Nhơn Trạch (Đồng Nai) triển khai loạt hạ tầng giao thông trong năm 2022

Huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) đã xây dựng kế hoạch thực hiện 10 dự án giao thông, 3 dự án thoát nước và kiên cố hóa kênh mương, 4 dự án khu tái định cư, 3 dự án trường học, 1 công trình bệnh viện và 9 dự án quy hoạch.

Huyện này đang tập trung nguồn lực cho hạ tầng kỹ thuật nhằm 2 mục tiêu chính là tạo đà cho phát triển kinh tế – xã hội và hoàn thành các tiêu chí đô thị loại III vào năm 2025, đô thị loại II vào năm 2030. Trong đó, hạ tầng giao thông là ưu tiên hàng đầu để huyện hiện thực hóa các mục tiêu phát triển. Hiện Nhơn Trạch có các công trình giao thông kết nối đã đưa vào sử dụng như: đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, mở rộng đường 25B, đường 319 kết nối cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, đường ra cảng Phước An… đã và đang mở ra cơ hội phát triển, thu hút đầu tư lớn cho H.Nhơn Trạch.

Tới đây, các công trình giao thông trọng điểm, kết nối liên vùng như: đường vành đai 3, đường liên cảng, đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, cầu Phước An… hoàn thành và đưa vào sử dụng sẽ tạo thêm cú hích cho sự phát triển của huyện.

Theo UBND huyện Nhơn Trạch, các dự án có thể khởi công và thi công theo kế hoạch, huyện đã xây dựng kế hoạch bổ sung nhân sự phù hợp cho đội ngũ làm công tác giải phóng mặt bằng, một trong những khâu khó khăn nhất của các dự án lớn. Chỉ đạo các ngành, nhất là TN-MT, trung tâm phát triển quỹ đất, UBND các xã thường xuyên phối hợp làm việc. Hằng tuần báo cáo cho huyện tiến độ, vướng mắc phát sinh trong kiểm kê tài sản, bồi thường để kịp thời giải quyết. Song song với đó, huyện yêu cầu các bộ phận đẩy nhanh tiến độ thẩm định hồ sơ, thường xuyên liên hệ với các sở, ban, ngành của tỉnh để hoàn thành các thủ tục thuộc trách nhiệm của huyện.

Trong 2 năm tới sẽ có thêm nhiều công trình giao thông lớn được triển khai. Đó là dự án Đường vành đai 3, dự kiến khởi trong quý 1/2022; đường cao tốc Bến Lức – Long Thành đang thi công, dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng cuối năm 2023. Công trình trọng điểm của tỉnh là đường kết nối vào cảng Phước An (đoạn từ đường 319 đến nút giao cắt với đường cao tốc Bến Lức – Long Thành), dự kiến khởi công vào quý 4/2022. Ngoài ra, còn có 3 dự án do tỉnh đầu tư, 2 dự án do huyện đầu tư.

Theo kế hoạch, các dự án này hoàn thành chậm nhất vào cuối năm 2023. Sau khi các dự án này đưa vào khai thác, huyện sẽ đầu tư thêm một số tuyến đường kết nối. Đến năm 2025, huyện Nhơn Trạch cơ bản hoàn chỉnh hạ tầng giao thông. Năm 2022, huyện Nhơn Trạch tiếp tục ưu tiên đầu tư hạ tầng điện, đường, trường, trạm để từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; triển khai các khu dân cư, tái định cư thu hút người dân về Nhơn Trạch sinh sống và hoàn thành tiêu chí dân số.

Cụ thể, huyện đã xây dựng kế hoạch thực hiện 10 dự án giao thông, 3 dự án thoát nước và kiên cố hóa kênh mương, 4 dự án khu tái định cư, 3 dự án trường học, 1 công trình bệnh viện và 9 dự án quy hoạch.

Để đảm bảo tiến độ, chất lượng các công trình, huyện yêu cầu chủ đầu tư lập tiến độ chi tiết, định kỳ hàng quý báo cáo tiến độ và vướng mắc để huyện tìm cách tháo gỡ. Đối với công trình trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, các ngành chức năng của huyện phối hợp lập quy hoạch chi tiết, góp ý đầu tư để thực hiện các bước tiếp theo. Đối với công trình trong giai đoạn bồi thường, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện phối hợp với chủ đầu tư, các ngành chức năng của huyện và UBND xã giải phóng mặt bằng. Ngoài nguồn vốn ngân sách, huyện huy động thêm từ các đơn vị, doanh nghiệp, nhân dân và khai thác lợi thế đất đai từ các dự án giải phóng mặt bằng sắp triển khai.

