Doanh nghiệp bỏ cọc đất Thủ Thiêm, Bộ Xây dựng kiến nghị xử lý

Bộ Xây dựng cho biết hiện tượng đấu giá đất rất cao rồi bỏ cọc tạo mặt bằng giá ảo để thao túng thị trường diễn ra khá phổ biến, thậm chí có trường hợp mang tính tổ chức.

Đây là thông tin được Bộ Xây dựng đưa ra trong báo gửi Thủ tướng về tác động của các kết quả đấu giá quyền sử dụng đất cao bất thường đến thị trường bất động sản, đặc biệt là các trường hợp có kết quả trúng đấu giá cao bất thường, gấp nhiều lần giá khởi điểm.

Cụ thể, theo báo cáo của Bộ Xây dựng, trong quá trình đấu giá đất tại các địa phương, đã có hiện tượng đấu giá rất cao với một số lô đất, nhưng sau đó doanh nghiệp lại bỏ cọc, tạo mặt bằng giá ảo để thao túng thị trường.

Cùng với đó, hoạt động mua đi, bán lại tại nhiều lô đất trúng đấu giá khác thu lợi bất chính cũng diễn ra phổ biến, thậm chí mang tính tổ chức. Một số trường hợp có kết quả trúng đấu giá cao gấp nhiều lần so với giá khởi điểm đã có tác động đến thị trường bất động sản khu vực.

Thao túng thị trường

Cụ thể với trường hợp đấu giá đất tại Thủ Thiêm, Bộ Xây dựng cho biết kết quả trúng đấu giá 4 lô đất đã có phần tác động đến mặt bằng giá đất, nhà ở, thị trường bất động sản của khu vực.

Giá đất tại Thủ Thiêm tăng mạnh sau phiên đấu giá hồi tháng 12/2021
Giá đất tại Thủ Thiêm tăng mạnh sau phiên đấu giá hồi tháng 12/2021

Trong đó, giá giao bán tại các dự án khu đô thị, nhà ở khu vực Thủ Thiêm đã đồng loạt tăng mạnh, tuy nhiên giao dịch ghi nhận rất ít. Sau khi có chủ đầu tư xin chấm dứt thực hiện hợp đồng trúng đấu giá và bỏ cọc, thị trường bất động sản khu vực này cơ bản đã ổn định trở lại.

Bộ Xây dựng cho biết thêm trong quá trình tổ chức thực hiện đấu giá, đặc biệt là đấu giá đất ở tại một số địa phương còn có hiện tượng cò đấu giá, quân xanh quân đỏ lộng hành, thông đồng, dìm giá, làm sai lệch kết quả đấu giá, gây mất an ninh, trật tự, thất thoát nguồn thu ngân sách, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia đấu giá.

Cũng có tình trạng để lộ thông tin người tham gia đấu giá trước khi cuộc đấu giá diễn ra và tình trạng xã hội đen đe dọa cá nhân, tổ chức phải rút hồ sơ.

Có hiện tượng thông đồng giữa tổ chức tư vấn định giá với người tham gia đấu giá để dìm giá, như vụ đấu giá quyền sử dụng đất tại tỉnh Thái Bình năm 2020 và huyện Đông Anh, Hà Nội năm 2021.

Theo cơ quan quản lý, các trường hợp đấu giá đất có kết quả cao bất thường, gấp nhiều lần giá khởi điểm sẽ tác động tiêu cực đến thị trường bất động sản.

Trong đó, hiện tượng lấy giá trúng cao gấp nhiều lần giá khởi điểm để làm thông tin tham chiếu, xác định giá đất, tạo mặt bằng giá mới cao hơn nhiều cho khu vực lân cận. Điều này sẽ có lợi cho các dự án mới được giao đất và đã nộp tiền sử dụng đất, nhưng gây bất lợi cho các dự án đã được chấp thuận mà chưa nộp tiền sử dụng đất.

Các trường hợp này còn ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư, kéo theo sự tăng giá của các sản phẩm nhà ở, bất động sản đã hoặc đang chào bán xung quanh.

Xử lý trường hợp thao túng, trục lợi đấu giá đất

2/4 doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm hồi tháng 12/2021 đã bỏ cọc
2/4 doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm hồi tháng 12/2021 đã bỏ cọc

Theo Bộ Xây dựng, giá đất tăng sẽ làm tăng chi phí đầu vào, kéo theo tăng giá bất động sản, dẫn tới các doanh nghiệp khó có cơ hội đầu tư dự án bình dân, giá thấp, gây khó khăn cho người dân, người có thu nhập thấp trong việc tạo lập nhà ở.

Bên cạnh đó, việc mặt bằng giá đất tăng quá cao sẽ khiến doanh nghiệp không có phương án kinh doanh hiệu quả, dẫn đến không thu hút được đầu tư xây dựng trên địa bàn địa phương, ảnh hưởng công tác thu hồi đất, bồi thường, tái định cư…

Để hạn chế tình trạng trên, Bộ Xây dựng cho biết sẽ tiếp tục theo dõi thị trường bất động sản; tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh bất động sản; phối hợp với UBND cấp tỉnh tổ chức kiểm tra, rà soát các dự án để xử lý theo quy định.

Bộ này cũng kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao tăng cường thanh tra về đấu giá đất, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, có yếu tố trục lợi.

Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo rà soát các tổ chức tín dụng cho các nhà đầu tư vay tiền tham gia đấu giá đất để đảm bảo an toàn tín dụng.

Kiến nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo xác định giá khởi điểm hợp lý, đảm bảo sát giá thị trường; quản lý chặt chẽ đối với hồ sơ đấu giá; tăng cường kiểm tra, giám sát với doanh nghiệp tham gia đấu giá…

Ngoài ra, Bộ Xây dựng cũng sẽ nghiên cứu bổ sung quy định để phân định các trường hợp, khu vực thực hiện đấu giá đất kèm theo điều kiện cụ thể đối với tổ chức, doanh nghiệp tham gia; nghiên cứu, rà soát, sửa đổi các quy định liên quan đến việc đấu giá đất.

Mới đây, Công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Thương mại Bình Minh – một trong 4 doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm – đã có văn bản xin bỏ cọc lô đất 3-9, diện tích 5.009,1 m2 mà doanh nghiệp này trúng đấu giá ở 5.026 tỷ đồng, cao gấp 6,9 lần giá khởi điểm.

Đây là doanh nghiệp thứ 2, sau Công ty Ngôi Sao Việt (công ty con của Tập đoàn Tân Hoàng Minh) tuyên bố bỏ cọc sau khi trúng đấu giá đất Thủ Thiêm gấp nhiều lần giá khởi điểm.

Hiện tại, còn lại 2/4 công ty trúng đấu giá đất Thủ Thiêm là Công ty CP Dream Republic (trúng đấu giá lô đất 3-5 giá 3.820 tỷ) và Công ty CP Sheen Mega (trúng đấu giá lô đất 3-8 giá 4.000 tỷ) đã đặt cọc hợp đồng và nhận được thông báo nộp tiền của Cục Thuế TP.HCM.

