Đầu tư BĐS chỉ từ 10.000.000 đồng? Chuyện thật như đùa

Hình thức đầu tư BĐS cho người ít vốn

Đối với một dự án bất động sản có giá trị hơn 1 tỷ đồng thì khi một nhà đầu tư muốn tham gia đầu tư vào dự án, người đó cần phải sở hữu số vốn tối thiểu là vài trăm triệu đồng. Một bất động sản (BĐS) có giá trị lớn như vậy dù có tiềm năng tới đâu, thì cũng rất ít nhà đầu tư có đủ năng lực tài chính để hùn vốn. Nhưng nếu cùng BĐS đó mà số lượng người góp vốn tăng lên gấp 3, gấp 4 lần với số tiền bỏ ra ít hơn thì bài toán sở hữu trong tay một sản phẩm bất động sản sẽ dễ dàng hơn với những nhà đầu tư vốn nhỏ, ít vốn.

Có thể hiểu hình thức đầu tư chung bất động sản thực ra cũng không khác gì các hình thức góp vốn hợp tác kinh doanh. Với hình thức này, nhà đầu tư có thể tham gia đầu tư với số vốn rất nhỏ chỉ từ 20 triệu đồng. Nhà đầu tư cũng dễ dàng mua, bán, chuyển nhượng phần đầu tư của mình cho người khác.

Theo quy luật cung cầu, khi thị trường có nhu cầu thì ắt sẽ có nguồn cung để đáp ứng. Việc doanh nghiệp và cá nhân cùng nhau góp vốn đầu tư dường như đã trở thành một xu hướng tất yếu của cơ chế phát triển trên thị trường. Đây cũng là nền tảng và là cầu nối giúp nhiều nhà đầu tư nhỏ, lẻ có thể tham gia vào hoạt động đầu tư, đồng thời là cách huy động nguồn lực tài chính để hoạt động kinh doanh hiệu quả nhất.

Đầu tư bất động sản chỉ từ 10.000.000đ với nền tảng Phu Cuong Group

Xuất phát từ hình thức đầu tư chung BĐS, Phú Cường cho ra mắt nền tảng Phu Cuong Group. Đây là ứng dụng đầu tư chung bất động sản: an toàn – minh bạch. Phu Cuong Group cho phép quản lý và thực hiện các giao dịch hợp đồng hợp tác đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản, được xây dựng trên nền tảng công nghệ 4.0 tiên tiến nhất.

Phu Cuong Group là nền tảng trung gian kết nối giữa chủ đầu tư và nhà đầu tư bất động sản. Phân khúc khách hàng mà Phu Cuong Group hướng đến là mọi đối tượng trong xã hội kể cả những người có mức thu nhập dưới trung bình. Ai cũng có thể đầu tư bất động sản với số vốn chỉ từ 10.000 đồng. Các nhà đầu tư có thể góp vốn để cùng đầu tư chung, tuỳ vào năng lực tài chính của mình.

Tại Phu Cuong Group, giao dịch được thực hiện và ghi nhận vào hệ thống bằng phần mềm công nghệ có tính bảo mật cao. Không ai có thể sửa hoặc thay đổi được bất cứ giao dịch nào một khi đã được ghi nhận trên hệ thống. Điều này sẽ đảm bảo tính công khai của thị trường, minh bạch của giao dịch và sự toàn vẹn của thông tin.

Sự ra đời của Phu Cuong Group mang đến một phương thức đầu tư mới trong lĩnh vực bất động sản cho toàn xã hội. Với khách hàng, thay vì phải có một số tiền rất lớn mới đầu tư được vào bất động sản, thì ngày nay, thông qua Phu Cuong Invest các nhà đầu tư nhỏ với nguồn vốn ít cũng có thể đầu tư. Sự minh bạch về pháp lý, tiêu chuẩn thẩm định dự án nghiêm ngặt cùng sự tư vấn chi tiết, chuyên sâu về phương án đầu tư đến tư Hội đồng khuyến nghị đầu tư, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm khi góp vốn đầu tư chung trên Phu Cuong Group.

 

Với thị trường BĐS, Phu Cuong Group tạo nên một cách thức gọi vốn mới, giúp các Chủ đầu tư tiếp cận với nguồn vốn mới để thực hiện dự án nhanh hơn, tốt hơn, tháo gỡ những ách tắc trong quá trình phát triển dự án bất động sản.

Với nền tảng đầu tư chung bất động sản – Phu Cuong Group, Phú Cường sẽ hoàn thiện thêm hệ sinh thái bất động sản phong phú của Phú Cường. Mặt khác, cũng chính từ kinh nghiệm, uy tín và hệ sinh thái đặc biệt của mình, Phu Cuong Group sẽ có cơ hội được ứng dụng ra thực tiễn và phát triển mạnh mẽ hơn.

Thực hiện pháp luật đất đai: Bộc lộ nhiều bất cập, chồng chéo

Luật Đất đai 2013 sau gần 10 năm có hiệu lực đã bộc lộ nhiều bất cập, chồng chéo dẫn đến khó khăn trong quá trình tổ chức, thực hiện. Bộ TN&MT đề xuất sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung của Luật Đất đai và dự kiến Chính phủ sẽ trình Quốc hội vào năm 2022.