Xem thêm: Các điều kiện để chủ đầu tư được phân lô, bán nền đất?

Đã sở hữu bất động sản nhà đầu tư lại càng muốn mua nhiều thêm

Lần đầu tiên Batdongsan.com.vn chính thức công bố Báo cáo và Chỉ số tâm lý người tiêu dùng bất động sản. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên khảo sát trực tuyến với hơn 1.000 người Việt vào cuối năm 2021.

Kết quả của báo cáo cho thấy, khoảng 55% người được hỏi sống ở nhà đất (phổ biến ở nhóm người lớn tuổi ) trong khi 25% sống ở chung cư, 16% ở nhà phố và 4% ở biệt thự. Khoảng 80% trong số đó đang sở hữu ít nhất một bất động sản. Trong đó, hơn 70% dành cho mục đích để ở, 17% là để đầu tư và dưới 10% sống cùng bố mẹ.

Theo ông Nguyễn Quốc Anh – Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn, đa số những người sở hữu nhà ở Việt Nam đa phần là những người từ 40 tuổi trở lên, đã lập gia đình và có thu nhập từ 20 triệu đồng/tháng trở lên.

Cụ thể hơn, với nhóm có thu nhập khoảng 20 – 40 triệu đồng/tháng, đa phần họ sở hữu một bất động sản và chỉ có khoảng 9% là không sở hữu bất động sản nào. Với mức thu nhập từ 70 triệu đồng/tháng trở lên, đa phần họ sở hữu hai bất động sản. Đặc biệt, với mức thu nhập hơn 100 triệu đồng/tháng, đa phần họ sở hữu ba bất động sản.

Đánh giá về thị trường địa ốc trong nước, 52% cho rằng giá bất động sản quá cao, tuy nhiên 72% cũng cho rằng họ có nhu cầu mua bất động sản và mức giá đã giảm do dịch COVID-19. Ngoài ra, 31% người được khảo sát vẫn kỳ vọng giá bất động sản sẽ tiếp tục tăng trên 10% trong 5 năm tới, đây cũng là lý do mà nhiều người Việt Nam có xu hướng và thích đầu tư vào bất động sản.

Cũng theo khảo sát của đơn vị này, nhu cầu mua nhà và bất động sản nói chung của người Việt Nam vẫn rất lớn, đa số người được khảo sát (92%) mong muốn và có ý định mua bất động sản/nhà ở trong tương lai, trong đó có hơn một nửa đang tìm mua nhà trong vòng hai năm tới.

TP. HCM và Hà Nội là hai địa điểm được nhiều người lựa chọn mua nhất, tiếp đến là các tỉnh tiếp giáp ranh hai thành phố lớn này. Trong đó, có tới 83% người đang sống ở Hà Nội muốn mua nhà ở Hà Nội và 81% người đang sống tại TP. HCM muốn mua nhà ở TP. HCM.

Đáng chú ý, có tới 70/92% người được hỏi dự định mua một bất động sản trong tương lai cho rằng, rào cản lớn nhất đối với họ là giá cả. Ngoài ra còn một số yếu tố cũng được đưa ra như mất thu nhập do dịch COVID-19 và lo lắng về suy thoái kinh tế.

Quay trở lại với con số 80% đang sở hữu ít nhất một bất động sản, khoảng 77% trong số đó đang muốn mua thêm một bất động sản trong khi vẫn giữ tài sản hiện tại. 23% còn lại dự định bán bất động sản hiện tại để mua mới.

Đặc biệt, khi càng sở hữu nhiều bất động sản, người Việt càng có xu hướng bán tài sản hiện tại đi để mua thêm bất động sản khác. Điều này phần nào phản ánh sức cầu của thị trường.

Dữ liệu của đơn vị này cho thấy, càng sở hữu bất động sản, người Việt càng muốn mua thêm. Trả lời câu hỏi, Phải chăng đầu tư bất động sản siêu lợi nhuận?, ông Nguyễn Quốc Anh cho rằng, khi thu nhập của một người càng cao thì việc tiếp theo họ hướng đến là tìm một kênh đầu tư.

