Bất động sản Hà Nội đang giảm áp lực tăng giá?

Theo đánh giá của chuyên gia, thị trường bất động sản Hà Nội năm 2022 ghi nhận nhiều tín hiệu lạc quan của sự hồi phục và triển vọng tăng trưởng. Trong đó, nổi bật là đà phát triển của thị trường tại các quận, huyện ngoài trung tâm và ngoại thành. Đây được cho là xu hướng dẫn dắt phân khúc bất động sản văn phòng và nhà ở trong năm 2022.

Cụ thể, đối với thị trường nhà ở, nguồn cung tương lai dự kiến chủ yếu đến từ các dự án đặt tại những quận, huyện lân cận và ngoại thành. Xét riêng về thị trường chung cư, dự kiến trong tương lai, các dự án tại 5 huyện sắp lên quận gồm Hoài Đức, Đông Anh, Thanh Trì, Gia Lâm và Đan Phượng sẽ chiếm 27% nguồn cung.

Bên cạnh đó, xét về thị trường biệt thự, nhà liền kề, nguồn cung tương lai sẽ chủ yếu đến từ huyện xa trung tâm, dẫn đầu là huyện Đan Phượng, theo sau là huyện Hoài Đức và Đông Anh.

Bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc cấp cao bộ phận Tư vấn và nghiên cứu Savills Hà Nội, cho biết, ở một số đô thị lớn như Hà Nội và TPHCM, có một xu hướng dịch chuyển đầu tư sang các khu vực lân cận. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do giá bất động sản khu vực nội thành đã được thiết lập ở mức cao, kỳ vọng về khả năng sinh lời từ địa điểm này thấp hơn.

“Nhà đầu tư thường tìm cơ hội ở những quận, huyện ngoài trung tâm và vùng xung quanh như Hưng Yên, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Phòng. Nhờ vậy, áp lực tăng giá tại những khu vực nội thành được giảm tải, tránh hiện tượng đẩy giá quá cao”, bà Hằng nói.

Cũng theo chuyên gia  này, tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng trong việc thu hút nhà đầu tư và người mua. Theo kế hoạch, TP Hà Nội dự kiến dành hơn 51.000 tỷ đồng cho đầu tư công năm 2022, trong đó 30% đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng.

Trong những năm sắp tới, các dự án được ưu tiên bao gồm đường vành đai 2.5, 3, 3.5, 4, cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 và cầu Thượng Cát. Kèm theo đó là việc ưu tiên cải thiện và nâng cao tuyến đường quốc lộ, hoàn thiện các dự án tàu điện.

Hệ thống giao thông thuận tiện sẽ rút ngắn thời gian di chuyển, hỗ trợ kết nối giữa các dự án ven đô và trong trung tâm.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Đính – Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, cho rằng, có 3 động lực chính để mức độ quan tâm bất động sản vùng ven tăng lên.

Thứ nhất là giá bất động sản tại Hà Nội tăng cao, lập đỉnh mới khiến cơ hội đầu tư giảm và giá trị đầu tư quá lớn. Cùng với đó là nguồn cung khan hiếm khiến các nhà đầu tư di chuyển đến các địa phương vùng ven.

Thứ hai là sự có mặt của các bất động sản do các địa phương đấu giá, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Mức trúng đấu giá ghi nhận cao hơn từ 50 – 100% so với giá khởi điểm, dẫn đến giá thị trường chung được đẩy lên nhanh chóng.

Động lực thứ ba đến từ những yếu tố vĩ mô như lãi suất vay thấp, lạm phát tăng cao và sự tham gia ồ ạt của nhiều nhà đầu tư mới sau khi thu được lợi nhuận lớn từ các kênh đầu tư khác như chứng khoán.

Duyệt quy hoạch Bắc Giang thêm 10 sân golf mới

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quyết định về phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Mục tiêu chung nhằm phát huy mọi tiềm năng, lợi thế, nguồn lực để đưa Bắc Giang phát triển nhanh, toàn diện và bền vững. Công nghiệp là động lực chủ yếu cho tăng trưởng gắn với phát triển không gian mới, đưa Bắc Giang trở thành một trong những trung tâm phát triển công nghiệp của vùng; dịch vụ phát triển đa dạng, có bước đột phá; nông nghiệp phát triển ổn định, theo hướng an toàn, chất lượng và hiệu quả.