Mâu thuẫn với các văn bản pháp luật khác

Trao đổi với báo Kinh tế & Đô thị, luật sư Đặng Văn Cường – Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp cho biết, hiện nay đang xảy ra tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo giữa pháp luật đất đai với các văn bản pháp luật khác như: Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư, Luật Kinh doanh bất động sản, Bộ luật Dân sự…
Cụ thể, với Luật Đấu thầu, trong việc lựa chọn nhà đầu tư thông qua đấu giá đất, đấu thầu dự án có gắn liền với quyền sử dụng đất, chưa quy định rõ đấu thầu đối với loại đất nào (đã được hoặc chưa được GPMB); Luật Đất đai chưa quy định rõ đã đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo pháp luật đấu thầu rồi có phải đấu giá quyền sử dụng đất theo pháp luật đất đai không.

Chồng chéo các bộ luật: Doanh nghiệp lao đao, quản lý cũng lúng túng

Đối với Luật Đầu tư, không thống nhất về thời điểm xác định nhu cầu sử dụng đất hồ sơ xin chấp thuận chủ trương đầu tư và hồ sơ xác định nhu cầu sử dụng đất. Hiện theo pháp luật đầu tư, thời điểm thẩm định nhu cầu sử dụng đất là thời điểm thẩm định hồ sơ đầu tư. Tuy nhiên, pháp luật đất đai lại quy định văn bản thẩm định được lập trên cơ sở hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Thời gian thẩm định theo các quy định hướng dẫn Luật Đầu tư là 15 ngày trong khi các quy định hướng dẫn Luật theo quy định là 30 ngày. Bên cạnh đó, không tương thích về chế độ sử dụng đất trong khu công nghiệp: Luật Đất đai yêu cầu việc xây dựng khu nhà ở, công trình công cộng phục vụ đời sống người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu chế xuất phải đặt bên ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất (Điều 149). Luật Đầu tư không xác định rõ phần diện tích để phát triển nhà ở sẽ nằm trong hay ngoài khu công nghiệp.
Về việc chấm dứt dự án đầu tư và thu hồi đất có liên quan, Luật Đầu tư quy định chấm dứt dự án sau 12 tháng mà nhà đầu tư không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện. Luật Đất đai cho phép gia hạn sử dụng đất 24 tháng và nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án…

“Vênh” phạm vi quyền chuyển nhượng dự án bất động sản trong luật kinh doanh đất đai

Theo luật sư Đặng Văn Cường, đối với Luật Kinh doanh bất động sản, mâu thuẫn trong quy định về điều kiện vốn tối thiểu của chủ đầu tư trong đấu giá quyền sử đụng đất. Điều 10 Luật Kinh doanh bất động sản yêu cầu chủ đầu tư tham gia hoạt động kinh doanh bất động sản phải có vốn pháp định ít nhất 20 tỷ đồng. Pháp luật đất đai (Điều 14, Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đất đai) yêu cầu chủ đầu tư phải có vốn thuộc sở hữu của mình để thực hiện dự án không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất dưới 20 héc ta; không thấp hơn 15% tổng mức đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất từ 20 héc ta trở lên.
Về phạm vi quyền chuyển nhượng dự án bất động sản: Quyền chuyển nhượng dự án được thực hiện đối với tất cả các loại dự án (Điều 45 Luật Đầu tư, Điều 25 Luật Nhà ở, Điều 51 Luật Kinh doanh bất động sản). Nhưng Luật Đất đai lại quy định phạm vi chuyển nhượng dự án theo từng loại dự án đầu tư cụ thể. Luật Đất đai chỉ cho phép chuyển nhượng các dự án gắn liền với chuyển quyền sử dụng đất, ở các dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở và các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê. Các dự án khác Luật Đất đai chưa quy định cụ thể.
Liên quan Bộ luật Dân sự, quyền cho thuê tài sản được quy định tại Điều 175 Luật Đất đai chưa quy định về quyền được cho thuê lại tài sản gắn liền với đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm. Dù Luật Đất đai không quy định quyền và cũng không cấm các tổ chức, cá nhân thực hiện quyền cho thuê tài sản trong trường hợp này.

Những vấn đề bất cập của Luật Đất đai 2013
Tuy nhiên, Điều 19, Nghị định số 102/2014/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai với quy định: “Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập có hành vi tự ý cho thuê tài sản gắn liền với đất được Nhà nước cho thuê thu tiền thuê đất hàng năm”. Thực tế này không thống nhất với quy định về quyền cho thuê tài sản được quy định tại Bộ luật Dân sự.

Gọi vốn từ cộng đồng: Có phải hướng đi tiềm năng cho thị trường BĐS

Việc gọi vốn từ cộng đồng từ lâu đã không còn quá xa lạ, nhất là đối với các doanh nghiệp bất động sản. Tuy nhiên gần đây, cụm từ này đang xuất hiện rất nhiều tại các trang tin khởi nghiệp, các mẫu quảng cáo trên các phương tiện truyền thông. Đây có thực sự là một cơ hội đầu tư, hay chỉ là chiêu trò của những kẻ lừa đảo đánh vào các nhà đầu tư nhẹ dạ?

Gọi vốn từ cộng đồng là gì?

Gọi vốn từ cộng đồng là hình thức kêu gọi sự giúp đỡ từ cộng đồng, để hoàn thành những dự án hay sản phẩm của một cá nhân hay doanh nghiệp mới khi họ có ý tưởng nhưng lại không có tiền để thực hiện dự án của mình.

Trong lĩnh vực bất động sản, việc gọi vốn từ cộng đồng được xem là một hình thức mở ra một thế giới hoàn toàn mới cho các nhà đầu tư, giúp những nhà đầu tư cá nhân có thể đầu tư vào các dự án có giá trị nghìn tỷ. 