Trong khi đó, tại Việt Nam hiện không có quá nhiều kênh đầu tư ngoài chứng khoán, bất động sản, vàng là phổ biến. Ngoài ra, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và lãi suất thấp khiến nhiều người không muốn gửi tiết kiệm. Còn chứng khoán thì không phải ai cũng tham gia được và thị trường biến động rất nhanh. Do đó, nhiều người có xu hướng tìm đến bất động sản.

Ông Quốc Anh cho rằng: “Sức cầu trên thị trường bất động sản Việt Nam đâu đó vẫn ở mức rất cao. Điều này đang được củng cố bởi nhiều yếu tố như gói kích thích kinh tế, đẩy mạnh đầu tư công,…”.

Xem thêm: Đầu tư siêu nhỏ – giải pháp hạn chế tối đa rủi ro trong đầu tư bất động sản

Cấp bách triển khai dự án cao tốc Tp.HCM – Mộc Bài (Tây Ninh) gần 16.000 tỉ đồng

Những dự án trọng điểm cao tốc Tp.HCM – Mộc Bài được Sở GTVT Tp.HCM đề xuất trình HĐND TP là một trong những dự án có tính chất liên kết vùng, kết nối các khu vực cửa khẩu, cảng biển; khi hoàn thành đều có tác động lan tỏa, giảm ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông, góp phần phát triển kinh tế khu vực phía Nam.

Mới đây, Sở GTVT Tp.HCM đề xuất một số nội dung cấp bách trong lĩnh vực giao thông vận tải để trình HĐND TP tại kỳ họp khóa X (dự kiến diễn ra vào tháng 3 tới). Theo đó có 12 dự án giao thông trọng điểm có tính chất liên kết vùng, kết nối các khu vực cửa khẩu, cảng biển sẽ được trình trong kỳ họp tới.

Những dự án trọng điểm được Sở GTVT TP.HCM đề xuất trình HĐND TP đều là những dự án có tính chất liên kết vùng, kết nối các khu vực cửa khẩu, cảng biển; khi hoàn thành đều có tác động lan tỏa, giảm ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông, góp phần phát triển kinh tế khu vực phía Nam.

Điển hình, dự án cao tốc Tp.HCM – Mộc Bài, dự kiến được triển khai trong giai đoạn 2023-2026, với tổng mức đầu tư gần 16.000 tỉ đồng; đường song song quốc lộ 50, dự kiến đầu tư xây dựng giai đoạn 2023-2025 với tổng mức đầu tư 3.200 tỉ đồng; tuyến đường trên cao số 1, dự kiến khởi công giai đoạn 2023-2025 với tổng mức đầu tư 17.500 tỉ đồng….

Cụ thể, dự án cao tốc Tp.HCM – Mộc Bài rất cấp thiết để ưu tiên đầu tư. Bởi sau khi hoàn thành, dự án sẽ đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa, giảm tải cho quốc lộ 22. Hình thành tuyến cao tốc Tp.HCM – Mộc Bài sẽ phát huy lợi thế cho các tuyến cao tốc đã và đang được đầu tư xây dựng trong khu vực như Tp.HCM – Trung Lương, Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây.

Bên cạnh đó, đường cao tốc Tp.HCM – Mộc Bài cũng là tuyến giao thông cao tốc xuyên Á. Dự án cao tốc Tp.HCM – Mộc Bài sẽ kết nối các trung tâm kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu, các đô thị của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với các đầu mối cảng biển, cảng hàng không quốc tế của vùng và khu vực kinh tế ASEAN.

Sở GTVT kiến nghị chủ tịch UBND TP.HCM chỉ đạo Sở KH&ĐT tổng hợp, tham mưu UBND TP trình HĐND TP khóa X xem xét, thông qua vốn chuẩn bị đầu tư 12 dự án trên theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Trước đó, UBND Tp.HCM cho biết Ban Thường vụ Thành ủy Tp.HCM đã đồng ý chủ trương thực hiện dự án BOT đầu tư xây dựng cao tốc Tp.HCM – Mộc Bài theo đề xuất của Ban cán sự Đảng UBND thành phố.

Cùng với đó, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý giao UBND TP HCM làm cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai thực hiện dự án xây dựng dự án cao tốc Tp.HCM – Mộc Bài. UBND TP HCM đã giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông lập, trình thẩm định hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án.