Nguồn: zingnews 

Tháng 1, giá bán biệt thự và nhà phố trên các sàn online tại một số khu vực ở TP.HCM và Hà Nội tăng 22-38% so với tháng cuối năm 2021.

Bất động sản ở Hà Nội tăng giá mạnh trong tháng đầu năm.
Bất động sản ở Hà Nội tăng giá mạnh trong tháng đầu năm.

Theo một vài khảo sát gần đây, mặc dù tháng 1 là tháng cận Tết, nhiều người dân nghỉ Tết sớm, thị trường bất động sản lại ghi nhận nhiều xu hướng tích cực.

Giá chào bán biệt thự liền kề ở quận Long Biên và Gia Lâm (Hà Nội) lần lượt tăng 38% và 27%, đạt gần 140 triệu đồng/m2 và 85 triệu đồng/m2. Trong khi đó, giá căn hộ chung cư cũng tăng 4,6%, theo sau sự gia tăng về mức độ quan tâm đến phân khúc căn hộ cao cấp.

Diễn biến tương tự cũng diễn ra ở khu vực phía Nam, dù không mạnh bằng. Giá rao bán biệt thự liền kề ở TP.HCM đều tăng, trong đó quận 7 tăng 24%, huyện Nhà Bè tăng 22%. Mức độ quan tâm loại hình bất động sản này cũng tăng mạnh đến 30% chỉ sau 1 tháng.

Đáng chú ý, với thị trường chung cư, mặc dù người dân không mấy mặn mà với các thông tin rao bán đăng tải, mức giá vẫn tăng 1,8%.

Nhìn chung, các thành phố gồm Hà Nội, Đà Nẵng, Khánh Hòa và Lâm Đồng là những thị trường nhộn nhịp nhất trong tháng đầu năm nay.

Giá chung cư ở các thành phố lớn cũng có chiều hướng gia tăng
Giá chung cư ở các thành phố lớn cũng có chiều hướng gia tăng

Những thống kê này cùng các số liệu từ cơ quan quản lý Nhà nước cho thấy ngành địa ốc đang tăng trưởng tốt. Tính đến ngày 20/1, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt 2,1 tỷ USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư trên 472 triệu USD, chiếm gần 22,5%.

Song song đó, số doanh nghiệp bất động sản thành lập mới trong tháng này cũng tăng 61,2% so với cùng kỳ. Thậm chí, số doanh nghiệp quay lại hoạt động đạt 610, tăng 304%.

Còn theo dự báo của các chuyên gia, các hoạt động xây dựng sẽ tăng khoảng 8% trong năm 2022, khi Nhà nước đẩy mạnh các khoản chi tiêu “bù đắp” cho cơ sở hạ tầng và nới lỏng quy định về phát triển bất động sản. Thị trường nói chung cũng được hưởng lợi từ sự phục hồi của ngành du lịch trong năm nay.

Nguồn: zingnews

Các điều kiện để chủ đầu tư được phân lô, bán nền đất?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, đối với dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán, chủ đầu tư muốn phân lô, bán nền đất thì cần phải đáp ứng những điều kiện nào?

 

Căn cứ khoản 1 điều 41 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 17 điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP), điều kiện dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền, bao gồm:

1. Chủ đầu tư dự án phải hoàn thành việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng gồm các công trình dịch vụ, công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 đã được phê duyệt; đảm bảo kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực trước khi thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người dân tự xây dựng nhà ở; đảm bảo cung cấp các dịch vụ thiết yếu gồm cấp điện, cấp nước, thoát nước, thu gom rác thải.

2. Chủ đầu tư phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai của dự án gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai (nếu có);

3. Dự án thuộc khu vực, loại đô thị được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền theo quy định. Cụ thể, chủ đầu tư dự án xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền tại khu vực không nằm trong địa bàn các phường của các đô thị loại đặc biệt và đô thị loại I trực thuộc Trung ương; khu vực có yêu cầu cao về kiến trúc cảnh quan, khu vực trung tâm và xung quanh các công trình là điểm nhấn kiến trúc trong đô thị; mặt tiền các tuyến đường cấp khu vực trở lên và các tuyến đường cảnh quan chính trong đô thị.

4. Các điều kiện khác theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị, xây dựng, phát triển đô thị, kinh doanh bất động sản và nhà ở.

Căn cứ Điều 21 Nghị định 91/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 04/2022/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 06/01/2022), trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê không đủ một trong các điều kiện quy định nêu trên hoặc đủ các điều kiện nhưng chưa được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 194 Luật Đất đai năm 2013 thì hình thức và mức xử phạt như sau:

– Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với diện tích đất đã chuyển nhượng dưới 0,5 ha.

– Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với diện tích đất đã chuyển nhượng từ 0,5 ha đến dưới 1 ha.

– Phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng đối với diện tích đất đã chuyển nhượng từ 1 ha đến dưới 3 ha.

– Phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng đối với diện tích đất đã chuyển nhượng từ 3 ha trở lên.

Trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê không đủ từ hai điều kiện quy định nêu trên trở lên thì hình thức và mức xử phạt như sau:

– Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với diện tích đất đã chuyển nhượng dưới 0,5 ha.

– Phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng đối với diện tích đất đã chuyển nhượng từ 0,5 ha đến dưới 1 ha.

– Phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng đối với diện tích đất đã chuyển nhượng từ 1 ha đến dưới 3 ha.

– Phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng đối với diện tích đất đã chuyển nhượng từ 03 ha trở lên.

Ngoài việc bị phạt tiền nêu trên còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

– Buộc làm thủ tục trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép phân lô, bán nền đối với trường hợp chưa có văn bản cho phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều 194 của Luật Đất đai năm 2013.

– Buộc chủ đầu tư phải hoàn thành việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng theo quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 đã được phê duyệt; hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai đối với trường hợp không đủ điều kiện thứ 2, thứ 3 nêu trên.

– Buộc chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm trong việc hoàn thành xây dựng nhà theo đúng thiết kế được phê duyệt đối với trường hợp không đủ điều kiện thứ 4 nêu trên.

– Buộc chủ đầu tư nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Lưu ý, đối với trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền mà không lập dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê thì bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 139/2017/NĐ-CP.

Xem thêm: Lời khuyên cho người mua nhà trong năm 2022

Nhà đầu tư gặp khó khăn gì khi mua đi bán lại bất động sản?

Mua đi bán lại là một trong những hình thức đầu tư bất động sản phổ biến nhất mà cả những người chưa có kinh nghiệm lẫn những nhà đầu tư lâu năm lựa chọn. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc mua đi bán lại cũng đi theo ý muốn nhà đầu tư.

 

 

Mua đi bán lại có thể là một hình thức kinh doanh bất động sản phổ biến, được nhiều người lựa chọn, nhưng bù lại cũng có một số vấn đề mà nhà đầu tư cần xác định ngay từ đầu trong trường hợp muốn xuống tiền.

