Bộ Xây dựng đốc thúc phát triển nhà ở xã hội và cải tạo chung cư cũ

Theo đó, Tổ công tác này sẽ do Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh là Tổ trưởng cùng với sự tham gia của lãnh đạo, chuyên viên Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản, Vụ Quy hoạch – Kiến trúc, Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng và đại diện của một số Bộ với vai trò thành viên như: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội.

Tổ công tác sẽ đảm nhận việc triển khai chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ theo Nghị quyết số 11 và Nghị quyết số 43. Tổ công tác có nhiệm vụ làm việc với các địa phương để đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra về xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở, đặc biệt là các chỉ tiêu về nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân.

Cùng đó, Tổ công tác sẽ kiểm tra, giám sát việc việc bố trí quỹ đất, thủ tục đầu tư, quản lý sử dụng nhà ở xã hội, bao gồm nhà ở công nhân khu công nghiệp; việc cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ nhằm kịp thời thúc đẩy tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội.

Theo Nghị quyết 11, Chính phủ sẽ dành khoảng 15.000 tỷ đồng hỗ trợ cá nhân, hộ gia đình thuê, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, hỗ trợ việc xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa nhà ở theo chính sách về nhà ở xã hội. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng dành khoảng 6.600 tỷ đồng từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi năm 2021 để hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động.

Liên quan đến nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng đã có công văn đề nghi các địa phương kịp thời chấn chỉnh và khắc phục các tồn tại, bất cập; đồng thời tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh nhà ở xã hội nhằm tránh tình trạng lợi dụng chính sách ưu đãi của Nhà nước.

Nội dung giám sát bao gồm việc xét duyệt đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội theo quy định trên địa bàn quản lý; việc quản lý, sử dụng nhà ở xã hội của các đối tượng đã được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội trên địa bàn nhằm xác định các trường hợp bán lại, cho thuê, cho ở nhờ, không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích và việc tự ý thay đổi thiết kế công trình, căn hộ.

Cùng đó là việc lập dự toán, xác định giá bán và giá bán thực tế của các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội; đồng thời, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan khi để xảy ra sai phạm, không xử lý dứt điểm.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cũng khẳng định, trọng tâm của Bộ Xây dựng thời gian tới là kiểm tra, đốn đốc các địa phương xây dựng Chương trình, Kế hoạch phát triển nhà ở theo Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; quyết liệt triển khai gói hỗ trợ tín dụng về nhà ở xã hội trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2022-2023 vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ nhất vừa qua. Bộ Xây dựng và Thanh tra chuyên ngành xây dựng tại các Sở Xây dựng địa phương cũng sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phát triển nhà ở, nhà ở xã hội trong thời gian tới.

Xem thêm: Hơn 90% người Việt đang muốn mua nhà

Lời khuyên cho người mua nhà trong năm 2022

Đại dịch Covid-19 có thể là một cơ hội cho người mua nhà khi họ có thể vay vốn với tỷ lệ lãi suất thế chấp ở mức thấp. Năm 2022, dù tỷ lệ này có thể được điều chỉnh tăng, nhưng thị trường nhà đất được dự báo vẫn sẽ đón nhận thêm nhiều người mua, theo Washington Post.

 

Dưới đây là lời khuyên dành cho những người có ý định mua nhà trong năm 2022, theo tổng hợp của các chuyên gia Washington Post.

1. Biết được năng lực của bản thân

Có rất nhiều ngôi nhà đẹp được rao bán trên các trang bất động sản, và nếu bạn lo lắng về nguồn cung, thì điều này đôi khi không cần thiết. Khi mua nhà, điều quan trọng là bạn phải hiểu năng lực của bản thân ở mức nào. Việc lãi suất thế chấp có thể được điều chỉnh tăng trong năm nay đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải trả nhiều lãi hơn khi vay vốn so với năm 2021. Điều này càng khiến việc đánh giá và hiểu được năng lực của bản thân trở nên quan trọng hơn.