Xem thêm: TP. HCM sẽ đấu giá hơn 2.400 ha đất để bổ sung vốn cho đường Vành đai 3

TP. HCM sẽ đấu giá hơn 2.400 ha đất để bổ sung vốn cho đường Vành đai 3

Sở Tài nguyên và Môi trường gửi UBND thành phố cùng các bên liên quan, nhằm giải trình một số nội dung để sớm hoàn thiện hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án Vành đai 3 TP. HCM. Theo kế hoạch, dự án sẽ được Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 5/2022.

Trong tổng quỹ đất nêu trên, Sở Tài nguyên và Môi trường sau khi rà soát có hơn 514 ha do nhà nước quản lý và gần 1.900 ha người dân sử dụng. Quỹ đất sau khi thu hồi dự kiến sẽ đấu giá, nên Sở Tài nguyên và Môi trường hiện chưa xác định cụ thể được nguồn thu.

Ngoài TP. HCM, Vành đai 3 đi qua 3 tỉnh khác gồm Đồng Nai, Bình Dương và Long An. Phía Đồng Nai hiện cũng dự trù khai thác đấu giá ba khu đất dọc tuyến với tổng diện tích khoảng 214 ha. Địa phương tạm tính có thể mang về cho ngân sách sau khi đấu giá ba khu đất này khoảng 4.332 tỷ đồng. Trong khi tại Bình Dương và Long An đang rà soát.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, nhu cầu sử dụng đất cho các dự án thành phần thuộc Vành đai 3 tại TP. HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Long An dự kiến hơn 642 ha. Ước tính có khoảng 3.860 trường hợp cần giải phóng mặt bằng để làm tuyến đường, trong đó khoảng 1.470 hộ phải bố trí tái định cư. Các tỉnh thành đã chuẩn bị địa điểm, số lượng nền, căn hộ để bố trí cho người dân. Riêng Bình Dương, người dân đồng thuận chính sách hỗ trợ để họ tự lo nơi ở mới.

Khai thác quỹ đất dọc Vành đai 3 là một trong phương án giúp huy động thêm nguồn vốn để các tỉnh thành bố trí đầu tư tuyến đường. Trước đó, TP. HCM và các tỉnh kiến nghị được rà soát lại kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 của địa phương để bố trí cho Vành đai 3. Các tỉnh thành cũng đề xuất được tăng tổng vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn nêu trên từ các nguồn có thể huy động, bao gồm khai thác quỹ đất dọc tuyến.

Tại TP. HCM, chính quyền thành phố tính toán có thể huy động thêm khoảng 119.000 tỷ đồng nên trước đó kiến nghị bổ sung vào kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 của địa phương, để đầu tư các dự án mới, trọng điểm, cấp bách. Bởi kế hoạch đầu tư công giai đoạn nêu trên từ nguồn ngân sách thành phố hiện được thông qua với tổng mức hơn 142.000 tỷ đồng, chỉ đáp ứng được hơn 20% nhu cầu.

Cuối tháng 1, trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng Vành đai 3 TP HCM được UBND thành phố trình Chính phủ, giai đoạn một tuyến đường sẽ đầu tư trên chiều dài hơn 76 km, làm trước 4 làn cao tốc cùng đường song hành hai bên. Việc giải phóng mặt bằng triển khai từ giai đoạn này theo quy mô hoàn chỉnh (8 làn cao tốc cùng đường song hành). Tổng kinh phí đầu tư giai đoạn một tuyến vành đai được tính toán 75.777 tỷ đồng. Tuyến đường sẽ đầu tư công, dùng ngân sách địa phương có hỗ trợ từ Trung ương.

Xem thêm: Hà Nội: Nghiên cứu phát triển đô thị hai bên trục đường Vành đai 4

Thị trường nhà đất bên ngoài Hà Nội và TP.HCM sẽ phát triển trong năm 2022

Theo chuyên gia bất động sản, bắt đầu từ nửa cuối năm 2021, nền kinh tế Việt Nam trải qua thách thức lớn nhất trong hai năm sau khi bị ảnh hưởng bởi các biến thể của đại dịch Covid-19, qua đó tác động tiêu cực đến hầu hết phân khúc trên thị trường bất động sản.

 

Tuy nhiên, những khó khăn đó vẫn không thể phủ nhận tiềm năng chưa được khai thác của lĩnh vực bất động sản tại nước ta.

