nghị với Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Quốc hội chỉ đạo tổ chức xây dựng và ban hành Nghị quyết của Bộ Chính trị về “Đô thị hóa, phát triển đô thị và phát triển kinh tế đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” theo các chủ trương, định hướng lớn về đô thị hóa, phát triển đô thị và kinh tế đô thị nêu trong các văn kiện của Đại hội lần thứ XIII của Đảng và tại Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021-2030…

Đường vành đai 4 có chiều dài 112,8 km. Điểm đầu nằm trên đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai (địa phận xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn), điểm cuối nằm trên đường cao tốc Nội Bài-Hạ Long (địa phận huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh).

Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến 94.127 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự kiến giai đoạn 2021- 2028. Dự án đi qua địa phận 3 tỉnh, thành phố, gồm Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh. Trong đó qua Hà Nội có 58,2 km qua 7 huyện; Hưng Yên 19 km; Bắc Ninh 25,6 km và tuyến nối với quốc lộ 18 dài 9,7km.

Xem thêm: Do đâu “Quy hoạch đô thị ven sông Hồng” lại được nhân dân thủ đô quan tâm như vậy?

Hà Nội: Bất động sản chưa bao giờ “bất động”

Trái với lo ngại dịch bệnh sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thị trường bất động sản, thì diễn biến thị trường lại có những tín hiệu tích cực tại một số phân khúc, đặc biệt là ở thị trường Hà Nội. Giá chung cư và biệt thự tại Hà Nội đang có chiều hướng tăng nhẹ. Điều này cho thấy niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường rất lớn. Vì sao Hà Nội vẫn thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư đến vậy?

Tây Nam Hà Nội: Điểm nóng mới nhờ “cú hích” hạ tầng

Khu vực Thanh Trì đang nổi lên như một “vùng đất mới” đầy tiềm năng trên thị trường BĐS Tây Nam Hà Nội. Đáng chú ý, ngoài việc được chú trọng đầu tư mạnh về hạ tầng, Thanh Trì còn nằm trong đề án lên quận năm 2025, tạo tiền đề vững chắc cho bất động sản (BĐS) bứt phá, khẳng định vị thế trung tâm mới của thủ đô.

Biệt thự, nhà phố khu Tây Nam Hà Nội giữ đà tăng trong Covid-19 - VnExpress Kinh doanh

 

Trên thực tế, khu vực huyện Thanh Trì – nơi tiếp giáp với các quận: Hà Đông, Thanh Xuân, Hoàng Mai, từ lâu đã hình thành một “tiểu thị trường” sôi động với loạt khu đô thị có quy mô từ vài hecta đến vài chục hecta. Các dự án với quy mô lớn, quy hoạch hiện đại, đã đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi diện mạo đô thị, thu hút dân cư, tạo lập cộng đồng, đưa Thanh Trì trở thành một điểm nhấn trên bản đồ BĐS Hà Nội.

 

Đặc biệt, BĐS khu vực Thanh Trì càng trở nên sôi động hơn kể từ khi Hà Nội quy hoạch xây dựng công viên Chu Văn An. Đây là dự án công viên có quy mô lớn, nằm giữa hai trục đường huyết mạch của khu Nam là Vành đai 3 (Nguyễn Xiển) và Phan Trọng Tuệ (đường 70), bao gồm các hạng mục cảnh quan (cây xanh, hồ điều hòa) và văn hóa (khu tưởng niệm, bảo tàng).

 

Mới đây, tuyến đường Nguyễn Xiển – Xa La hay còn gọi là tuyến số 1 đường BT bao quanh khu tưởng niệm danh nhân Chu Văn An đã thông xe vào tháng 1/2020. Với tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, đây trở thành một trong những tuyến đường huyết mạch phía Tây Hà Nội, góp phần san sẻ lưu lượng phương tiện cho các tuyến giao thông chính trong khu vực và rút ngắn thời gian di chuyển từ quận Thanh Xuân, Hoàng Mai đến Xa La (Hà Đông) xuống chỉ còn khoảng 10 phút thay vì đi đường vòng mất 20 – 30 phút như trước. Nhờ đó, người dân trong khu vực kết nối dễ dàng các khu đô thị mới ở Hà Đông và ngược lại. 

 

Ngoài ra, 18 tuyến đường có tổng chiều dài 31km, nhằm nối hạ tầng giữa các phường xã và các quận huyện lân cận, cũng đã được thông qua chủ trương xây dựng. Trong đó, nhiều tuyến đường trọng điểm được triển khai kết nối mạnh mẽ với khu vực phía Tây và trung tâm thành phố như đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông (đang trong giai đoạn chạy thử), tuyến xe buýt BRT Cát Linh – Yên Nghĩa (đã đi vào hoạt động), trục đường vành đai 3,5 (sắp hoàn thành)… 

 

Theo quy luật phát triển đô thị, đường mở đến đâu, BĐS sẽ phát triển tới đó. Đặc biệt, khi dòng chảy BĐS nội đô đang chững lại do quỹ đất khan hiếm, giá cả leo thang… thì việc quy hoạch mở rộng những tuyến đường huyết mạch khu vực phía Tây – Tây Nam Hà Nội đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án BĐS phát triển và mang đến nhiều cơ hội lựa chọn hấp dẫn cho các nhà đầu tư. 