Bạn có thể bắt đầu đánh giá bằng việc trả lời bốn câu hỏi: Bạn đã tiết kiệm được bao nhiêu tiền? Bạn kiếm được bao nhiêu tiền/tháng? Bạn có đang mắc nợ không? Điểm tín dụng của bạn đang ở mức nào? Thông thường, điểm tín dụng của bạn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lãi suất của khoản vay, vì vậy việc có điểm tín dụng tốt sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong quá trình xét duyệt vay thế chấp.

2. Quyết định những gì bạn sẵn sàng đánh đổi

Tất nhiên, rất nhiều người mua nhà không đủ khả năng chi trả mọi thứ trong danh sách mong muốn của bản thân. Vì vậy, hãy lập hai danh sách: những thứ bắt buộc phải có trong ngôi nhà và những thứ bạn muốn có trong ngôi nhà của mình. Tác giả Ilyce của cuốn sách “100 câu hỏi mà người mua nhà lần đầu nên trả lời” gọi đây là cách “Kiểm tra thực tế”.

Việc xây dựng hai danh sách này sẽ giúp bạn hiểu bản thân sẵn sàng đánh đổi thứ gì để đạt được những gì mong muốn. Trước khi lập danh sách, bạn cần suy nghĩ kỹ, bởi vì mỗi lựa chọn và mức độ ưu tiên mà bạn dành cho nó, đều để lại hệ quả trực tiếp trong thế giới thức.

3. Tìm hiểu những cách thức mua bất động sản khác nhau

Thực tế, thời đại ngày nay có rất nhiều cách khác nhau để mua nhà thay vì bắt buộc phải đi theo con đường truyền thống:

Cân nhắc mua một căn hộ có 2 hoặc 3 phòng ngủ, nơi bạn sống trong một phòng và cho thuê lại những phòng khác;

Mua với đối tác hoặc bạn bè (hãy nhớ ký thỏa thuận đối tác nếu bạn chưa kết hôn);

Mua một căn nhà và cho thuê lại (nếu bạn muốn tạo ra dòng tiền ổn định từ bất động sản);

Cuối cùng, đi theo con đường truyền thống, mua một căn nhà và cải tạo rồi bán lại để kiếm lời.

4. Nhận thức thông minh về quy trình mua nhà

Mua nhà, hay tiến tới xa hơn là đầu tư bất động sản yêu cầu cả một quá trình với nhiều bên tham gia. Ví dụ, rất nhiều bên liên quan như một công ty bất động sản, nhà môi giới, đơn vị thẩm định tài sản, văn phòng nhà đất địa phương,… tập hợp lại mới có thể tạo ra một quy trình chuẩn hóa về cả mặt pháp lý để giao dịch bất động sản.

Là một người mua nhà, bạn cần hiểu biết một cách thông minh về quá trình này. Mỗi một bên liên quan giống như một mắt xích ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình. Chỉ cần trục trặc ở một bộ phận, quá trình này sẽ không hoạt động trơn tru và khiến việc mua nhà, hoặc đầu tư bất động sản của bạn gặp khó khăn. Do đó, bạn cần có đủ kiến thức và nhận thức về toàn bộ quá trình.

Xem thêm: Khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư tại Bình Dương từ ngày 01/3/2022

Thị trường nhà đất bên ngoài Hà Nội và TP.HCM sẽ phát triển trong năm 2022

Theo chuyên gia bất động sản, bắt đầu từ nửa cuối năm 2021, nền kinh tế Việt Nam trải qua thách thức lớn nhất trong hai năm sau khi bị ảnh hưởng bởi các biến thể của đại dịch Covid-19, qua đó tác động tiêu cực đến hầu hết phân khúc trên thị trường bất động sản.

 

Tuy nhiên, những khó khăn đó vẫn không thể phủ nhận tiềm năng chưa được khai thác của lĩnh vực bất động sản tại nước ta.

“Phân khúc bất động sản công nghiệp và logistics trở nên nóng hơn bao giờ hết khi căng thẳng liên quan đến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc thúc đẩy các nhà sản xuất đa dạng hóa hoạt động của họ trong khu vực. Phân khúc này tiếp tục phát triển trong suốt thời kỳ đại dịch với vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào ngành sản xuất chiếm gần 60% nhu cầu về tài sản công nghiệp và hậu cần vào năm 2021”, theo thông tin công ty bất động sản toàn cầu có trụ sở tại Úc.