“Phân khúc bất động sản công nghiệp và logistics trở nên nóng hơn bao giờ hết khi căng thẳng liên quan đến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc thúc đẩy các nhà sản xuất đa dạng hóa hoạt động của họ trong khu vực. Phân khúc này tiếp tục phát triển trong suốt thời kỳ đại dịch với vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào ngành sản xuất chiếm gần 60% nhu cầu về tài sản công nghiệp và hậu cần vào năm 2021”, theo thông tin công ty bất động sản toàn cầu có trụ sở tại Úc.

Bên cạnh đó, các chuyên gia của hiệp hội BĐS Việt Nam cũng đưa ra những dự đoán cho thị trường bất động sản Việt Nam trong năm 2022.

Theo đó, trong năm nay, thị trường bất động sản nhà đất theo cụm sẽ phát triển mạnh, đặc biệt là ở các khu vực bên ngoài hai thành phố hàng đầu cả nước là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, chủ yếu do nguồn cung bất động sản nhà ở tại các thành phố lớn không đủ đáp ứng nhu cầu từ người mua.

Ngoài ra, các tỉnh phía Nam như Đồng Nai, Long An, Bình Dương hay các tỉnh phía Bắc như Bắc Ninh và Hưng Yên sẽ chứng kiến ​​sự phát triển của các dự án công nghiệp trọng điểm, vốn đã xuất hiện với mật độ dày hơn trong vài năm qua. Các chuyên gia của Colliers dự đoán rằng hệ thống cơ sở hạ tầng sẽ liên tục được nâng cấp ở những khu vực này, đóng vai trò là cầu nối giữa nơi ở của mọi người và nơi làm việc của họ.

Không những vậy, công ty bất động sản có trụ sở tại Úc nhận định sẽ sự tăng trưởng trong việc phân phối các tài sản bất động sản logisitcs liên quan đến thương mại điện tử, chẳng hạn như kho chứa hàng và kho lạnh, phục vụ thị trường nội địa, phù hợp với nhu cầu tăng cao đối với phân khúc bất động sản công nghiệp và logistics tại các thành phố trọng điểm.

Một điều quan trọng mà các chuyên gia của công ty bất động sản này nhận định thêm đó là cơ hội dành cho thị trường bất động sản nước ta tăng trưởng vào năm 2022 sẽ chỉ đến khi Việt Nam đẩy mạnh mở cửa trở lại nền kinh tế bằng cách ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do. Khi đó, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ các điều kiện thuận lợi do các chính sách tạo ra như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc miễn thuế nhập khẩu đối với nhiều mặt hàng khác nhau, cũng như miễn giảm các khoản chi phí liên quan đến tiền thuê đất và sử dụng đất.

 

Bất động sản Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh – Nơi nào hấp dẫn hơn?

Đang sinh sống trong một căn hộ chung cư 60m2, cách hồ Hoàn Kiếm khoảng 8km, với giá thị trường chỉ tầm 1,6 tỷ đồng, gia đình chị Huyền không khỏi “choáng váng” khi khảo sát để mua nhà cho vợ chồng con trai lập nghiệp.

Tìm hiểu trên các trang rao vặt, với số tiền 2 tỉ đồng, chị Huyền chỉ có thể mua căn hộ có diện tích tương đương căn của chị hiện nay, nhưng vị trí nằm cách trung tâm quận 1 khoảng 13-14 km.

Khảo sát sơ bộ trên các trang bán bất động sản trực tuyến thấy tại thị trường Hà Nội, các dự án căn hộ có giá bán khoảng 30 triệu đồng/m2 vẫn khá nhiều, trong khi ở TP.HCM lại khan hiếm.

Chẳng hạn, một căn hộ 3 phòng ngủ, diện tích 81m2 tại quận Thanh Xuân, cách khu phố cổ Hà Nội tầm 10km, được rao bán với giá khoảng 2,5 tỉ đồng. Trong khi đó tại TP.HCM, một số dự án cách khu vực Phố đi bộ Nguyễn Huệ tầm 13km được rao bán với giá “mềm” nhất cũng khoảng 2,5 tỉ đồng cho một căn hộ 2 phòng ngủ, diện tích tầm 65m2.

Theo một nghiên cứu của hiệp hội BĐS Việt Nam, mặt bằng giá căn hộ Hà Nội thấp hơn khoảng 30% so với TP.HCM.