Duyệt quy hoạch Bắc Giang thêm 10 sân golf mới
Theo quy hoạch, trong 12 khu chức năng năng tổng hợp sân golf và nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí ở Bắc Giang sẽ có 13 sân golf, gồm ba sân golf đang triển khai thực hiện và 10 sân golf quy hoạch mới

Đến năm 2030, Bắc Giang trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, quy mô GRDP đứng trong nhóm 15 tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước và đứng đầu vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

Về phương án phát triển mạng lưới đô thị, đến năm 2030, toàn tỉnh có 29 đô thị. Trong đó có 1 đô thị loại I (TP Bắc Giang), 4 đô thị loại IV, 26 thị trấn là đô thị loại V.

Quy hoạch 23 khu đô thị – dịch vụ gắn với quy hoạch các khu công nghiệp, khu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, thể thao.

Bắc Giang sẽ quy hoạch ba khu du lịch trọng điểm, hướng tới mục tiêu phát triển trở thành khu du lịch quốc gia gồm: Khu du lịch Tây Yên Tử; Khu du lịch sinh thái, miệt vườn, nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi, giải trí Lục Ngạn với trung tâm hồ Khuôn Thần; Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi, giải trí núi Nham Biền.

Bên cạnh đó, quy hoạch 4 khu phát triển trở thành khu du lịch cấp tỉnh gồm: Khu du lịch văn hóa, vui chơi giải trí Đồng Cao, huyện Sơn Động; Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, văn hóa Bản Ven – Xuân Lung – Thác Ngà, huyện Yên Thế; Khu du lịch văn hóa, tâm linh, sinh thái nghỉ dưỡng Tiên Sơn – Vân Hà, huyện Việt Yên; Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí Hương Sơn, huyện Lạng Giang.

Đáng chú ý là Bắc Giang sẽ quy hoạch 12 khu chức năng tổng hợp sân golf và nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, trong đó có ba khu đang thực hiện, 9 khu quy hoạch mới. Trong 12 khu chức năng có 13 sân golf, gồm 3 sân golf đang triển khai thực hiện và 10 sân golf quy hoạch mới.

Theo đó, các khu quy hoạch mới có sân golf gồm: Khu sân golf và nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi giải trí Khuôn Thần (huyện Lục Ngạn); Khu nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, thể thao Nham Biền (2 sân golf, TP Bắc Giang, huyện Yên Dũng); Khu sân golf và nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi giải trí Hố Cao (huyện Lạng Giang); Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng suối Nứa (huyện Lục Nam).

Khu sân golf Yên Thế tại hồ Cầu Rễ (huyện Yên Thế); Khu sân golf và khu nghỉ dưỡng Tân Yên tại Núi Dành (huyện Tân Yên); Khu sân golf Yên Hà (huyện Yên Dũng, Việt Yên); Khu sân golf và nghỉ dưỡng Lục Nam (huyện Lục Nam); Khu sân golf Tây Yên Tử (huyện Sơn Động).

 

Giá bất động sản ở Hà Nội lập “đỉnh”

Theo báo cáo của Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) đánh giá, thị trường bất động sản Hà Nội năm 2021, nguồn cung chính thống khan hiếm do những vướng mắc pháp lý nên chậm phê duyệt dự án đầu tư. Các dự án đã được phê duyệt cũng khó tham gia thị trường vì vướng đền bù giải phóng mặt bằng do giá đất tăng cao.

Vào hai tháng cuối năm 2021, xuất hiện “sốt” đất diễn ra ở các vùng đất đai trong dân cư và ở các vùng ngoại thành, có xu hướng phát triển thành quận. Giá nhà đất biến động bình quân tăng từ 20-30%. Đặc biệt một số vùng trước đó giá thấp, nay tăng khoảng 50% như Ba Vì, Sơn Tây, Mê Linh, Sóc Sơn.