Chúng ta có thể kể đến các hình thức gọi vốn như: từ thiện, góp vốn dựa trên việc nhận lại phần thưởng tương ứng, góp vốn dựa trên việc nhận lại doanh thu trên phần đóng góp, góp vốn và nhận lại giấy chứng nhận, và cho vay. Có 2 hình thức gọi vốn là cho vay và góp vốn từ cộng đồng có nhiều đặc điểm tương tự như việc gọi vốn trên thị trường tài chính và cần có sự điều chỉnh của luật pháp chặt chẽ hơn.

Thời gian gần đây, việc gọi vốn từ cộng đồng nhất là trong lĩnh vực bất động sản trở nên đơn giản, thuận tiện hơn nhờ áp dụng công nghệ 4.0. Tuy nhiên hình thức gọi vốn này vẫn khiến nhà đầu tư quan ngại, bởi họ không có quyền kiểm soát đối với khoản đầu tư của mình, không được biết tiến trình đầu tư cũng như không có bất cứ đảm bảo nào dành cho nhà đầu tư nếu công việc kinh doanh gặp vấn đề. 

Hiểu được nỗi trăn trở của các doanh nghiệp bất động sản đang “khát” vốn trong thời điểm các chính sách hỗ trợ từ phía ngân hàng còn đang “bỏ ngỏ”, cũng như mong muốn gia tăng thu nhập cá nhân của các nhà đầu tư nhỏ lẻ trong thời điểm dịch bệnh khó khăn, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất vàng Phú Cường đã ra đời với hình thức đầu tư hoàn toàn mới – đầu tư siêu nhỏ (micro investment) . Tuy nhiên, với câu chuyện “đầu tư bất động sản chỉ từ 10.000.000 đồng”, nhiều nhà đầu tư vẫn đang e ngại không biết liệu rằng đây có phải là một cái “bẫy” đầu tư?

Cách thức gọi vốn của Phú Cường có phải là một chiêu trò lừa đảo?

Rất nhiều nhà đầu tư đã đặt ra câu hỏi nghi ngờ về tính xác thực trong hình thức gọi vốn của Phú Cường, cho rằng đây chỉ là một mánh khóe lừa đảo mới núp bóng gọi vốn cộng đồng.

Nhà đầu tư có quyền tham gia đầu tư vào một dự án bất kỳ với số tiền tối thiểu là 10.000 đồng. Khi xác nhận đầu tư thông qua ứng dụng Phu Cuong Group, hệ thống hợp đồng thông minh sẽ ghi nhận giao dịch này là giao dịch góp vốn, và trả về cho nhà đầu tư một bản hợp đồng có đầy đủ các điều khoản liên quan và chữ ký e-signature. 

Nếu như với hình thức gọi vốn từ cộng đồng luôn tiềm tàng nhiều rủi ro như rủi ro về gian lận, lộ thông tin cá nhân, thông tin bất cân xứng,…và rủi ro thua lỗ của nhà đầu tư rất lớn, thì tại Phú Cường mọi vấn đề này được hạn chế một cách tối đa.

Ứng dụng Phu Cuong Group cho phép các nhà đầu tư có số vốn nhỏ vẫn có thể tham gia đầu tư để nâng cao mức thu nhập cá nhân. Thông qua ứng dụng, các giao dịch trở nên đơn giản, dễ dàng, có thể thực hiện mọi lúc mọi nơi với các gói đầu tư không giới hạn về hạn mức.

Các dự án được công bố trên ứng dụng Phu Cuong Group đều được các chuyên gia đầu ngành nghiên cứu, xem xét về tính khả thi của dự án, tiềm năng phát triển của dự án trong hiện tại và tương lai cũng như các giấy tờ pháp lý liên quan nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro cho nhà đầu tư khi tham gia vào dự án. Toàn bộ thông tin về dự án được đăng tải công khai và cụ thể trên các phương tiện truyền thông của Phú Cường, giúp nhà đầu tư mới tham gia thị trường cũng có thể dễ dàng tìm kiếm các thông tin này trước khi quyết định đầu tư vào dự án.

Kết

Ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực đầu tư không phải là một giải pháp mới, nhưng chuyển đổi số trong lĩnh vực bất động sản thì không phải doanh nghiệp nào cũng đủ năng lực để thực hiện. Với nền tảng công nghệ và hệ sinh thái mà công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Vàng Phú Cường đã xây dựng trong thời gian qua, đây là sẽ một kênh đầu tư mới minh bạch – an toàn – hiệu quả cho các nhà đầu tư vừa và nhỏ tại thị trường bất động sản trong và ngoài nước.

Cách tiếp cận nguồn vốn mới cho thị trường bất động sản

Tại Việt Nam, Phú Cường là một trong số ít những đơn vị tiếp cận sớm nhất với hình thức gọi vốn này, mở ra hướng đi mới cho thị trường bất động sản Việt Nam. 

Các doanh nghiệp bất động sản đi tìm nguồn vốn thay thế

Thời gian gần đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có công văn gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng tín dụng và hạn chế rủi ro.

Trước tình hình này, nhiều doanh nghiệp bắt buộc phải chuyển mình trong việc gọi vốn, nhất là khi muốn triển khai các dự án có quy mô dài hạn và giảm dần sự phụ thuộc vào Ngân hàng. Trong số đó, “Gọi vốn từ cộng đồng” được đánh giá là một hình thức đầy tiềm năng. 