Bên cạnh đó, các chuyên gia của hiệp hội BĐS Việt Nam cũng đưa ra những dự đoán cho thị trường bất động sản Việt Nam trong năm 2022.

Theo đó, trong năm nay, thị trường bất động sản nhà đất theo cụm sẽ phát triển mạnh, đặc biệt là ở các khu vực bên ngoài hai thành phố hàng đầu cả nước là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, chủ yếu do nguồn cung bất động sản nhà ở tại các thành phố lớn không đủ đáp ứng nhu cầu từ người mua.

Ngoài ra, các tỉnh phía Nam như Đồng Nai, Long An, Bình Dương hay các tỉnh phía Bắc như Bắc Ninh và Hưng Yên sẽ chứng kiến ​​sự phát triển của các dự án công nghiệp trọng điểm, vốn đã xuất hiện với mật độ dày hơn trong vài năm qua. Các chuyên gia của Colliers dự đoán rằng hệ thống cơ sở hạ tầng sẽ liên tục được nâng cấp ở những khu vực này, đóng vai trò là cầu nối giữa nơi ở của mọi người và nơi làm việc của họ.

Không những vậy, công ty bất động sản có trụ sở tại Úc nhận định sẽ sự tăng trưởng trong việc phân phối các tài sản bất động sản logisitcs liên quan đến thương mại điện tử, chẳng hạn như kho chứa hàng và kho lạnh, phục vụ thị trường nội địa, phù hợp với nhu cầu tăng cao đối với phân khúc bất động sản công nghiệp và logistics tại các thành phố trọng điểm.

Một điều quan trọng mà các chuyên gia của công ty bất động sản này nhận định thêm đó là cơ hội dành cho thị trường bất động sản nước ta tăng trưởng vào năm 2022 sẽ chỉ đến khi Việt Nam đẩy mạnh mở cửa trở lại nền kinh tế bằng cách ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do. Khi đó, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ các điều kiện thuận lợi do các chính sách tạo ra như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc miễn thuế nhập khẩu đối với nhiều mặt hàng khác nhau, cũng như miễn giảm các khoản chi phí liên quan đến tiền thuê đất và sử dụng đất.

 

Bất động sản Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh – Nơi nào hấp dẫn hơn?

Đang sinh sống trong một căn hộ chung cư 60m2, cách hồ Hoàn Kiếm khoảng 8km, với giá thị trường chỉ tầm 1,6 tỷ đồng, gia đình chị Huyền không khỏi “choáng váng” khi khảo sát để mua nhà cho vợ chồng con trai lập nghiệp.

Tìm hiểu trên các trang rao vặt, với số tiền 2 tỉ đồng, chị Huyền chỉ có thể mua căn hộ có diện tích tương đương căn của chị hiện nay, nhưng vị trí nằm cách trung tâm quận 1 khoảng 13-14 km.

Khảo sát sơ bộ trên các trang bán bất động sản trực tuyến thấy tại thị trường Hà Nội, các dự án căn hộ có giá bán khoảng 30 triệu đồng/m2 vẫn khá nhiều, trong khi ở TP.HCM lại khan hiếm.

Chẳng hạn, một căn hộ 3 phòng ngủ, diện tích 81m2 tại quận Thanh Xuân, cách khu phố cổ Hà Nội tầm 10km, được rao bán với giá khoảng 2,5 tỉ đồng. Trong khi đó tại TP.HCM, một số dự án cách khu vực Phố đi bộ Nguyễn Huệ tầm 13km được rao bán với giá “mềm” nhất cũng khoảng 2,5 tỉ đồng cho một căn hộ 2 phòng ngủ, diện tích tầm 65m2.

Theo một nghiên cứu của hiệp hội BĐS Việt Nam, mặt bằng giá căn hộ Hà Nội thấp hơn khoảng 30% so với TP.HCM.

Thống kê của Bộ Xây dựng về nhà ở và thị trường bất động sản Quý 2/2020 cho thấy, tại Hà Nội, giá căn hộ chung cư tăng khoảng 0,16%, nhà riêng lẻ tăng khoảng 0,01% so với quý 1/2020. Trong khi đó tại TP.HCM, giá căn hộ chung cư quý 2 đã tăng khoảng 0,25%, còn nhà ở riêng lẻ giá tăng khoảng 0,15% so với hồi đầu năm.