Chuyên gia cũng cho rằng, giá bất động sản tại Hà Nội trong quý 4/2021 tăng cao, tạo ra đỉnh mới tại Thủ đô khiến cho cơ hội đầu tư không còn cao. Cùng với đó, giá trị bất động sản lớn, nguồn cung lại vô cùng khan hiếm. Từ đó, các nhà đầu tư Hà Nội đổ ra các tỉnh vùng ven thủ đô.

Chuyên gia nhận định, dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp tuy nhiên cũng không làm thị trường bất động sản hạ nhiệt bởi có sự tác động các yếu tố vĩ mô như lãi suất vay thấp, lạm phát tăng cao và sự tham gia của nhiều các nhà đầu tư mới sau khi có lợi nhuận từ chứng khoán.

 

Tại báo cáo mới nhất của hiệp hội BĐS, chuyên gia đơn vị này cũng đánh giá, giá của bất động sản ở nội thành đã được thiết lập mức cao. Do đó, kỳ vọng về khả năng sinh lời từ địa điểm này thấp hơn khiến nhà đầu tư tìm cơ hội ở những quận, huyện ngoài trung tâm và vùng xung quanh.

Điều này dẫn đến xu hướng dịch chuyển đầu tư sang các khu vực lân cận dẫn đến đà phát triển của thị trường tại các quận, huyện ngoài trung tâm và ngoại thành.

Chuyên gia BĐS Hà Nội cho biết, nhờ xu hướng này, áp lực tăng giá tại những khu vực nội thành được giảm tải, tránh hiện tượng đẩy giá quá cao. Trong 5 năm qua, giá chào bán sơ cấp trung bình căn hộ hạng A tăng mạnh nhất ở mức 12% một năm, hạng B tăng 7% một năm, hạng C tăng 4% một năm.

Nguồn cung tương lai của thị trường nhà ở dự kiến chủ yếu đến từ các dự án đặt tại những quận, huyện lân cận và ngoại thành. Xét riêng về thị trường chung cư, năm ngoái, khu vực ngoại thành đã đóng góp 30% nguồn cung. Còn trong tương lai, dự kiến dự án chung cư tại 5 huyện sắp lên quận sẽ chiếm 27% nguồn cung. Bên cạnh đó, xét về thị trường biệt thự, nhà liền kề, nguồn cung tương lai chủ yếu đến từ huyện xa trung tâm, dẫn đầu là huyện Đan Phượng, kế đó là huyện Hoài Đức và Đông Anh.

Chuyên gia cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng trong việc thu hút nhà đầu tư, người mua. Theo kế hoạch, thành phố Hà Nội dự kiến dành hơn 51.000 tỷ đồng cho đầu tư công năm 2022, trong đó 30% đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng. Những năm sắp tới, các dự án được ưu tiên bao gồm: đường vành đai 2,5; 3, 3,5; 4, cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 và Thượng Cát. Hà Nội cũng sẽ cải thiện và nâng cao tuyến đường quốc lộ cùng việc hoàn thiện các dự án tàu điện. Hệ thống giao thông thuận tiện sẽ rút ngắn thời gian di chuyển, hỗ trợ kết nối giữa các dự án ven đô và trong trung tâm.

Nhận định về diễn biến thị trường năm 2022, Chuyên gia cho rằng, do thị trường tại Thủ đô giá tăng và lập đỉnh mới, khả năng mua nhà của giới trẻ sẽ ngày càng khó khăn, dẫn đến xu hướng đi thuê nhà gia tăng và tích lũy tiền để mua các vùng xa hơn hoặc về quê mua đất. Mức độ đô thị hóa các khu vực ven Hà Nội sẽ diễn ra nhanh chóng trong thời gian tới. Những yếu tố này sẽ thúc đẩy nguồn cung và nguồn cầu bất động sản vùng ven.

Xem thêm: Hà Nội: Nghiên cứu phát triển đô thị hai bên trục đường Vành đai 4

Đã sở hữu bất động sản nhà đầu tư lại càng muốn mua nhiều thêm

Lần đầu tiên Batdongsan.com.vn chính thức công bố Báo cáo và Chỉ số tâm lý người tiêu dùng bất động sản. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên khảo sát trực tuyến với hơn 1.000 người Việt vào cuối năm 2021.