Về cơ bản, đây là một hoạt động gọi vốn đơn giản: Các quỹ được gọi vốn cho một dự án hoặc liên doanh từ một số lượng lớn những người đóng góp một số tiền tương đối nhỏ, thường thông qua nền tảng kỹ thuật số. Thị trường gọi vốn toàn cầu có giá trị 84 tỷ USD vào năm 2018 và dự kiến ​​sẽ tăng lên 114 tỷ đô la vào năm 2021, theo báo cáo của EY.

Mỹ hiện dẫn đầu về gọi vốn cộng đồng trong lĩnh vực bất động sản, với các công ty lớn như Fundrise, Crowdstreet và RealCrowd đang hoạt động trên thị trường. Fundrise, một trong những quỹ lớn nhất, đã giao dịch tổng cộng hơn 4,9 tỷ USD và có hơn 130.000 nhà đầu tư đăng ký.

Tại Việt Nam, Phú Cường là một trong số ít những đơn vị tiếp cận sớm nhất với hình thức này, mở ra hướng đi mới cho thị trường bất động sản Việt Nam. 

Cách tiếp cận nguồn vốn mới cho thị trường bất động sản

Lấy ý tưởng từ hình thức gọi vốn cộng đồng và ứng dụng chuyển đổi số, Phú Cường cho ra đời phương pháp ĐẦU TƯ SIÊU NHỎ, giúp kết nối chủ đầu tư với các nhà đầu tư để tiếp cận nguồn vốn một cách thuận lợi, nhanh hơn thông qua nền tảng số.

Thông qua ứng dụng Phu Cuong Group, bất động sản do Phú Cường đầu tư sẽ được chia thành các gói đầu tư khác nhau, phù hợp với khả năng tài chính của từng nhà đầu tư. Nhờ đó, chủ đầu tư có thể tiếp cận nguồn vốn một cách nhanh hơn và thuận lợi hơn. 

Mỗi một giao dịch sẽ được ghi nhận là một hợp đồng góp vốn đầu tư có xác nhận của cả hai bên. Bên cạnh đó, các gói đầu tư sẽ được đánh mã số hợp đồng riêng để đảm bảo đầu tư chính xác lượng vốn vào tài sản, loại bỏ khả năng đầu tư vượt giá trị tài sản.

Việc góp vốn này hoàn toàn tự nguyện và được hai bên xác lập thỏa thuận

Việc góp vốn này hoàn toàn tự nguyện và được hai bên xác lập thỏa thuận một cách rõ ràng, minh bạch. Các điều khoản trong thỏa thuận, mục đích sử dụng vốn cũng như thời hạn hợp đồng được ghi cụ thể, và chỉ khi nhà đầu tư đã đọc, đồng ý với các điều khoản này thì mới được hệ thống ghi nhận giao dịch góp vốn.

Theo như bà Nguyễn Thị Hiếu – Chủ tịch HĐQT của Phú Cường chia sẻ “Các quy định hiện hành yêu cầu các doanh nghiệp bất động sản khi thực hiện các bất động sản đầu tư có gắn liền với Quyền sử dụng đất, thì doanh nghiệp đó phải có ít nhất 20% vốn chủ đối với những bất động sản có quy mô sử dụng đất dưới 20ha và 15% vốn chủ đối với những bất động sản từ 20ha trở lên, phần còn lại doanh nghiệp có thể gọi vốn từ ngân hàng, các tổ chức tín dụng, cá nhân,…Tuy nhiên, trước bối cảnh Ngân hàng nhà nước siết chặt tín dụng bất động sản, việc tìm kiếm nguồn đầu tư từ các tổ chức hay phát hành trái phiếu chuyển đổi còn khó khăn, thì gọi vốn từ cộng đồng chính là “cứu cánh” cho các doanh nghiệp bất động sản có quy mô vừa và nhỏ”.

Cho đến thời điểm hiện tại, hình thức kinh doanh của Phú Cường vẫn còn khá mới mẻ, nhưng không thể phủ nhận đây là giải pháp gọi vốn nhanh chóng và thuận lợi hơn nhiều so với vay ngân hàng. Đây cũng là giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn nhanh hơn, kịp thời giải quyết các vấn đề khó khăn của doanh nghiệp bất động sản trong vấn đề gọi vốn.

 

Chuyên gia dự báo BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam sắp được đón “đoàn cá mập” tới đầu tư

Nhiều chuyên gia đã mổ xẻ nguyên nhân giá bất động sản không giảm, thậm chí có thời điểm lên cao lập đỉnh mới thời gian qua.

Giá bất động sản tăng “phi mã”

Thời điểm đầu năm 2021, thị trường bất động sản liên tục sôi sục với các cơn sốt đất diễn ra tại nhiều địa phương nhưng trong quý II/2021, cơn sốt này có dấu hiệu hạ nhiệt bởi lần bùng dịch Covid-19 lần thứ 4. Tuy nhiên sự hạ nhiệt này vẫn không khiến giá bất động sản xuống thấp mà chỉ đi ngang hoặc tăng nhẹ.

Bất động sản nghỉ dưỡng sẽ là tương lai của thị trường? - Báo Kinh tế đô thị

Giá nhà liên tục tăng bất chấp những khó khăn từ dịch Covid-19. (Trong ảnh là một góc dự án khu đô thị phía Tây Hà Nội)

Lý giải về nguyên nhân tăng giá, ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng Giám đốc Batdongsan.com.vn cho hay: “Đầu tư bất động sản là một yếu tố mang tính dài hạn còn dịch Covid-19 chỉ là yếu tố ngắn hạn do đó giá bất động sản có xu hướng đi ngang từ cuối năm 20201. Thậm chí quý I/2021, giá bất động sản còn tăng cao do những cơn sốt đất xuất hiện.