Giám đốc một doanh nghiệp địa ốc tại TP.HCM cho biết, một trong những lý do khiến giá căn hộ TP.HCM liên tục leo thang là do thị trường trải qua nhiều cơn sốt, giá nhà đã được đẩy lên cao.

Ngoài ra còn có yếu tố nhu cầu nhà ở đang rất cao, trong khi nguồn cung nhà sụt giảm nghiêm trọng do ách tắc pháp lý. Bên cạnh đó, mặt bằng giá căn hộ TP.HCM tăng cao còn có tác động của các dự án căn hộ hạng sang với giá bán lên đến hơn 200 triệu đồng/m2.

Báo cáo quý 3 của CBRE Việt Nam cho biết, trong chín tháng đầu năm 2020, thị trường Hà Nội ghi nhận 10.700 căn mở bán mới, giảm 61% theo năm. Giá bán trên thị trường sơ cấp trong quý 3/2020 được ghi nhận trung bình ở mức 1.325 USD/m2 (khoảng 30,7 triệu đồng/m2), giảm 4% theo năm do tỷ trọng các dự án bình dân mở bán trong quý cao hơn.

Trong khi đó, tại TP.HCM có 9.214 căn hộ được chào bán, thấp hơn 57% so với cùng kỳ năm trước. Giá bán trung bình tại thị trường sơ cấp ở mức 1.966 USD/m2 (khoảng 45,5 triệu đồng), tăng 1% so với quý trước và tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.

Theo chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển, sự chênh lệch về giá nhà ở hai thành phố lớn nhất nước đã diễn ra suốt nhiều năm nay. Và việc giá căn hộ TP.HCM cao hơn Hà Nội cũng hợp lý trên thực tế, vì căn hộ ở TP.HCM có tiềm năng cho thuê tốt hơn. Nói cách khác, hoạt động kinh doanh cho thuê nhà nói chung và căn hộ nói riêng ở TP.HCM tốt hơn.

Ông Hiển cho rằng, người mua căn hộ không có kỳ vọng tăng giá đất. Nếu mua nhà ở khu phố cổ Hà Nội, dù có thể cho thuê giá thấp nhưng người ta tin rằng giá sẽ tăng vì nguồn cung có hạn.

“Nhưng với căn hộ câu chuyện lại khác. Căn hộ chỉ đơn thuần là ở và cho thuê. Khi số tiền thu được từ cho thuê không tương xứng với giá đầu tư thì giá bán sẽ khó tăng”, ông Hiển nhận định.

Trên thực tế, tổng dân số của TP.HCM vẫn lớn hơn Hà Nội. TP.HCM đang có hoảng 13 triệu người đang sinh sống, làm việc nên nhu cầu về nhà ở tại TP.HCM cao hơn rất nhiều. Ngoài ra, số lượng người nước ngoài làm việc tại TP.HCM cũng đông đảo và có nhu cầu thuê các căn hộ cao cấp lớn hơn.

 

Theo các chuyên gia BĐS Việt Nam, trong con mắt các nhà đầu tư bất động sản, nếu TP.HCM là thị trường rất được quan tâm, thì Hà Nội lại có sức hút riêng biệt nhờ sự phát triển nhanh chóng của cơ sở hạ tầng với hệ thống tàu điện ngầm, cầu và đường sá xung quanh thành phố.

Đơn vị nghiên cứu thị trường này cũng cho biết, đang có làn sóng các nhà đầu tư, chủ đầu tư lớn từ TP.HCM dịch chuyển ra thị trường thủ đô. Các chủ đầu tư này hầu hết là những “ông lớn” đã có kinh nghiệm phát triển dự án, với sự sôi động và có phần trải nghiệm nhiều hơn so với các chủ đầu tư đến từ Hà Nội.

Bà Hoàng Nguyệt Minh, Phó giám đốc Bộ phận Tư vấn Đầu tư tại Savills Hà Nội, nhận định các chủ đầu tư tại TP.HCM có thế mạnh trong việc phát triển đa dạng các mô hình kinh doanh nhà ở.