 

Đặc biệt, với cơ sở hạ tầng giao thông đồng bộ, không gian thoáng đãng, nhiều dự án đẳng cấp với mức giá thuộc “vùng trũng” cộng hưởng với nhau khiến thị trường BĐS phía Tây Nam Hà Nội như “thỏi nam châm” hút khách. Theo nhận định của PGS.TS Đinh Trọng Thịnh tại buổi tọa đàm “Thị trường BĐS năm 2021” mới đây, Tây Nam đang là khu vực có tiềm năng lớn. Trong đó, phân khúc đất nền, BĐS liền kề là một trong những điểm sáng của thị trường năm nay.

 

Báo cáo thị trường quý I của JLL nhận định, người dân Hà Nội thường chuộng loại hình biệt thự, tuy nhiên loại hình nhà phố thương mại lại đang là xu hướng mới, đặc biệt là các căn nhà phố thương mại nằm trong những dự án quy mô lớn, nhờ lượng cư dân nội khu lớn nên tiềm năng cao khi cho thuê lại các căn này làm nhà hàng, văn phòng, quán cà phê… Mức tăng trưởng giá sơ cấp của nhà phố thương mại cao nhất được ghi nhận (khoảng 15 – 20% so với cùng kỳ năm trước) tại các dự án sắp hoàn thành ở quận Hà Đông và Hoàng Mai.

Phía Bắc Hà Nội: Sự “trở lại” của thị trường đầy tiềm năng

Trong khi nguồn đất sạch ở phía Nam của Thủ đô đang trở nên hạn hẹp do tốc độ phát triển ồ ạt trong những năm gần đây thì khu vực phía Bắc Hà Nội lại đang cho thấy những tiềm năng cùng sự vượt trội to lớn. 

Hà Nội mở đường rộng 21 m ở phía Tây Nam huyện Quốc Oai | Việt Nam Mới

 

Sở hữu hạ tầng đồng bộ cùng những lợi thế về quy hoạch, bất động sản phía Bắc Hà Nội đang trở thành điểm đến đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư. 

Về vị trí địa lý, đây là khu vực tập trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng kết nối Thủ đô với các tỉnh thành phía Bắc như: Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc… Sau khi cầu Nhật Tân được đưa vào thông xe và kế hoạch xây cầu Tứ Liên được công bố, khả năng kết nối giữa khu vực Bắc sông Hồng và Tây Hồ Tây tiếp tục được cải thiện, từ đó góp phần tăng thêm sức hút đối với các doanh nghiệp bất động sản.

 

Đặc biệt, mới đây nhất, lãnh đạo 5 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang đã cùng đề xuất Chính phủ triển khai nhanh đường Vành đai 4 vùng Thủ đô, với tổng chiều dài khoảng 98 km.

 

Trong tương lai, đường vành đai 4 sẽ mở ra nhiều hướng kết nối giao thương nhanh chóng giữa Hà Nội và các khu vực vùng ven, tạo tiền đề giúp thị trường bất động sản khu vực này phát triển mạnh mẽ.

 

Theo quy hoạch xây dựng tại vùng Hà Nội cho đến năm 2030, trong đó tầm nhìn đến năm 2050, đã được Thủ tướng phê duyệt. Hà Nội – Vĩnh Phúc – Bắc Ninh là 3 khu vực được chọn để hình thành nên tam giác kinh tế trọng điểm ở vùng Thủ Đô (gồm Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh).

 

Riêng tỉnh Vĩnh phúc, đây là địa phương nằm tại phía Bắc Hà Nội. Do đó việc nằm trong hành lang kinh tế Lào Cai – Côn Minh – Hải Phòng – Hà Nội đã đưa tỉnh này trở thành một điểm trung chuyển vô cùng quan trọng, nối liền Hà Nội với các tỉnh thành lân cận.

 

Như vậy, tiềm năng phát triển của thị trường bất động sản tại Hà Nội rất lớn. Tuy nhiên không phải nhà đầu tư nào cũng có khả năng nắm bắt được thị trường, đủ bản lĩnh và đánh giá đúng để có thể đầu tư sinh lời. 

Hãy thường xuyên theo dõi những chia sẻ của Phu Cuong Invest, để biết được những đánh giá từ phía chuyên gia của chúng tôi về các biến động trên thị trường bất động sản, để dễ dàng đưa ra các quyết định đầu tư đúng lúc và sáng suốt nhé!

 

Đăng ký nhận tin