Cùng với đó, sự quan tâm của nhà đầu tư không đổi, với việc kiểm soát dịch của Nhà nước đang làm rất tốt nên giá chung cư vẫn ổn định. Thực tế, kể cả trong dịch, việc bán chung cư còn tốt hơn trước khi có dịch. Theo đó, có thể kỳ vọng rằng, khi dịch ổn định, giá chung cư còn tiếp tục tăng thêm”.

Còn ông Ngô Văn – Giám đốc Marketing Tập đoàn Danh Khôi cho hay: “Từ năm 2020, chúng tôi không nhìn thấy dấu hiệu suy giảm của thị trường bất động sản nói chung trên toàn cầu. Nguyên nhân là khi dịch covid-19 bùng phát, nhiều quốc gia trên Thế giới ghi nhận việc người dân làm việc tại nhà gia tăng, nhu cầu tìm kiếm một ngôi nhà để có thể sinh sống và làm việc đã thúc đẩy tìm kiếm bất động sản lớn, đặc biệt là tìm kiếm các căn hộ.

Theo đó, giá bất động sản tăng giá tại Úc, Mỹ, các nước Châu Âu… Bên cạnh đó, trong bối cảnh kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, bất động sản vẫn là kênh trú ngụ an an toàn cho tài sản của người dân, đặc biệt là các bất động sản có pháp lý an toàn.

Dù ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, vẫn có hơn 13.000 sản phẩm BĐS du lịch nghỉ dưỡng được bán ra trong quí I/2020

Tương tự, tại Việt Nam, chúng tôi có khảo sát thị trường bất động sản tại TP.HCM, Vũng Tàu, Quy Nhơn, Đà Nẵng và nhận thấy rằng niềm tin, nhu cầu tìm kiếm bất động sản tại các thị trường này đều tăng, không có dấu hiệu suy giảm. Tôi tin rằng, Việt Nam sẽ không nằm ngoài xu hướng của thế giới và bất động sản vẫn là trụ cột, nơi lưu trú tài sản của người dân”.

Còn bà Lê Nguyễn Hồng Phương – Giám đốc Công ty Bất động sản Tuấn 123 chia sẻ: “Có hai nhóm tham gia vào thị trường bất động sản: Nhóm mua để sở hữu, nhóm mua để đầu tư quay vòng. Với nhóm mua để dùng, đó là nhu cầu tất yếu của rất nhiều người để cần một chỗ ở, chỗ kinh doanh buôn bán, do đó dù dịch có xảy ra hay không thì nó cũng không làm ảnh hưởng đến nhu cầu của nhóm người mua này.

Thậm chí, nhu cầu này còn tăng lên, bởi trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, người ta mới hiểu rằng việc sở hữu một ngôi nhà để sinh sống và làm việc quan trọng đến nhường nào. Với nhóm mua để đầu tư, Covid-19 lại là cơ hội lớn cho các nhà đầu tư lâu năm. Họ đã xuống tiền rất nhanh bởi họ đã quan tâm đến những mảnh đất, căn nhà đó từ rất lâu rồi và đây mới là thời điểm để họ xuống tiền. Đó cũng là lý do lý giải vì sao, đất thổ cư đi ngang hoặc tăng chứ không giảm”.

Sắp đón “đoàn cá mập”

Dưới góc độ của đơn vị phát triển bất động sản tại Hà Nội, ông Đỗ Quý Duy – Giám đốc kinh doanh Bất động sản Hải Phát nhận định, tác động của dịch Covid-19 đến thị trường là hết sức rõ ràng, đặc biệt là trong thị trường sơ cấp – thị trường bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dòng vốn của ngân hàng.

Việc giải ngân dành cho các nhà đầu tư bất động sản nhỏ (số vốn dưới 5 tỷ) diễn ra khá sôi động trong thời gian qua. Bằng chứng là tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng rất ổn định dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ở nhiều nơi.

Cũng theo ông Duy, đây là thời điểm khá phù hợp để các nhà đầu tư ra những quyết định cụ thể cho việc sở hữu bất động sản, dù là mua để ở hay đầu tư. Rất nhiều năm rồi nhà đầu tư mới có được một trạng thái phấn khích về tâm lý, cũng như sự hỗ trợ của ngân hàng trong việc thuận lợi tiếp cận vốn vay như thời điểm này.

Nhìn nhận về tương lai của thị trường trong những tháng cuối năm, ông Duy cho rằng, các quốc gia thường có “đàn cá mập” chuyên săn tìm bất động sản lớn, giàu có như Singapore, Thái Lan… Có những nước đang khao khát tìm kiếm dòng bất động sản có thể tăng trưởng trong vòng 3 – 5 năm. Vì thế, ngay khi dịch bệnh được kiểm soát thì bất động sản nghỉ dưỡng, bất động sản du lịch ven biển sẽ là phân khúc hấp dẫn đối với tất cả các khách hàng, nhà đầu tư.

“Chúng ta đang bỏ quên “đàn cá mập” đó, họ đang chờ đợi giãn cách được tháo gỡ. Khi đó, tôi tin rằng, Việt Nam là một trong những thị trường tốt nhất Đông Nam Á đón đợi “đàn cá mập” đó. Vì thế, trong quý III khi giãn cách xã hội giảm bớt thì “đàn cá mập” đó sẽ tới và sẽ đẩy một lực lớn đến thị trường bất động sản, nhất là bất động sản nghỉ dưỡng”, ông Duy kỳ vọng.