Tìm đúng tài sản

Nhiều ngôi nhà không phải là sự lựa chọn phù hợp cho việc mua đi bán lại. Nhà đầu tư cần tìm tài sản ở những nơi có nhiều khách hàng tiềm năng, nhưng cần mua với mức giá hợp lý. Một nguyên tắc cần ghi nhớ đó là mua đi bán lại không phải khoản đầu tư lâu dài so với các khoản đầu tư nhà đất khác.

Một số cách xác định tài sản phù hợp có thể cân nhắc đó là tìm kiếm ở những khu vực thuộc phần đấu giá, những tài sản bị thu hồi cũng như những tài sản đầy đủ pháp lý rõ ràng. Ngược lại, những căn nhà đang trong diện cầm cố, tranh chấp, không có đầy đủ pháp lý là những thứ bạn nên tránh nếu không muốn gánh chịu rủi ro.

Nguồn vốn

Chắc chắc một trong những thách thức mà bạn có thể đối mặt khi đầu tư theo hình thức này là nguồn vốn. Không có gì lạ khi những người cho vay thế chấp muốn một khoản trả trước có giá trị từ 25% khoản vay trở lên. Ngoài ra, bạn cũng cần vốn để xử lý các vấn đề khác, chẳng hạn như cải tạo tài sản, thanh toán các khoản thuế, thủ tục hành chính,…

Bên cạnh việc lập kế hoạch tài chính, bạn cũng cần xây dựng ngân sách dự phòng để xử lý nếu mọi chuyện diễn ra không đúng theo kế hoạch ban đầu, một vấn đề mà phần lớn nhà đầu tư đều gặp phải.

Sự chậm trễ

Trong trường hợp là một nhà đầu tư và gặp phải sự chậm trễ trong một dự án, điều đó có thể khiến bạn vô cùng bực bội. Việc này có thể tạo ra những hệ lụy khác.

Để tránh một số tác động của sự chậm trễ, bạn không nên chỉ dựa vào một người hoặc một công ty trong mọi việc. Bạn cần phải cẩn thận trong việc kiểm tra các nhà thầu và nhận ra rằng giá rẻ hơn không phải lúc nào cũng tốt hơn. Bạn cũng nên có các kế hoạch dự phòng cho mọi trường hợp, mặc dù một số sự chậm trễ sẽ xảy ra cho dù bạn có kế hoạch tốt đến đâu.

Chi phí phát sinh

Như đã đề cập, việc lập ngân sách cho một khoản đầu tư mua đi bán lại luôn cần những khoản dự trù để đề phòng cho các khoản chi phí phát sinh. Trên thực tế, gần như mọi khoản đầu tư đề tồn tại các khoản chi phí phát sinh ngoài dự tính

Chỉ cần khâu kiểm tra tài sản không kỹ có thể dẫn đến nhiều khoản phí sửa chữa lớn. Ngoài ra, các thủ tục hành chính và thuế đôi khi cũng cần đến những khoản phí khác. Điều tốt nhất bạn có thể làm là cố gắng lập ngân sách dự trù có giá trị đủ lớn để phòng tránh các trường hợp phát sinh chi phí.

Không hiểu biết về thị trường

Cuối cùng, bạn phải hiểu thị trường bất động sản nếu muốn xuống tiền đầu tư. Tuy nhiên, để làm được điều này không hề đơn giản. Bạn cần có thời gian, trau dồi thêm kiến thức và học học kinh nghiệm từ những người khác. Bạn cũng nghiên cứu để nắm bắt những gì đang xảy ra trên thị trường tại bất kỳ thời điểm nào.

Không phải lúc nào việc mua đi bán lại cũng đem lại lợi nhuận lớn cho các nhà đầu tư. Ngay cả những yếu tố chủ quan, không kiểm soát được như đại dịch Covid-19 cũng có thể gây xáo trộn thị trường. Chính vì vậy, đây là vấn đề lớn mà các nhà đầu tư cần tìm hiểu trước khi xuống tiền.

Điểm mới về hình thức sử dụng đất để xây dựng nhà ở thương mại từ 01/3/2022

Ngày 11/01/2022, Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư công, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật đầu tư, Luật nhà ở, Luật đấu thầu, Luật điện lực, Luật doanh nghiệp, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thi hành án dân sự.

Theo đó, kể từ ngày 01/3/2022, hình thức sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được quy định như sau:

Thứ nhất, có quyền sử dụng đất hợp pháp thuộc một trong các trường hợp sau đây mà việc sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đất đai (trừ trường hợp thuộc diện Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng và các trường hợp thu hồi khác theo quy định của pháp luật):

– Có quyền sử dụng đất ở.

– Có quyền sử dụng đất ở và đất khác không phải là đất ở đáp ứng điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư.

Sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, nhà đầu tư có trách nhiệm thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất đối với dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất và thực hiện các nghĩa vụ tài chính có liên quan theo quy định của pháp luật về đất đai.

 

Hiện hành, tại điểm c khoản 1 điều 75 Luật đầu tư năm 2020 chỉ quy định ngắn gọn là: “Có quyền sử dụng đất ở hợp pháp và các loại đất khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang làm đất ở”. Như vậy, với quy định mới nêu trên sẽ đảm bảo rõ ràng và đầy đủ; thuận lợi cho chủ đầu tư, cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện quy định của pháp luật về vấn đề này.

Thứ hai, được Nhà nước giao đất để xây dựng nhà ở cho thuê, cho thuê mua, để bán.

Thứ ba, được Nhà nước cho thuê đất để xây dựng nhà ở cho thuê.

Thứ tư, nhận chuyển quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai để xây dựng nhà ở thương mại.

Xem thêm: Chính sách bất động sản nổi bật có hiệu lực từ tháng 02/2022

Bất động sản nghỉ dưỡng hưởng lợi từ chính sách mở cửa du lịch

Du lịch Việt Nam sẵn sàng mở cửa đón khách quốc tế khiến thị trường đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng sôi động trở lại.

Mở cửa du lịch, kích hoạt thị trường bất động nghỉ dưỡng

Với tình hình dịch bệnh được kiểm soát, Việt Nam đang tất bật bắt đầu giai đoạn mở cửa thời kỳ hậu Covid-19. Theo đó, từ ngày 15/2, nước ta đã mở lại mọi đường bay quốc tế thường lệ và dỡ bỏ các hạn chế về tần suất khai thác… Chính phủ cũng đã thống nhất từ ngày 31/3 sẽ mở cửa hoàn toàn hoạt động du lịch quốc tế, đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và đưa khách đi du lịch nước ngoài qua tất cả các cửa khẩu quốc tế.

Các hoạt động văn hóa, thể thao trở lại guồng quay, công tác tổ chức SEA Games lần thứ 31 được thúc đẩy đã phát tín hiệu lạc quan lên thị trường đầu tư, đặc biệt là thị trường bất động sản nghỉ dưỡng.

Bất động sản nghỉ dưỡng hưởng lợi từ chính sách mở cửa du lịch - 1
Ngành hàng không đã sẵn sàng các phương án đón khách quốc tế trở lại (Ảnh: VNA).

Ngay từ đầu năm, thanh khoản thị trường ở nhiều phân khúc vượt ngưỡng 80%, nguồn tiền lợi nhuận từ các kênh đầu tư như chứng khoán, kinh doanh vẫn đang đổ về bất động sản, cho thấy đây vẫn là kênh đầu tư được phần đông nhà đầu tư lựa chọn.