Thống kê của Bộ Xây dựng về nhà ở và thị trường bất động sản Quý 2/2020 cho thấy, tại Hà Nội, giá căn hộ chung cư tăng khoảng 0,16%, nhà riêng lẻ tăng khoảng 0,01% so với quý 1/2020. Trong khi đó tại TP.HCM, giá căn hộ chung cư quý 2 đã tăng khoảng 0,25%, còn nhà ở riêng lẻ giá tăng khoảng 0,15% so với hồi đầu năm.

Giám đốc một doanh nghiệp địa ốc tại TP.HCM cho biết, một trong những lý do khiến giá căn hộ TP.HCM liên tục leo thang là do thị trường trải qua nhiều cơn sốt, giá nhà đã được đẩy lên cao.

Ngoài ra còn có yếu tố nhu cầu nhà ở đang rất cao, trong khi nguồn cung nhà sụt giảm nghiêm trọng do ách tắc pháp lý. Bên cạnh đó, mặt bằng giá căn hộ TP.HCM tăng cao còn có tác động của các dự án căn hộ hạng sang với giá bán lên đến hơn 200 triệu đồng/m2.

Báo cáo quý 3 của CBRE Việt Nam cho biết, trong chín tháng đầu năm 2020, thị trường Hà Nội ghi nhận 10.700 căn mở bán mới, giảm 61% theo năm. Giá bán trên thị trường sơ cấp trong quý 3/2020 được ghi nhận trung bình ở mức 1.325 USD/m2 (khoảng 30,7 triệu đồng/m2), giảm 4% theo năm do tỷ trọng các dự án bình dân mở bán trong quý cao hơn.

Trong khi đó, tại TP.HCM có 9.214 căn hộ được chào bán, thấp hơn 57% so với cùng kỳ năm trước. Giá bán trung bình tại thị trường sơ cấp ở mức 1.966 USD/m2 (khoảng 45,5 triệu đồng), tăng 1% so với quý trước và tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.

Theo chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển, sự chênh lệch về giá nhà ở hai thành phố lớn nhất nước đã diễn ra suốt nhiều năm nay. Và việc giá căn hộ TP.HCM cao hơn Hà Nội cũng hợp lý trên thực tế, vì căn hộ ở TP.HCM có tiềm năng cho thuê tốt hơn. Nói cách khác, hoạt động kinh doanh cho thuê nhà nói chung và căn hộ nói riêng ở TP.HCM tốt hơn.

Ông Hiển cho rằng, người mua căn hộ không có kỳ vọng tăng giá đất. Nếu mua nhà ở khu phố cổ Hà Nội, dù có thể cho thuê giá thấp nhưng người ta tin rằng giá sẽ tăng vì nguồn cung có hạn.

“Nhưng với căn hộ câu chuyện lại khác. Căn hộ chỉ đơn thuần là ở và cho thuê. Khi số tiền thu được từ cho thuê không tương xứng với giá đầu tư thì giá bán sẽ khó tăng”, ông Hiển nhận định.

Trên thực tế, tổng dân số của TP.HCM vẫn lớn hơn Hà Nội. TP.HCM đang có hoảng 13 triệu người đang sinh sống, làm việc nên nhu cầu về nhà ở tại TP.HCM cao hơn rất nhiều. Ngoài ra, số lượng người nước ngoài làm việc tại TP.HCM cũng đông đảo và có nhu cầu thuê các căn hộ cao cấp lớn hơn.

 

Theo các chuyên gia BĐS Việt Nam, trong con mắt các nhà đầu tư bất động sản, nếu TP.HCM là thị trường rất được quan tâm, thì Hà Nội lại có sức hút riêng biệt nhờ sự phát triển nhanh chóng của cơ sở hạ tầng với hệ thống tàu điện ngầm, cầu và đường sá xung quanh thành phố.

Đơn vị nghiên cứu thị trường này cũng cho biết, đang có làn sóng các nhà đầu tư, chủ đầu tư lớn từ TP.HCM dịch chuyển ra thị trường thủ đô. Các chủ đầu tư này hầu hết là những “ông lớn” đã có kinh nghiệm phát triển dự án, với sự sôi động và có phần trải nghiệm nhiều hơn so với các chủ đầu tư đến từ Hà Nội.