Kết quả của báo cáo cho thấy, khoảng 55% người được hỏi sống ở nhà đất (phổ biến ở nhóm người lớn tuổi ) trong khi 25% sống ở chung cư, 16% ở nhà phố và 4% ở biệt thự. Khoảng 80% trong số đó đang sở hữu ít nhất một bất động sản. Trong đó, hơn 70% dành cho mục đích để ở, 17% là để đầu tư và dưới 10% sống cùng bố mẹ.

Theo ông Nguyễn Quốc Anh – Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn, đa số những người sở hữu nhà ở Việt Nam đa phần là những người từ 40 tuổi trở lên, đã lập gia đình và có thu nhập từ 20 triệu đồng/tháng trở lên.

Cụ thể hơn, với nhóm có thu nhập khoảng 20 – 40 triệu đồng/tháng, đa phần họ sở hữu một bất động sản và chỉ có khoảng 9% là không sở hữu bất động sản nào. Với mức thu nhập từ 70 triệu đồng/tháng trở lên, đa phần họ sở hữu hai bất động sản. Đặc biệt, với mức thu nhập hơn 100 triệu đồng/tháng, đa phần họ sở hữu ba bất động sản.

Đánh giá về thị trường địa ốc trong nước, 52% cho rằng giá bất động sản quá cao, tuy nhiên 72% cũng cho rằng họ có nhu cầu mua bất động sản và mức giá đã giảm do dịch COVID-19. Ngoài ra, 31% người được khảo sát vẫn kỳ vọng giá bất động sản sẽ tiếp tục tăng trên 10% trong 5 năm tới, đây cũng là lý do mà nhiều người Việt Nam có xu hướng và thích đầu tư vào bất động sản.

Cũng theo khảo sát của đơn vị này, nhu cầu mua nhà và bất động sản nói chung của người Việt Nam vẫn rất lớn, đa số người được khảo sát (92%) mong muốn và có ý định mua bất động sản/nhà ở trong tương lai, trong đó có hơn một nửa đang tìm mua nhà trong vòng hai năm tới.

TP. HCM và Hà Nội là hai địa điểm được nhiều người lựa chọn mua nhất, tiếp đến là các tỉnh tiếp giáp ranh hai thành phố lớn này. Trong đó, có tới 83% người đang sống ở Hà Nội muốn mua nhà ở Hà Nội và 81% người đang sống tại TP. HCM muốn mua nhà ở TP. HCM.

Đáng chú ý, có tới 70/92% người được hỏi dự định mua một bất động sản trong tương lai cho rằng, rào cản lớn nhất đối với họ là giá cả. Ngoài ra còn một số yếu tố cũng được đưa ra như mất thu nhập do dịch COVID-19 và lo lắng về suy thoái kinh tế.

Quay trở lại với con số 80% đang sở hữu ít nhất một bất động sản, khoảng 77% trong số đó đang muốn mua thêm một bất động sản trong khi vẫn giữ tài sản hiện tại. 23% còn lại dự định bán bất động sản hiện tại để mua mới.

Đặc biệt, khi càng sở hữu nhiều bất động sản, người Việt càng có xu hướng bán tài sản hiện tại đi để mua thêm bất động sản khác. Điều này phần nào phản ánh sức cầu của thị trường.

Dữ liệu của đơn vị này cho thấy, càng sở hữu bất động sản, người Việt càng muốn mua thêm. Trả lời câu hỏi, Phải chăng đầu tư bất động sản siêu lợi nhuận?, ông Nguyễn Quốc Anh cho rằng, khi thu nhập của một người càng cao thì việc tiếp theo họ hướng đến là tìm một kênh đầu tư.

Trong khi đó, tại Việt Nam hiện không có quá nhiều kênh đầu tư ngoài chứng khoán, bất động sản, vàng là phổ biến. Ngoài ra, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và lãi suất thấp khiến nhiều người không muốn gửi tiết kiệm. Còn chứng khoán thì không phải ai cũng tham gia được và thị trường biến động rất nhanh. Do đó, nhiều người có xu hướng tìm đến bất động sản.

Ông Quốc Anh cho rằng: “Sức cầu trên thị trường bất động sản Việt Nam đâu đó vẫn ở mức rất cao. Điều này đang được củng cố bởi nhiều yếu tố như gói kích thích kinh tế, đẩy mạnh đầu tư công,…”.