Tuy nhiên, tư duy xuống tiền của nhà đầu tư đã có nhiều khác biệt. Một chuyên gia trong ngành cho biết, “khẩu vị” của khách hàng ngày càng khắt khe khi chủ yếu quan tâm đến những sản phẩm bất động sản có quy hoạch bài bản, sinh lời ổn định và đặc biệt là đem lại nhiều giá trị cho con người và xã hội.

Tính ổn định của sản phẩm ở góc độ đầu tư còn là khả năng khai thác đa dạng, tiềm năng đầu tư trong dài hạn đem tới lợi nhuận trong tương lai. Giám đốc một doanh nghiệp bất động sản cũng cho rằng, nhà đầu tư giờ đây “ăn chắc mặc bền” và kén chọn trong đầu tư hơn trước khi đòi hỏi những sản phẩm phải đáp ứng bộ “tiêu chí đa năng”: Đa năng trong nhu cầu sử dụng, đa năng trong hoạt động đầu tư (khai thác cho thuê, tự doanh) từ đó đem tới khả năng sinh lời cho chủ sở hữu.

Bất động sản nghĩ dưỡng sở hữu nhiều lợi thế khai thác

Theo các chuyên gia, sức hút của một sản phẩm bất động sản phụ thuộc vào nhiều yếu tố then chốt. Đối với sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng, vị trí đóng vai trò quan trọng vì vị trí quyết định đến khả năng thu hút nguồn khách, đem lại lợi nhuận cho sản phẩm. Những dự án nằm ở những điểm đến có tiềm năng du lịch luôn là lựa chọn đầu tiên. Bên cạnh đó, vị trí cũng tác động tới trải nghiệm sống, nghỉ dưỡng và hưởng thụ của chính nhà đầu tư.

Bất động sản nghỉ dưỡng hưởng lợi từ chính sách mở cửa du lịch - 2
Việt Nam sở hữu nguồn lực về thiên nhiên đa dạng, phong phú.

Tuy nhiên, vị trí hoàn hảo mà sản phẩm không được quy hoạch bài bản cũng sẽ không đem lại khả năng khai thác như mong muốn. Tại những vùng đất như Cam Ranh, Nha Trang, Phú Quốc hay Đà Nẵng… các chủ đầu tư đang tập trung triển khai những “siêu dự án” với hệ sinh thái đầy đủ, phục vụ tối ưu mọi nhu cầu, mọi tệp khách hàng. Đây cũng là những sản phẩm thu hút dòng tiền của hàng nghìn nhà đầu tư.

Sức nén từ đại dịch quá lâu cộng hưởng với chính sách mở cửa hoàn toàn nền du lịch, năm 2022 được dự báo là năm bùng nổ của du lịch Việt Nam. Điều này góp phần tạo lực đẩy cho bất động sản gắn với du lịch nghỉ dưỡng tăng trưởng trở lại. Đặc biệt, những bất động sản thấp tầng biển sẽ là sản phẩm được săn đón nhờ những ưu thế đặc biệt về công năng sử dụng và tính thanh khoản tốt.

Trên thực tế, loại hình bất động sản này vẫn là một khoản đầu tư chắc chắn đối với các nhà đầu tư sành sỏi. Kể từ khi đại dịch bùng phát, tâm lý chung của nhiều nhà đầu tư chuyển hướng sang tính ổn định, bền vững thay vì lướt sóng như thời gian trước. Vì vậy, từ những năm 2020, 2021, các bất động sản biển, đặc biệt là loại thấp tầng được săn đón rất nhiều bởi những nhà đầu tư có tầm nhìn dài hạn.

Với đà tăng trưởng du lịch ở nước ta trong 5 – 10 năm tới và trong tương lai, sau khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát hoàn toàn, bất động sản nghỉ dưỡng vẫn sẽ là lựa chọn an toàn với chính sách cam kết lợi nhuận ổn định đến từ các chủ đầu tư uy tín.

Phú Cường cũng là một trong những đơn vị với tầm nhìn chiến lược dài hạn, đã đầu tư và sở hữu nhiều bất động sản nghỉ dưỡng đắc địa tại Nha Trang, Phú Quốc và Cam Ranh. Đây đều là những dự án có tiềm năng phát triển lớn trong tương lai, mang lại lợi ích lớn cho các nhà đầu tư khi tham gia đầu tư cùng Phú Cường. Để biết thêm thông tin chi tiết, Quý nhà đầu tư vui lòng liên hệ hotline 1900.636.101 hoặc inbox ngay tại ĐÂY để được chuyên viên tư vấn và hỗ trợ thêm!

Bước vào thị trường bất động sản năm 2022, nhà đầu tư cần chú ý điều gì?

Đầu tư là việc ai cũng có thể làm được. Tuy nhiên, làm thế nào để đầu tư đúng cách và hiệu quả thì không phải ai cũng làm được, đặc biệt khi nói đến đầu tư bất động sản.

 

Đầu tư bất động sản liên quan đến các giao dịch giá trị lớn, đòi hỏi sự chuẩn bị, cam kết và suy tính trước. Dưới đây là một số bí quyết dành cho những người có ý định tham gia thị trường trong năm 2022.

1. Tính toán chi phí

Đầu tư bất động sản thường bao gồm các khoản vay thế chấp và đặt cọc. Các chi phí khác liên quan đến việc mua (và sở hữu) bất động sản bao gồm chi phí mua tài sản, chi phí cải tạo, phí bảo hiểm và thuế tài sản.

Trước khi xuống tiền đầu tư, bạn cần tính toán các khoản phí lớn này một cách cẩn thận. Để xử lý các số liệu thống kê, bạn có thể sử dụng một trong nhiều công cụ tính toán khả năng chi trả của những trang web bất động sản. Trường hợp lý tưởng nhất là chi phí vận hành không nên vượt quá 25% tổng thu nhập hàng tháng của bạn.

2. Chọn vị trí tài sản lý tưởng

Trước khi mua bất động sản, việc nghiên cứu khu vực sẽ tạo ra sự khác biệt giữa đầu tư thông minh và đầu tư gây hại. Lựa chọn một khu vực đang phát triển và mở rộng quy mô là cách tiếp cận tốt nhất để tạo ra lợi nhuận tiềm năng lâu dài.

Đây là những yếu tố chính mà các nhà đầu tư cần tìm hiểu về một khu vực: Tỷ lệ tội phạm, hệ thống giao thông, tiện ích, cơ sở chăm sóc ý tế và giáo dục, hàng xóm, trung tâm mua sắm và nhà hàng.

Tất cả những yếu tố này góp phần tạo nên nhu cầu bất động sản thương mại và nhà ở cao ở bất kỳ khu vực nào. Bên cạnh đó, bạn nên tránh các khu vực chỉ phục thuộc duy nhất vào một động cơ kinh tế. Ví dụ, một thành phố nếu chỉ phụ thuộc vào ngành du lịch sẽ không thể tìm được cơ hội trong mùa dịch vừa qua.