Bà Hoàng Nguyệt Minh, Phó giám đốc Bộ phận Tư vấn Đầu tư tại Savills Hà Nội, nhận định các chủ đầu tư tại TP.HCM có thế mạnh trong việc phát triển đa dạng các mô hình kinh doanh nhà ở.

Việc các chủ đầu tư lớn bao gồm cả trong nước và nước ngoài đều tập trung ở TP.HCM như Capital Land, Mitsubishi, Nam Long, Masterise giúp nâng cao tính cạnh tranh và chất lượng sản phẩm cho các dự án tại đây.

Một số người cho rằng tại thị trường Hà Nội, các chủ đầu tư từ TP.HCM lại không có nhiều lợi thế. Đa phần các dự án nhà ở đây được đầu tư bởi các chủ đầu tư xuất phát từ Hà Nội. Trong khi đó tại TP.HCM, quỹ đất ngày càng khan hiếm đã kích hoạt làn sóng dịch chuyển từ TP.HCM ra Hà Nội để tìm kiếm những cơ hội mới.

Tuy nhiên, theo ông Đinh Thế Hiển, hiện tượng các chủ đầu tư dịch chuyển ra Hà Nội không hẳn vì câu chuyện quỹ đất. Bằng chứng là TP.HCM vẫn còn quỹ đất lớn ở các khu vực như Quận 9, Bình Chánh, Nhà Bè… phù hợp phát triển các loại hình căn hộ cao cấp, trung cấp.

Nguyên nhân chính, theo ông Hiển, là vấn đề pháp lý. Nhiều khu đất “hấp dẫn” đang bị vướng pháp lý.

“Quỹ đất TP.HCM còn rất lớn nhưng nhiều nơi đang vướng đất công, đất pháp lý chưa rõ ràng. Trong khi đó các doanh nghiệp bất động sản không thể chờ. Họ phải tìm những cơ hội mới nên nơi nào có khả năng kinh doanh thì họ làm. Chính vì vậy, khi thị trường Hà Nội có đất sạch, pháp lý ổn thì doanh nghiệp nhảy vào làm chứ không phải TP.HCM cạn kiệt quỹ đất”, ông Hiển nhấn mạnh.

Đánh giá về sức hút của thị trường bất động sản ở hai thành phố lớn đối với các nhà đầu tư, ông Hiển cho rằng muốn biết bất động sản nơi nào hấp dẫn hơn phải nhìn lại sức hút về kinh tế. Hà Nội có lợi thế là thủ đô, nơi được coi là trung tâm văn hóa cũng như hành chính của Việt Nam. Còn TP.HCM là đầu tàu kinh tế của cả nước.

“Hai thị trường này đều có sức hấp dẫn riêng. Vấn đề là các chủ đầu tư làm sao đáp ứng được nhu cầu của người dân mới là vấn đề then chốt. Vì nhu cầu của nhà đầu tư là không biên giới, người ở Hà Nội vẫn có thể đầu tư ở TP.HCM và ngược lại”, ông Hiển kết luận.

Nói thêm về những thách thức đối với các doanh nghiệp bất động sản TP.HCM khi “Bắc tiến”, bà Hoàng Nguyệt Minh cho biết, khó khăn lớn nhất của các nhà đầu tư từ TP. HCM là tìm kiếm các dự án tiềm năng và cơ hội hợp tác với chủ đất tại Hà Nội.

Để khắc phục điều đó, các nhà đầu tư đang đưa ra các cấu trúc giao dịch linh hoạt, đẩy mạnh ưu thế về tính sáng tạo trong phát triển dự án để khuyến khích cơ hội hợp tác với các chủ đầu tư tại Hà Nội.

Trước đây, các nhà đầu tư yêu cầu tỷ lệ chiếm ưu thế trên 76%, nay có thể phải giảm xuống 51% để có cơ hội đặt chân vào thị trường Hà Nội.

“Tại TP. HCM, những dự án tại trung tâm thành phố có thể lên đến và trên 10.000 USD/m2. Tuy nhiên, ở Hà Nội, những dự án như vậy rất ít và rất khó bán. Do đó, dù có nhiều kinh nghiệm trong phát triển bất động sản nhà ở, nhưng thấu hiểu thị trường Hà Nội để đạt được thành công là một thử thách với các chủ đầu tư”, chuyên gia nói thêm.

Đăng ký nhận tin