Xem thêm: Đầu tư siêu nhỏ – giải pháp hạn chế tối đa rủi ro trong đầu tư bất động sản

Do đâu “Quy hoạch đô thị ven sông Hồng” lại được nhân dân thủ đô quan tâm như vậy?

Theo đồ án Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2011, Hà Nội hình thành 5 đô thị vệ tinh gồm Hòa Lạc, Xuân Mai, Phú Xuyên, Sóc Sơn và Sơn Tây.

Mỗi đô thị vệ tinh này có đặc điểm, chức năng khác nhau, nằm trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của thủ đô đến 2030, tầm nhìn 2050.

Nhưng đô thị sông Hồng lại có vị trí khác, rất đặc biệt.

 

KTS. Phạm Thanh Tùng cho biết đó không phải là đô thị vệ tinh kiểu như 5 đô thị kia. Đây là hình thái đô thị mới sát kề trung tâm nội đô, được hình thành trên nền lịch sử -văn hóa nghìn năm của Thăng Long- Hà Nội, với sông Hồng là trung tâm phát triển.

Nó phản ánh câu chuyện của lịch sử, của văn hóa, câu chuyện của một đô thị đổi mới, sáng tạo, đô thị xanh, đô thị sinh thái, đủ khả năng thích ứng với thiên tai.

Theo ông Tùng, trải qua nhiều biến thiên của lịch sử, đô thị Hà Nội dần quay mặt với dòng sông, bỏ quên một vùng đất bãi rộng lớn nơi có nhiều làng quê, làng nghề truyền thống cùng các di tích kiến trúc- văn hóa-lịch sử.

Hàng ngàn ha đất bãi bị dân cư thập phương tìm về trú ngụ, trồng trọt, kiếm sống, hình thành những xóm tự phát, những khu nhà ở lụp xụp, nhếch nhác với hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội thiếu thốn, môi trường sống bị ô nhiễm.

Sau hơn sáu thập niên (tính từ khi thủ đô được giải phóng 10-10-1954) xây dựng và phát triển, Hà Nội ngày hôm nay đã mở rộng gấp 3,6 lần so với trước năm 2008, với diện tích lên đến hơn 3.300 km2, dân số gần 8 triệu người.

Cùng với những thành tựu phát triển về kinh tế-xã hội, về kiến trúc đô thị, thành phố cũng đã và đang phải đối mặt với những hệ lụy của quá trình phát triển nhanh, thiếu kiểm soát trong nền kinh tế thị trường, làm cản trở sự phát triển bền vững của thủ đô.

Đại dịch Covid-19 xảy ra ở Hà Nội, TP.HCM và hầu hết các đô thị trên cả nước đã cho chúng ta nhiều bài học quý giá không chỉ trong trong quản trị, quản lý vận hành mà cả trong quy hoạch phát triển đô thị.

Theo ông Tùng, thực tế đã cho thấy, các ổ dịch bệnh xảy ra thường tập trung ở các khu vực ngõ, hẻm có hạ tầng kỹ thuật thiếu thốn, mật độ dân cư cao, phức tạp… khả năng phòng chống dịch bệnh yếu hơn rất nhiều so với dân cư sống trên các mặt phố.

Việc di chuyển cản ngàn người dân phường Thanh Xuân Trung ở Hà Nội, nơi có nhiều khu nhà ở tập thể cũ nát, chật chội, đông dân đến khu cách ly chỉ trong một ngày đêm vừa qua là một ví dụ.

Ông Tùng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của đồ án, cho rằng quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng không chỉ có sức hấp dẫn, mà còn có tính “lịch sử”.

Trong 7 lần lập quy hoạch chung Hà Nội trước đây, không gian sông Hồng chỉ được xác định là không gian cảnh quan vùng biên nội đô.

Còn bây giờ, không gian sông Hồng đã được xác định là trục không gian cảnh quan trung tâm của Hà Nội, gắn với trục Hồ Tây – Cổ Loa tạo thành trọng tâm bố cục không gian cho đô thị trung tâm.