3. Không nên vay nợ quá nhiều

Bạn không nên vay quá nhiều để đầu tư bất động sản, đặc biệt với những người mới. Mặc dù việc vay nợ để đầu tư bất động sản ở hiện tại tương đối đơn giản, nhưng động thái này giống như vậy là một con dao hai lưỡi.

Bạn cần biết khả năng tài chính của bản thân ở đâu. Nên nhớ, không phải lúc nào đầu tư bất động sản cũng sinh lãi. Sai lầm về tài chính đã khủng khiếp, nhưng không thể thanh toán các khoản nợ và ngập chìm trong khủng hoảng còn khủng khiếp hơn.

4. Nắm rõ các luật và quy định về bất động sản trong khu vực

Bạn đừng bao giờ nghĩ rằng tài sản của mình, mình muốn làm gì cũng được. Với bất động sản cũng vậy, bạn không thể xây thêm quá nhiều tầng cho một ngôi nhà nếu không tìm hiểu rõ luật pháp trong khu vực. Việc biến đổi cấu trúc một ngôi nhà trái với quy định pháp luật đôi khi gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng. Bạn có thể chịu những án phạt nặng từ các cơ quan chức năng.

Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến các dự án quy hoạch tại địa phương để xem tài sản của mình có nằm trong vùng được quy hoạch hay không. Khi đó, bạn sẽ có thời gian để chuẩn bị và nắm các quyền lợi cho bản thân.

5. Tham gia các mạng lưới nhà đầu tư địa phương

Thực tế, sẽ rất khó để bạn trở thành nhà đầu tư bất động sản thành công nếu như bạn chỉ đi một mình. Bạn cần tạo ra sự kết nối với các nhà đầu tư khác trong khu vực. Thậm chí, bạn cần mở rộng mối quan hệ với cả những người khác như chủ đầu tư, văn phòng đất đai, các cơ quan quy hoạch, luật sư,… Việc kết nối và tạo ra một mạng lưới quan hệ đủ lớn sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình đầu tư bất động sản.

Xem thêm: NFT cho thấy chiều kích mới của đầu tư bất động sản thời 4.0

Chính sách bất động sản nổi bật có hiệu lực từ tháng 02/2022

Trong tháng 02/2022, nhiều chính sách mới về bất động sản bắt đầu có hiệu lực thi hành. Trong đó, nổi bật nhất là các chính sách sau đây:

1. Sử dụng khoảng 5.481 ha đất xây dựng cao tốc Bắc – Nam phía Đông

Từ ngày 25/02/2022, Nghị quyết 44/2022/QH15 về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025 bắt đầu có hiệu lực thi hành.

Theo đó, Dự án này gồm các đoạn từ Bãi Vọt (Hà Tĩnh) đến Cam Lộ (Quảng Trị), từ Quảng Ngãi đến Nha Trang (Khánh Hòa) và từ Cần Thơ đến Cà Mau.

Sơ bộ nhu cầu sử dụng đất của Dự án khoảng 5.481 ha, trong đó đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên khoảng 1.532 ha, đất rừng phòng hộ khoảng 110 ha, đất rừng sản xuất khoảng 1.436 ha.

Giải phóng mặt bằng các dự án thành phần theo quy mô 06 làn xe, riêng đối với các dự án thành phần Cần Thơ – Hậu Giang và Hậu Giang – Cà Mau giải phóng mặt bằng theo quy mô 04 làn xe.

 

2. Hướng dẫn sắp xếp lại, xử lý nhà đất công

Theo Thông tư 125/2021/TT-BTC, việc xử lý chuyển tiếp đối với các trường hợp phát sinh từ ngày 01/01/2018 đến trước ngày 01/09/2021 theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 67/2021/NĐ-CP được thực hiện như sau:

– Nhà, đất đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt phương án bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2 Nghị định 67/2021/NĐ-CP.

– Nhà, đất đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt phương án chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2 Nghị định 67/2021/NĐ-CP.

– Nhà, đất đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo các phương án khác thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 2 Nghị định 67/2021/NĐ-CP.

Thông tư 125/2021/TT-BTC bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2022.

3. Thanh Hóa quy định về công khai danh mục các thửa đất nhỏ hẹp

Từ ngày 02/02/2022, Quyết định 02/2022/QĐ-UBND quy định việc rà soát, công bố công khai danh mục các thửa đất nhỏ hẹp, việc lấy ý kiến người dân và công khai việc giao đất, cho thuê đất các thửa đất nhỏ hẹp do nhà nước quản lý trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa bắt đầu có hiệu lực.

Theo đó, UBND cấp huyện nơi có đất có trách nhiệm công khai danh mục các thửa đất nhỏ hẹp do Nhà nước trực tiếp quản lý tại địa phương, lấy ý kiến người dân và công khai việc giao đất, cho thuê đất đối với các thửa đất nhỏ hẹp tại địa phương để giao, cho thuê cho người sử dụng đất liền kề. Cụ thể như sau:

– Công khai danh mục các thửa đất nhỏ hẹp do Nhà nước trực tiếp quản lý tại địa phương để giao, cho thuê cho người sử dụng đất liền kề trên cổng thông tin điện tử cấp huyện; niêm yết tại Trụ sở UBND cấp huyện; thời gian công khai là 15 ngày làm việc (có biên bản niêm yết và kết thúc công khai).

– Chỉ đạo UBND cấp xã niêm yết công khai danh mục các thửa đất nhỏ hẹp do Nhà nước trực tiếp quản lý tại địa phương để giao, cho thuê cho người sử dụng đất liền kề tại Trụ sở UBND cấp xã và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất; thời gian công khai là 15 ngày làm việc (có biên bản niêm yết và kết thúc công khai); gửi văn bản lấy ý kiến người sử dụng đất liền kề về nhu cầu sử dụng thửa đất nhỏ hẹp dự kiến giao, cho thuê.

– Kết thúc công khai và lấy ý kiến, UBND cấp huyện có trách nhiệm trả lời bằng văn bản các ý kiến của người dân nơi có đất, người sử dụng đất liền kề (nếu có) về các kiến nghị liên quan đến việc giao, cho thuê các thửa đất liền kề.

Sau khi công khai và lấy ý kiến người dân, việc giao đất, cho thuê đất theo thẩm quyền được thực hiện theo quy định tại Điều 14a Nghị định 43/2014/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Nghị định số 148/2021/NĐ-CP) và các quy định của pháp luật có liên quan.

4. Điểm mới về sử dụng đất dành cho đường bộ tại khu đô thị, khu dân cư

Theo Nghị định 117/2021/NĐ-CP (bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 15/02/2022), quy định về sử dụng đất dành cho đường bộ có những điểm đáng chú ý sau đây:

Dự án khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu dân cư, khu thương mại dịch vụ và các công trình khác phải xây dựng theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và có hệ thống đường gom nằm ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ (quy định hiện hành là nằm ngoài phạm vi đất dành cho đường bộ).