Việc các chủ đầu tư lớn bao gồm cả trong nước và nước ngoài đều tập trung ở TP.HCM như Capital Land, Mitsubishi, Nam Long, Masterise giúp nâng cao tính cạnh tranh và chất lượng sản phẩm cho các dự án tại đây.

Một số người cho rằng tại thị trường Hà Nội, các chủ đầu tư từ TP.HCM lại không có nhiều lợi thế. Đa phần các dự án nhà ở đây được đầu tư bởi các chủ đầu tư xuất phát từ Hà Nội. Trong khi đó tại TP.HCM, quỹ đất ngày càng khan hiếm đã kích hoạt làn sóng dịch chuyển từ TP.HCM ra Hà Nội để tìm kiếm những cơ hội mới.

Tuy nhiên, theo ông Đinh Thế Hiển, hiện tượng các chủ đầu tư dịch chuyển ra Hà Nội không hẳn vì câu chuyện quỹ đất. Bằng chứng là TP.HCM vẫn còn quỹ đất lớn ở các khu vực như Quận 9, Bình Chánh, Nhà Bè… phù hợp phát triển các loại hình căn hộ cao cấp, trung cấp.

Nguyên nhân chính, theo ông Hiển, là vấn đề pháp lý. Nhiều khu đất “hấp dẫn” đang bị vướng pháp lý.

“Quỹ đất TP.HCM còn rất lớn nhưng nhiều nơi đang vướng đất công, đất pháp lý chưa rõ ràng. Trong khi đó các doanh nghiệp bất động sản không thể chờ. Họ phải tìm những cơ hội mới nên nơi nào có khả năng kinh doanh thì họ làm. Chính vì vậy, khi thị trường Hà Nội có đất sạch, pháp lý ổn thì doanh nghiệp nhảy vào làm chứ không phải TP.HCM cạn kiệt quỹ đất”, ông Hiển nhấn mạnh.

Đánh giá về sức hút của thị trường bất động sản ở hai thành phố lớn đối với các nhà đầu tư, ông Hiển cho rằng muốn biết bất động sản nơi nào hấp dẫn hơn phải nhìn lại sức hút về kinh tế. Hà Nội có lợi thế là thủ đô, nơi được coi là trung tâm văn hóa cũng như hành chính của Việt Nam. Còn TP.HCM là đầu tàu kinh tế của cả nước.

“Hai thị trường này đều có sức hấp dẫn riêng. Vấn đề là các chủ đầu tư làm sao đáp ứng được nhu cầu của người dân mới là vấn đề then chốt. Vì nhu cầu của nhà đầu tư là không biên giới, người ở Hà Nội vẫn có thể đầu tư ở TP.HCM và ngược lại”, ông Hiển kết luận.

Nói thêm về những thách thức đối với các doanh nghiệp bất động sản TP.HCM khi “Bắc tiến”, bà Hoàng Nguyệt Minh cho biết, khó khăn lớn nhất của các nhà đầu tư từ TP. HCM là tìm kiếm các dự án tiềm năng và cơ hội hợp tác với chủ đất tại Hà Nội.

Để khắc phục điều đó, các nhà đầu tư đang đưa ra các cấu trúc giao dịch linh hoạt, đẩy mạnh ưu thế về tính sáng tạo trong phát triển dự án để khuyến khích cơ hội hợp tác với các chủ đầu tư tại Hà Nội.

Trước đây, các nhà đầu tư yêu cầu tỷ lệ chiếm ưu thế trên 76%, nay có thể phải giảm xuống 51% để có cơ hội đặt chân vào thị trường Hà Nội.

“Tại TP. HCM, những dự án tại trung tâm thành phố có thể lên đến và trên 10.000 USD/m2. Tuy nhiên, ở Hà Nội, những dự án như vậy rất ít và rất khó bán. Do đó, dù có nhiều kinh nghiệm trong phát triển bất động sản nhà ở, nhưng thấu hiểu thị trường Hà Nội để đạt được thành công là một thử thách với các chủ đầu tư”, chuyên gia nói thêm.

Đăng ký nhận tin