Xem thêm: Phú Cường ra mắt kênh đầu tư bất động sản chỉ từ 10.000.000 đồng trên ứng dụng Phu Cuong Invest

 

Lãi suất ngân hàng hạ về 0%, dòng tiền chảy vào đâu?

Vừa qua, Hiệp hội các nhà đầu tư Tài chính (VAFI) đã có văn bản gửi đến cơ quan chức năng, kiến nghị về vấn đề đưa lãi suất gọi vốn hạ về dần về 0%. 

Hạ lãi suất về 0%: Có khả thi?

Tính đến tháng 4/2021, tiền gửi của khách hàng tại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) ở mức trên 5,26 triệu tỷ đồng, chỉ tăng 2,34% so với cuối năm 2020. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất so với cùng kỳ nhiều năm trước trong lịch sử dữ liệu thống kê được Ngân hàng Nhà nước công bố.

Cùng kỳ năm 2013 và 2014, khi lãi suất gọi vốn còn ở mức khá cao, từ 7-9%/năm thì tăng trưởng tiền gửi của dân cư tại các TCTD từng lên tới 13,55% và 9,83%. Tuy nhiên, hai năm gần đây, tiền gửi dân cư lần lượt chỉ còn tăng 3,37% tại tháng 4/2020 và thấp nhất là tháng 4/2021 chỉ tăng 2,34%.

Lãi suất huy động 6 tháng giảm còn 3%/năm, người gửi tiền hưởng lợi nhuận âm?

Lãi suất ngân hàng giảm mạnh trong thời gian gần đây

Từ trước đến nay, gửi tiết kiệm vào ngân hàng đều được đánh giá là kênh đầu tư an toàn, nhất là trong thời điểm dịch bệnh. Tuy nhiên, với mức lãi suất tiền gửi thấp như hiện nay đã khiến dòng tiền tích lũy của người dân dịch chuyển sang các kênh đầu tư khác.

 

Theo thống kê, mặt bằng lãi suất đã giảm từ 1,5% đến 2,5%. Hiện tại, lãi suất gọi vốn kỳ hạn theo tháng tại một số ngân hàng chỉ còn 3,3%/năm, thấp nhất trong 10 năm trở lại đây.

Theo nhìn nhận của giới chuyên gia, lãi suất tiết kiệm xuống thấp kỷ lục khiến dòng tiền trong dân cư đổ về các kênh đầu tư có lợi suất khác cao hơn như chứng khoán, vàng, bất động sản…

Dòng tiền “ào ào” đổ về bất động sản

Diễn biến thực tế năm qua cho thấy, trước tình hình dịch COVID-19, kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường bất động sản nói riêng vẫn đạt được những thành tựu đáng nể. 

Cùng với sự tăng trưởng của toàn nền kinh tế, lĩnh vực bất động sản cũng ghi nhận những tín hiệu tích cực. Dòng tiền của các nhà đầu tư đang tiếp tục chuyển hóa từ các kênh đầu tư khác sang bất động sản, vốn vẫn là kênh được nhiều người ưa chuộng, tìm kiếm lợi nhuận cao và bền vững.

Dòng tiền đổ về bất động sản tăng mạnh khi lãi suất ngân hàng giảm

Điều này có được là do các doanh nghiệp đang dần chuyển hướng sang việc ứng dụng công nghệ, mở ra nhiều cơ hội để tiếp cận với thị trường trong và ngoài nước.

Tiên phong trong lĩnh vực chuyển số đầu tư bất động sản, Phú Cường xây dựng nền tảng công nghệ thông minh, giúp nhà đầu tư có mức thu nhập trung bình cũng có khả năng tiếp cận với thị trường bất động sản.

Thông qua hình thức đầu tư siêu nhỏ, nhà đầu tư có thể tối ưu hóa hoạt động đầu tư bất động sản, nhận mức lợi nhuận hấp dẫn trong vòng 24 tháng, giảm thiểu tối đa những rủi ro có thể gặp phải.

Hệ thống bất động sản tại Phu Cuong Group đều được xem xét, thẩm định về tính khả thi, tiềm năng phát triển trong tương lai cũng như các giấy tờ pháp lý liên quan, đảm bảo sự minh bạch về thông tin cho các nhà đầu tư.

Bằng việc xây dựng ứng dụng đầu tư trực tuyến, Phú Cường giúp nhà đầu tư có thể theo dõi các thông tin liên quan đến bất động sản mọi lúc mọi nơi, giao dịch các gói đầu tư thuận tiện và nhanh chóng, rút lợi nhuận về tài khoản ngân hàng một cách dễ dàng.

Ứng dụng hợp đồng điện tử (E-Contract), Phu Cuong Group chia bất động sản có giá trị hàng trăm tỷ đồng thành các mức đầu tư chỉ từ 10.000.000 đồng. Các nhà đầu tư có thể lựa chọn mức đầu tư phù hợp, tùy vào nhu cầu và năng lực tài chính cá nhân.

Ngoài ra, thông qua ứng dụng này, nhà đầu tư còn có thể theo dõi biến động thị trường, lắng nghe tư vấn từ các chuyên gia đầu ngành về các bất động sản tiềm năng, xu hướng đầu tư trong bất động sản và những nhận định về thị trường trung và dài hạn…, từ đó có thể dễ dàng đưa ra các quyết định trong tương lai.

Tại Phú Cường, chuyển đổi số trong đầu tư bất động sản không chỉ giúp doanh nghiệp tăng khả năng tham gia chuỗi giá trị trong nước và khu vực, tạo sự đột phá trên thị trường, mà còn là công cụ tối ưu hỗ trợ nhà đầu tư tiếp cận với các bất động sản lớn, gia tăng lợi nhuận.