Chủ đầu tư dự án chịu trách nhiệm xây dựng hệ thống đường gom, không được sử dụng đất dành cho đường bộ để làm công trình phụ trợ, đường đấu nối; trường hợp cần phải sử dụng đất dành cho đường bộ để làm đường đấu nối vào quốc lộ thì phải thực hiện đúng vị trí điểm đấu nối được UBND cấp tỉnh quyết định theo quy định (quy định hiện hành là thực hiện đúng vị trí điểm đấu nối trong quy hoạch đấu nối của UBND cấp tỉnh đã thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải).

Nghị định 117/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 11/2010/NĐ-CP.

Xem thêm: Lời khuyên cho người mua nhà trong năm 2022

NFT cho thấy chiều kích mới của đầu tư bất động sản thời 4.0

NFT đang trở nên ngày càng phổ biến đối với ngành bất động sản, thể hiện qua xu hướng “token hóa” cả tài sản kỹ thuật số và tài sản vật lý diễn ra mạnh mẽ suốt năm vừa qua. NFT được kỳ vọng sẽ tạo ra một cuộc cách mạng trong hoạt động đầu tư bất động sản, bất chấp những thách thức về pháp lý và tài chính đang đặt ra với các cơ quan quản lý và bản thân nhà đầu tư.

Xuất hiện từ năm 2012 và được giao dịch từ khoảng năm 2017, nhưng phải đến đầu năm 2021 thì tài sản NFT mới nổi lên như một hiện tượng khi bức tranh kỹ thuật số mang tên “Everydays: The First 5000 Days” của họa sĩ Beeple được bán với giá 69,3 triệu USD. Từ lĩnh vực nghệ thuật, cơn sốt NFT và token hóa (hay còn gọi là mã hóa) đã nhanh chóng lan sang thời trang, bất động sản và nhiều loại tài sản khác với sự tiên phong của các công ty công nghệ, giới đầu tưvà các doanh nghiệp trong từng ngành.

Diễn đàn Kinh tế Thế giới dự đoán rằng 10% GDP toàn cầu sẽ được lưu trữ trên blockchain vào năm 2027. Trong khi đó, thị trường token hóa trên blockchain dự kiến có thể đạt 24 nghìn tỷ USD vào cùng năm, bao gồm cả các tài sản tài chính.

Đối với lĩnh vực bất động sản, NFT được kỳ vọng sẽ thúc đẩy quá trình tự động hóa trong các thủ tục chuyển nhượng, tăng tính thanh khoản, thu hút vốn đầu tư, giảm yêu cầu về vốn chủ sở hữu và cải thiện tính minh bạch. Nhiều chuyên gia dự báo đây sẽ là những điều kiện tiên quyết để mở rộng môi trường đầu tư bất động sản theo nhiều chiều một cách sáng tạo,mạnh mẽ, bền vững, thậm chí cả dân chủ và bình đẳng.

Vậy NFT là gì?

NFT, viết tắt của Non-Fungible Token, là các mã không thể thay thế dùng để xác thực một tài sản kỹ thuật số và chủ sở hữu của tài sản đó. Tài sản NFT có thể là các tác phẩm nghệ thuật, một chiếc túi xách hàng hiệu, hay bất động sản tồn tại dưới dạng kỹ thuật số trên các metaverse (vũ trụ ảo). Chúng cũng có thể là các tài sản vật lý được token hóa để “dịch chuyển” từ thế giới thực sang thế giới ảo.

Cốt lõi của các tài sản NFT và quá trình token hóa là blockchain, một công nghệ lưu trữ và truyền tải thông tin phi tập trung theo thời gian thực với tính bảo mật cao. Blockchain cho phép chia tài sản thành các đơn vị nhỏ hơn để đại diện cho quyền sở hữu từng phần mà không một bên nào có thể xóa bỏ hoặc thay đổi.Nhờ blockchain, các tài sản NFT được đảm bảo tính minh bạch tuyệt đối, không thể giả mạo nguồn gốc và tăng sức hấp dẫn về mặt đầu tư. Điều này đặc biệt có ý nghĩa với bất động sản, một loại tài sản đang có quá nhiều rào cản gia nhập do giá trị lớn, tính thanh khoản thấp, nhiều loại thuế phí và thủ tục chuyển nhượng phức tạp.

Nút F5 cho đầu tư bất động sản

Cơn sốt bất động sản ảo trên các metaverse hiện nay chỉ là phần nổi của thế giới NFT. Trước khi các mảnh đất ảo trên những nền tảng phổ biến như Decentraland hay Axie Infinity được chuyển nhượng với giá hàng triệu USD, NFT đã là công cụ huy động vốn hiệu quả cho một số bất động sản trong thế giới thực thông qua các đợt chào bán token chứng khoán (Security Token Offering – STO).

Năm 2018, token có tên gọi AspenCoin đã huy động được 18 triệu USD thông qua STO tại Mỹ. Token này đại diện cho quyền sở hữu vốn cổ phần được chia nhỏ của khu nghỉ dưỡng hạng sang St. Regis Aspen Resort gồm 179 phòng ở bang Colorado, Mỹ. Mỗi token trị giá 1 USD với mức đầu tư tối thiểu là 10.000 USD. Tổng số token chào bán tương đương với 18,9% cổ phần của khu nghỉ dưỡng nhưng không kèm theo quyền biểu quyết.

Bước sang năm 2020, công ty tài chính Black Manta Capital Partnerscủa Đức đã token hóa một bất động sản nằm ở vị trí đắc địa tại Berlin. Dự án trị giá 12 triệu USD này được chia nhỏ thành các khoản đầu tư với mức vốn tối thiểu 500 Euro, thu hút nhiều nhà đầu tư cá nhân và tổ chức đến từ Đức và Áo. Mức lợi nhuận kỳ vọng là 20% doanh thu bán hàng sau khi dự án hoàn thành xây dựng vào năm 2022.

Ở cả hai ví dụ trên, NFT mang lại một mô hình huy động vốn mới mẻ cho các nhà phát triển. Trong thị trường bất động sản truyền thống, quá trình huy động vốn thường chỉ diễn ra khi nhà phát triển có tài sản đảm bảo (mảnh đất xây dựng dự án chẳng hạn) hoặc đạt được một dấu mốc mang tính thanh khoản của dự án (ví dụ như phải hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật trước khi bán nhà ở hình thành trong tương lai). Tất cả đều đòi hỏi nhà phát triển phải có sẵn nguồn lực tài chính dồi dào để hoàn thành dự án đến một giai đoạn nhất định. ‘

Còn với các tài sản NFT, họ có thể vay vốn và chuyển nhượng một cách công khai ở bất kỳ giai đoạn phát triển nào của dự án và thị trường. Họ cũng có thêm một kênh huy động vốn từ cộng đồng (crowdfunding), thay vì bị phụ thuộc vào các bên cho vay chính như ngân hàng hay tổ chức tài chính với các điều kiện khắt khe và thủ tục phức tạp. Dù có khá nhiều điểm tương đồng về phương thức hoạt động so với các quỹ tín thác đầu tư bất động sản (REIT), việc huy động vốn của tài sản NFT lại được thực hiện dễ dàng và nhanh chóng hơn rất nhiều.