Với vị thế ấy, sông Hồng có vai trò quan trọng, tác động đến sự hình thành và phát triển không gian đô thị ở hai bên bờ sông của thành phố này.

Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, tỷ lệ 1/5000 (đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở có tổng chiều dài hơn 40 km) với quy mô diện tích 11.000 ha; dân số khoảng 280.000-320.000 người. Dọc hai bên sông thuộc địa phận Hà Nội đều được phát triển khang trang, hiện đại.

Cụ thể, quy hoạch được lập ra thành 5 phân khu trên đoạn sông dài 40km, từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở.

Theo định hướng, khu vực này sẽ là trục không gian đặc trưng cây xanh mặt nước, văn hóa lịch sử, cảnh quan chủ đạo của đô thị trung tâm với các chức năng chính là công trình công cộng, các công viên cây xanh văn hóa dịch vụ du lịch, giải trí biểu tượng của thủ đô.

TS.KTS Trần Minh Tùng, Đại học Xây dựng, cho biết các thành phố trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng luôn gắn liền sự phát triển với một dòng sông, dù lớn hay dù nhỏ.

Điều này tạo nên một “thương hiệu kép” giữa sông và thành phố. Nghĩa là khi nhắc đến thành phố người ta sẽ nhắc đến con sông gắn liền với thành phố đó, và ngược lại khi nhắc đến con sông, người ta cũng sẽ nhớ đến thành phố đó.

Như vậy, dòng sông trở thành “xương sống” để phát triển các không gian đô thị cũng như chi phối mạnh mẽ hình thái đô thị.

“Rõ ràng, đất để xây nhà thì Hà Nội không thiếu, nhưng đất để giúp Hà Nội trở thành một thành phố thực sự là “xanh – sạch – đẹp” thì lại đang thiếu. Với những đặc tính của quỹ đất ven sông, nên chăng thành phố Sông Hồng sẽ là một thành phố của màu xanh bởi nhiều hình thức xanh khác nhau”, ông Tùng đặt vấn đề.

Các khu ở thấp tầng kiểu nhà vườn mà ở đó hẳn nhiên tỷ lệ vườn nhiều hơn tỷ lệ nhà và việc hạn chế số tầng cao sẽ giúp cho thành phố hiện hữu kết nối với dòng sông dễ dàng hơn.

Các công viên nông nghiệp vừa kết hợp giữa tính chất giải trí, nghỉ ngơi của công viên vừa giúp tăng màu xanh và tăng thu nhập của người dân thông qua việc trồng trọt các loại cây xanh nông nghiệp, tận dụng độ màu mỡ của đất đai, đồng thời cung ứng tại chỗ các nguồn nông sản sạch.

Các không gian mở xanh dành cho các hoạt động ngoài trời, dã ngoại kết hợp với các công trình công cộng, dịch vụ tiện ích nhằm giúp người dân có thể “đổi gió” cuộc sống của mình ngay trong lòng thành phố.

Các khu vực dịch vụ giải trí gắn liền với cây xanh và mặt nước ven sông, tạo nên đặc trưng riêng cho thành phố trong phát triển du lịch cũng như làm nổi bật hơn vai trò của sông Hồng.

Theo KTS. Phạm Thanh Tùng, chúng ta cần xác định đô thị sông Hồng phải thích ứng với thiên tai, với chế độ thủy văn khắc nghiệt, lũ lụt bất thường và với dịch bệnh Covid-19 để có ứng xử quy hoạch đúng.

“Đô thị hai bờ sông Hồng phải là đô thị xanh, đô thị thông minh ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo và Internet kết nối vạn vật vào trong vận hành và quản trị”, ông Tùng nhấn mạnh.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, khi làm Bí thư Thành ủy Hà Nội, cũng đã khẳng định quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng sẽ hướng ra sông, lấy sông Hồng làm trung tâm. Hai bên là trục vành đai xanh, cảnh quan đô thị, với yếu tố văn hóa đặc sắc của sông Hồng.

 

Đây là quy hoạch quan trọng, phải thay đổi cách tiếp cận theo nguyên tắc thuận thiên, lấy phòng chống lũ và chỉnh trị sông Hồng làm mục tiêu hàng đầu, không chất tải các cao ốc hai bên bờ sông Hồng.