Trong thời gian tới, Phú Cường kỳ vọng sẽ trở thành kim chỉ nam cho hoạt động kinh doanh của các đơn vị trong hệ sinh thái bất động sản, phủ sóng rộng khắp Việt Nam và trên thế giới.

Tiền mặt dồi dào, thị trường bất động sản vẫn luôn là vùng hấp dẫn nhà đầu tư

Khi dịch Covid-19 bùng phát, thị trường đầu tư ra nước ngoài hay đi du học, du lịch đều hết sức khó khăn.

Do đó dòng tiền mặt dồi dào quay trở lại thị trường trong nước và bất động sản trở thành kênh giữ tài sản lý tưởng cho nhà đầu tư.

Từ đầu năm 2020, có một nghịch lý đang diễn ra trên thị trường bất động sản Việt Nam, thậm chí là ở một số thị trường lớn trên thế giới, giá bất động sản tăng nhanh bất chấp đại dịch Covid-19, bất chấp nền kinh tế thế giới tăng trưởng âm và mất việc làm diễn ra trên diện rộng.

Tại Việt Nam, cơn sốt đất diễn ra mạnh mẽ, một số khu vực bất động sản tại các thị trường tỉnh lẻ như Bắc Ninh, Bắc Giang, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Long An, Đồng Nai… đã tăng 50-100% so với giá giữa năm 2019, thậm chí quý 1/2021 vẫn tiếp tục tăng 10-20%. Tại nhiều khu vực, đất đấu giá tăng gấp 3-4 lần giá khởi điểm chỉ trong 1 buổi sáng.

Tại hai thị trường Hà Nội và TP.HCM điều đáng nói là, các bất động sản có giá trị càng cao thì tốc độ tăng trưởng càng mạnh mẽ, một số căn biệt thự, liền kề, shophouse năm 2019 được mua với giá 5 – 10 tỉ đồng hiện nay đều có giá lên 10 – 20 tỉ đồng, có nơi còn tăng đến gần 30 tỉ đồng. Điển hình như tại dự án shophouse Him Lam Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội) dù giá lên đến hơn chục tỉ đồng/căn nhưng thanh khoản vẫn rất cao, giao dịch đạt 90% chỉ sau vài tháng mở bán.

Giải thích nguyên nhân dẫn đến cơn sốt bất động sản các chuyên gia cho rằng hiện tượng “dồi dào tiền mặt” cùng nguồn tiền rẻ khắp nơi đã chọn bất động sản làm nơi lưu trú. Trước đây, khi có tiền, có nhiều lựa chọn như mua vàng, mua ngoại tệ cất trữ, mua nhà ở nước ngoài, gửi tiết kiệm, đi du lịch, mua bất động sản hay tái đầu tư kinh doanh sản xuất. Tuy nhiên, từ năm 2019, giá vàng đã lập đỉnh mới và có nhiều biến động khó lường, Covid khiến giãn cách xã hội liên tục nên dòng tiền không được tái đầu tư vào sản xuất kinh doanh, cùng với đó dòng tiền đầu tư ra nước ngoài cũng hạn chế nên dồn vào bất động sản.

Lạm phát, thị trường bất động sản diễn biến thế nào trong năm tới

Xem thêm: Phú Cường ra mắt kênh đầu tư bất động sản chỉ từ 10.000.000 đồng trên ứng dụng Phu Cuong Invest

Cùng với dòng vốn đầu tư ra nước ngoài quay đầu đổ về thị trường nội địa, dòng kiều hối cũng đang đổ mạnh về nước. Cụ thể, dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nhưng dòng tiền chuyển về TP.HCM những tháng đầu năm 2021 tăng mạnh đạt 2 tỉ USD trong 4 tháng đầu năm, tăng 7% so với cuối năm 2020 và tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Kỳ vọng lượng kiều hối năm 2021 sẽ tăng 7% so với cuối năm 2020, đạt 6,5 tỉ USD. Trong bối cảnh các kênh đầu tư trên thị trường thế giới như vàng, trái phiếu cũng như hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh có xu hướng giảm và bấp bênh, lượng kiều hối 4 tháng đầu năm chủ yếu hướng vào thị trường chứng khoán và bất động sản.

Bất động sản là gì? Phân loại bất động sản như thế nào ?

Ngoài ra, dòng vốn từ trái phiếu, kiều hối, vốn đầu tư công, vốn của các nhà đầu tư tiềm năng… cũng đều có xu hướng gia tăng đổ vào thị trường bất động sản trong thời gian vừa qua. Phát biểu với báo chí, TS Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương cho hay, tại Việt Nam, rất cần lưu ý đến khu vực kinh tế không chính thức. Trong những năm qua, có một luồng tiền rất lớn đi ra ngoài thị trường và không quay về hệ thống ngân hàng. Nó tạo thành dòng tiền chạy trong khu vực phi chính thức như việc các doanh nghiệp tự vay lẫn nhau, người dân vay lẫn nhau. Do dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp nên hoạt động tại khu vực phi chính thức gần như bị đình trệ, giảm xuống. Dòng tiền theo đó bắt đầu quay lại các kênh đầu tư chính thức trong đó có thị trường bất động sản.