Ở phía bên kia, các nhà đầu tư cá nhân chỉ cần mua một vài mã token đại diện cho một phần nhỏ của bất động sản là sẽ được tham gia vào một sân chơi mà trước đây chỉ dành cho các tổ chức và nhà đầu tư chuyên nghiệp có nguồn tài chính dồi dào. Họ sẽ hưởng lợi nhuận từ việc kinh doanh hoặc khai thác bất động sản theo tỷ lệ sở hữu và cũng có thể bán lại token cho người khác, kể cả cho nhà phát triển, nếu muốn thoái vốn. Thậm chí nhà đầu tư (một mình hoặc cùng với các nhà đầu tư khác dựa trên tỷ lệ sở hữu token) còn có quyền yêu cầu nhà phát triển đưa ra quyết định về bất động sản theo mong muốn của đa số, tùy theo chính sách hoặc cam kết của nhà phát triển khi phát hành token.

Ở bức tranh rộng hơn, nhiều nhà đầu tư nhỏ có thể kết hợp lại hoặc huy động thêm vốn từ cộng đồng để mua một bất động sản có giá trị lớn. Trong tương lai, họ thậm chí có thể dùng mã token làm tài sản thế chấp để vay vốn đầu tư từ các kênh khác. Kết quả là, thị trường đầu tư bất động sản sẽ trở nên dân chủ, công bằng và sôi động hơn rất nhiều.

Điểm mạnh tiếp theo của bất động sản NFT là chúng được giao dịch thông qua một “hợp đồng thông minh”. Đây là một bộ quy tắc lưu trữ được số hóa trên blockchain, giúp tự động hóa mọi quy trình chuyển nhượng để tiết kiệm chi phí quản lý và vận hành, giảm bớt sự tham gia của các bên trung gian hay những lỗi do sự bất cẩn của con người gây ra. Hợp đồng thông minh sẽ cung cấp các dữ liệu về nhà phát triển, thông số và chi phí xây dựng dự án, các điều khoản và điều kiện chuyển nhượng, các quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, các vấn đề về lợi nhuận và thuế khóa.

Các thông tin này có thể truy cập công khai và không thể thay đổi nhờ đặc tính quản lý phi tập trung và tính minh bạch của công nghệ blockchain. Do đó, nhà đầu tư dễ dàng tìm hiểu về lịch sử của bất động sản hay tiến hành thẩm định giá để đánh giá tiềm năng của dự án trước khi rót vốn. Hợp đồng thông minh thậm chí được dự báo sẽ phá vỡ rào cản do sự khác biệt về thủ tục chuyển nhượng bất động sản giữa các quốc gia và khu vực.

Những lợi thế kể trên sẽ giúp các giao dịch NFT được thực hiện nhanh chóng và đơn giản, thay vì kéo dài lê thê, phức tạp, quan liêu và tốn kém như bất động sản truyền thống. Đây cũng là yêu cầu mà Millennials và Gen Z, những khách hàng chính của thị trường này luôn kỳ vọng.

Pháp lý là trở ngại lớn nhất

Mặc dù NFT có khả năng giải quyết được nhiều trở ngại về thủ tục và dân chủ hóa quyền tiếp cận đầu tư bất động sản,các bên liên quan vẫn đang phải đối mặt với những thách thức bao gồm hạn chế công nghệ, rủi ro tài chính và đặc biệt là thiếu khuôn khổ pháp lý.

Trước hết, để tiến hành giao dịch các tài sản NFT, nhà đầu tư phải có kiến thức cơ bản về blockchain và ví tiền điện tử. Ngay cả khi đã hiểu rõ về công nghệ, các rủi ro như chuyển tiền nhầm đến sai địa chỉ ví và không thể lấy lại vẫn xảy ra. Đồng thời, khi quá nhiều người cố gắng mua một tài sản NFT, phí giao dịch sẽ tăng đột biến và thời gian giao dịch kéo dài hơn. Nếu các sai sót về hạ tầng và kết nối mạng xảy ra ngay lúc đó, nhiều nhà đầu tư có thể giao dịch thất bại mà vẫn mất tiền oan.

Đối với các bất động sản ảo trên metaverse,nhiều chuyên gia lo ngại về rủi ro tài chính khi chúng được định giá quá cao mà chưa cho thấy khả năng khai thác thương mại thực sự. Một số metaverse lớn như Decentraland đang tràn ngập lỗi phần mềm, các máy chủ trống và lượng người dùng ít ỏi nhưng lại có các tài sản ảo được định giá lên tới hàng triệu USD. Không chỉ vậy, các giao dịch trên metaverse đều được thực hiện thông qua tiền ảo, một loại phương tiện thanh toán dễ dàng bị thao túng và chưa được các chính phủ công nhận.Tất cả những yếu tố này kết hợp với tâm lý sợ bỏ lỡ của nhà đầu tư có thể khiến bong bóng tài sản ảo nổ tung do đầu cơ quá mức.

Trong khi đó, các bất động sản vật lý được token hóa lại gặp thách thức về quyền sở hữu sau khi đã chia nhỏ và bán cho nhà đầu tư. Nhà phát triển sẽ không dễ dàng quyết định việc cho thuê hay chuyển nhượng bất động sản nếu không có sự đồng thuận của các “cổ đông token”. Nếu nhà phát triển sử dụng tài sản NFT để huy động vốn và rơi vào tình trạng vỡ nợ, thì việc thu hồi vốn của các nhà đầu tư nhỏ lẻ gần như là không thể vì thiếu căn cứ pháp lý. Việc ai là người có trách nhiệm trả khoản nợ nói trên cũng là một câu hỏi hóc búa khi mà quyền sở hữu đã bị chia nhỏ.

Trên hết, thách thức lớn nhất đối với tài sản NFT đến từ khía cạnh pháp lý. Chưa có một quốc gia nào đưa ra các quy định để quản lý loại tài sản này. Những hướng dẫn ban đầu từ một số quốc gia và thành phố như Mỹ, Anh, Nhật Bản, Singapore và Hong Kong mới chỉ đề cập đến các token chứng khoán thay vì toàn bộ thị trường NFT. Tại Mỹ, nhiều cơ quan đang giám sát các tài sản kỹ thuật số nhưng chỉ theo từng khía cạnh riêng lẻ như tài chính, giao dịch hàng hóa hay thuế khóa, chứ chưa xác định được một bộ tiêu chí quản lý tổng thể. Sự không chắc chắn về pháp lý này sẽ khiến những người tham gia vào thị trường NFT từ những ngày đầu chịu rủi ro lớn nhất. Một khi các quy định chào bán, phân phối, nắm giữ, giao dịchvà quản lý tài sản NFT bị thay đổi, họ có thể thiệt hại hàng triệu USD.

Các thách thức còn lại xuất phát từ bản chất nội tại của NFT và công nghệ blockchain. Mặc dù lợi ích lớn nhất là thúc đẩy tính thanh khoản của các tài sản có giá trị lớn, nhưng trên thực tế, tính thanh khoản của tài sản NFT trên các sàn giao dịch quốc tế đang tương đối thấp. Nhà đầu tư chỉ có thể mua bán chúng trên các metaverse hoặc nền tảng chuyên biệt do các công ty tư nhân thiết lập. Điều này mang lại rủi ro rất lớn cho nhà đầu tư nếu các nền tảng trên sụp đổ hay công ty chủ quản có ý định lừa đảo. Cuối cùng, do phát triển trên nền tảng dữ liệu phi tập trung của blockchain, các tài sản NFT đang vật lộn với việc cân bằng giữa tính minh bạch về dữ liệu và bảo mật thông tin kinh doanh của doanh nghiệp.