Vì thế, theo ông Tùng, để phù hợp với địa hình, cảnh quan ngoài đê, cần quy hoạch xây dựng làm hai khu vực riêng biệt.

Khu vực phía trong trục đường giao thông chính tiếp cận với đê hiện nay sẽ xây dựng các khu nhà ở cao 5-6 tầng, với tầng 1 để trống (không làm tầng hầm) để không cản trở dòng chảy khi có lũ. Tùy từng khu vực có thể xây một số công trình cao tầng, có kiến trúc đặc biệt để làm điểm nhấn đô thị.

Các khu nhà ở 2-3 tầng kiểu nhà vườn, trên cột với tỷ lệ đất cây xanh lớn. Các không gian mở – xanh dành cho những hoạt động ngoài trời kết hợp với các công trình công cộng, dịch vụ tạo điều kiện cho người dân tham gia vào phát triển kinh tế, tăng thu nhập.

Các khu nhà ở hiện hữu sẽ được cải tạo chỉnh trang bằng nhiều hình thức để nâng cao chất lượng sống cho cư dân cũ và mới.

Khu vực ngoài trục đường giao thông chính tiếp cận với sông Hồng nên quy hoạch thành khu nông nghiệp sinh thái, như trồng rau sạch, trồng hoa, cây cảnh, xen kẽ là một số điểm dân cư.

Nhiều năm qua, Hà Nội đã ưu tiên phát triển nhanh thị trường bất động sản, nhưng lại rất thiếu đất dành cho không gian xanh, không gian công cộng, bãi đỗ xe.

Vì thế, ông Tùng cho rằng đồ án này tạo điều kiện để Hà Nội điều chỉnh quy hoạch phát triển trước đây, hướng đến khai thác một quỹ đất lớn có giá trị kinh tế rất cao, để tạo dựng những khu nhà ở sinh thái, không gian xanh, không gian công cộng một cách chủ động, không bị chi phối, bị điều chỉnh bởi các dự án kinh doanh bất động sản của nhà đầu tư.

“Đây cũng là cơ hội để Hà Nội chỉnh trang khu vực ngoài đê vốn phát triển rất lộn xộn và nhếch nhác, di dời các khu nhà ở hiện có xây dựng không an toàn và kém chất lượng, ảnh hưởng không gian thoát lũ. Đây là điều kiện để hiện thực hóa chủ trương giãn dân khu vực trung tâm nội đô lịch sử của thành phố và cảỉ tạo xây dựng lại hàng ngàn chung cư cũ đã xuống cấp tại 4 quận trung tâm Hà Nội”, ông Tùng cho biết.

Theo ông Tùng, đô thị sông Hồng là đồ án quy hoạch rất quan trọng, khi được phê duyệt sẽ có tính pháp lý, là cở sở lập quy hoạch chi tiết, quy hoạch sử dụng đất hai bên bờ sông.

Vì vậy, một quy hoạch chi tiết với thiết kế đô thị hiện đại, thông minh và có bản sắc văn hóa cùng những chính sách phát triển minh bạch, tạo điều kiện trong đấu thầu sử dụng đất, trong đầu tư phát triển bất động sản, thu hút được các nhà đầu tư tiềm năng trong nước và quốc tế… sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hiện thực hóa đồ án đã được duyệt, đảm bảo sự phát triển bền vững của thành phố sông Hồng trong tương lai.

“Nếu được như vậy, chắc chắn trong tương lai gần, thành phố đôi bờ sông Hồng sẽ hiện lên với cảnh quan kiến trúc tuyệt đẹp, với những khu nhà ở, nhà phố, công trình văn hóa công cộng có kiến trúc đặc sắc mang tính thời đại ẩn hiện giữa màu xanh ngút mắt của cây xanh, mặt nước, đem đến môi trường sống trong lành cho người dân”, ông Tùng chia sẻ.

Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tin rằng một khi được công bố, quy hoạch này sẽ là một trong những động lực mạnh mẽ thúc đẩy việc thu hút đầu tư.

Đọc thêm: Bất động sản Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh – Nơi nào hấp dẫn hơn?

Đăng ký nhận tin