Triển vọng tương lai

Nhu cầu đầu tư vào bất động sản trên toàn cầu liên tục tăng dần qua từng năm, nhất là từ phía các nhà đầu tư cá nhân. Trong khi đó, nguồn vốn đổ vào ngành này phần lớn vẫn đến từ các khoản vay ngân hàng, tổ chức tài chính và các quỹ tư nhân. Năm 2019, cho vay tư nhân trong lĩnh vực bất động sản mới chỉ đạt 190 tỉ USD. Do đó, huy động vốn từ thị trường tư nhân sẽ là yếu tố quan trọng để thúc đẩy đầu tư bất động sản nói riêng và ngành bất động sản nói chung. Đây chính là cơ sở phát triển của các tài sản NFT và token hóa trong tương lai.

Tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, khối lượng giao dịch bất động sản đạt 184 tỉ USD vào năm 2020, nhưng chưa đến 1% trong đó sử dụng STO. Theo dự báo, các đợt STO của các tài sản NFT sẽ tăng mạnh trong vòng 3 năm tới và nhà đầu tư bất động sản sẽ giữ vai trò tiên phong do được thúc đẩy bởi tốc độ sinh lời tốt của các dự án bất động sản trong khu vực.

Việt Nam cũng không nằm ngoài cuộc chơi. Nhiều doanh nghiệp trong nước đang nhanh chóng bắt nhịp để ứng dụng NFT và công nghệ blockchain vào đầu tư, kinh doanh và quản lý dự án. Đầu năm 2020, nhiều công ty ra mắt nền tảng công nghệ đầu tư chung bất động sản mang tên Revex. Nhà đầu tư có thể tham gia mua chung một bất động sản theo mét vuông với số tiền tối thiểu là 1 triệu đồng. Sau khi mua, họ có thể đem đi cho thuê và cùng phân chia lợi nhuận theo tỉ lệ vốn đầu tư. Một số doanh nghiệp khác trong lĩnh vực nghỉ dưỡng cũng đã giới thiệu các sản phẩm kỳ nghỉ NFT tương tự như mô hình timeshare, nhưng được kỳ vọng là sẽ minh bạch và hiệu quả hơn nhà đầu tư so với cách làm truyền thống.

Nhìn về dài hạn, tài sản NFT có thể là lời giải cho tình trạng thiếu nhà ở tại các đô thị. Các nhà phát triển bất động sản có thể token hóa các căn hộ và bán cho khách thuê. Các gia đình trẻ có thể vừa ở tại căn hộ, vừa mua dần số lượng token cho tới khi có quyền sở hữu hoàn toàn. Như vậy, họ sẽ không gặp áp lực về mặt tài chính cho khoản đặt trước hay các lần thanh toán trả góp. Còn nhà phát triển có thể hưởng lợi từ việc cho thuê và tăng vốn chủ sở hữu đối với tài sản trong danh mục đầu tư.

Về mặt tổng thể, bất chấp những thách thức đang phải đối mặt, NFT vẫn là một sáng tạo công nghệ có tính đột phá về mặt đầu tư cho ngành bất động sản. Tuy nhiên, tương lai của loại tài sản này còn phụ thuộc vào cách mà các nhà phát triển sử dụng NFT để tối ưu hóa sản phẩm và dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Bởi xét đến cùng, bất kỳ công nghệ nào cũng là để phục vụ con người và sẽ chỉ có chỗ đứng nếu đáp ứng được những nhu cầu cần thiết của cuộc sống.

Bộ Xây dựng lập tổ công tác về nhà ở xã hội, công nhân, cải tạo chung cư cũ

Theo Quyết định vừa được Bộ trưởng Bộ Xây dựng ký ban hành, Tổ công tác có nhiệm vụ làm việc với các địa phương để đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra về xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở xã hội.

Tổ công tác có nhiệm vụ làm việc với các địa phương để đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra về xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở
Tổ công tác có nhiệm vụ làm việc với các địa phương để đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra về xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị vừa ký Quyết định về việc thành lập Tổ công tác triển khai chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ.

Tổ công tác này thành lập để thực hiện theo Nghị quyết số 11 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội.

Tổ trưởng Tổ công tác là ông Nguyễn Văn Sinh – Thứ trưởng Bộ Xây dựng. Ông Bùi Xuân Dũng – Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản là Tổ phó.

Ngoài ra còn có các thành viên khác là các cục, vụ thuộc Bộ Xây dựng, các đại diện từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội…

Theo Quyết định, Tổ công tác có nhiệm vụ làm việc với các địa phương để đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra về xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở.

Đặc biệt, Tổ công tác sẽ tập trung về các chỉ tiêu về nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; việc bố trí quỹ đất, thủ tục đầu tư, quản lý sử dụng nhà ở xã hội (trong đó có nhà ở công nhân khu công nghiệp); việc cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ nhằm kịp thời thúc đẩy tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội.

Thúc đẩy nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cải tạo chung cư cũ là những nội dung, nhiệm vụ được Bộ Xây dựng đẩy mạnh trong thời gian qua. Mới đây, Bộ Xây dựng cũng đã có văn bản gửi các tỉnh thành về việc tăng cường kiểm tra, giám sát về quản lý, sử dụng nhà ở xã hội.

Cụ thể, lãnh đạo Bộ Xây dựng cho biết, thời gian qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin về một số tồn tại, bất cập, vi phạm trong công tác quản lý, sử dụng nhà ở xã hội tại một số địa phương như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên, Đắk Lắk…

Không ít bất cập được nêu ra như đối tượng được mua nhà ở xã hội chưa đúng quy định; việc lập dự toán theo phương án tính giá bán của chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội chưa đúng; chủ đầu tư, khách hàng tự thay đổi thiết kế công trình, căn hộ; việc sử dụng căn hộ không đúng mục đích…

Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các sở ngành có liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật. Điều này nhằm kịp thời chấn chỉnh và khắc phục các tồn tại, bất cập nêu trên, tránh tình trạng lợi dụng chính sách ưu đãi của Nhà nước.

Ngoài ra, Bộ Xây dựng cũng có văn bản đề nghị các địa phương rà soát, kiểm tra việc bố trí quỹ đất nhà ở xã hội tại các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị trên địa bàn đảm bảo theo đúng quy định pháp luật về nhà ở.

Trong thời gian tới, dự kiến Bộ sẽ tổ chức đoàn công tác làm việc với một số địa phương về xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở; việc bố trí quỹ đất, thủ tục đầu tư, quản lý sử dụng phát triển nhà ở xã hội, trong đó có nhà ở công nhân khu công nghiệp…

Nguồn: dantri.com.vn 

Đăng ký nhận tin