Có thể thấy, lượng tiền dồi dào trên thị trường đã tác động mạnh mẽ đến thị trường bất động sản. Dự báo từ nay đến cuối năm khi lãi suất ngân hàng tiếp tục duy trì mức thấp 3-4%, dòng tiền cuồn cuộn từ những đợt sóng chứng khoán cũng đang có xu hướng cắt lãi đổ sang bất động sản thì thị trường bất động sản lại tiếp tục đón nhận những xung lực tăng giá mới. Đặc biệt, dòng tiền sẽ khôn ngoan hơn khi găm vào những bất động sản giá trị, có tính sử dụng cao như nhà phố, shophouse hoặc bất động sản gần những khu công nghiệp lớn.

Nguồn: thanhnien.vn 

Phú Cường – Tiên phong chuyển đổi số trong bất động sản

Phú Cường là đơn vị tiên phong trong chuyển đổi số bất động sản. Với mong muốn “bình dân hóa” đầu tư BĐS, Phú Cường phát triển ứng dụng Phu Cuong Group, mang cơ hội đầu tư BĐS đến mọi tầng lớp xã hội.

Xu hướng chuyển đổi số trong lĩnh vực bất động sản

Cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ, chuyển đổi số (Digital Transformation) trở nên phổ biến và là xu hướng tất yếu đối với sự tồn tại và phát triển của các tổ chức, doanh nghiệp và mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội trong đó có bất động sản. 

Chuyển đổi số trong lĩnh vực bất động sản

Việc chuyển đổi số đối với doanh nghiệp bất động sản sẽ giúp giảm chi phí giao dịch và quản lý; tăng khả năng tiếp cận thị trường, thông tin, dữ liệu, kết nối, hợp tác; mở ra cơ hội kinh doanh mới. Ngoài ra, chuyển đổi số trong ngành bất động sản sẽ giúp các doanh nghiệp tăng khả năng tham gia chuỗi giá trị khu vực và trong nước… Các cơ hội để đổi mới, đột phá, ra quyết định trên cơ sở phân tích dữ liệu lớn (dịch vụ số, bất động sản thông minh…).

Phú Cường tiên phong chuyển đổi số trong kinh doanh bất động sản

Là doanh nghiệp bất động sản luôn hướng đến giá trị đổi mới, Phú Cường đặt mục tiêu giữ vai trò chủ đạo trong cách mạng số, trở thành lá cờ đầu trong chuyển đổi số bất động sản tại Việt Nam và hướng đến phạm vi toàn cầu. Phú Cường đã có những bước đột phá mạnh mẽ, áp dụng chuyển đổi số vào lĩnh vực kinh doanh cho chính đơn vị mình, sử dụng những đột phá về công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm dịch vụ số ưu việt để cung cấp cho khách hàng. 

Ứng dụng chuyển đổi số, Phú Cường cho ra đời hình thức đầu tư bất động sản siêu nhỏ – Micro Investment. Với hình thức đầu tư mới này, nhà đầu tư có thể tham gia thị trường bất động sản với số vốn nhỏ, không giới hạn khoản đầu tư và đi cùng cơ hội sinh lời an toàn, hấp dẫn.         

Hình thức đầu tư siêu nhỏ của Phú Cường nhắm đến mục tiêu loại bỏ các rào cản truyền thống, tăng cơ hội tiếp cận thị trường cho mọi đối tượng ngay cả những người có mức thu nhập dưới trung bình. 

Ứng dụng Phu Cuong Invest

Dựa trên mong muốn đơn giản hóa quá trình đầu tư bất động sản, Phú Cường phát triển ứng dụng Phu Cuong Group Đây là nền tảng đầu tư bất động sản nhằm tạo ra giá trị lợi nhuận cho những người tham gia. Ứng dụng cho phép mọi đối tượng có thể tham gia đầu tư bất động sản với số vốn linh hoạt, tùy vào năng lực tài chính của mình.

Phu Cuong Group sẽ chia nhỏ dự án BĐS thành nhiều phần để các nhà đầu tư cùng tham gia. Các gói đầu tư sẽ được đánh mã số hợp đồng riêng để đảm bảo đầu tư chính xác lượng vốn vào tài sản, loại bỏ khả năng đầu tư vượt giá trị tài sản. Các nhà đầu tư có thể góp vốn để cùng đầu tư vào một sản phẩm và nhận mức lợi nhuận hấp dẫn.

Ngoài việc nâng cao tính thanh khoản của thị trường bất động sản, ứng dụng của Phú Cường còn giúp các nhà đầu tư nhỏ với nguồn vốn ít có thể đầu tư vào BĐS có giá trị cao. Các dự án được Phu Cuong Group công bố là những dự án minh bạch về pháp lý, đạt tiêu chuẩn thẩm định nghiêm ngặt và được tư vấn chuyên sâu từ các chuyên gia BĐS hàng đầu Việt Nam.

Phu Cuong Group sẽ mang đến phương thức đầu tư BĐS mới 

Với ứng dụng này, các nhà đầu tư có thể quản lý và thực hiện giao dịch hợp đồng hợp tác đầu tư kinh doanh bất động sản một cách an toàn và dễ dàng. Bên cạnh đó, các hợp đồng khi được ghi nhận thì không thể sửa hoặc thay đổi, do đó sẽ đảm bảo được tính công khai, minh bạch của giao dịch và sự bảo mật tuyệt đối của thông tin. 

Theo đại diện Phú Cường, sự ra đời của ứng dụng Phu Cuong Group sẽ mang đến một phương thức đầu tư mới trong lĩnh vực bất động sản cho toàn xã hội. Giờ đây, thay vì phải có một số tiền rất lớn mới đầu tư được vào bất động sản, thì thông qua Phu Cuong Group các nhà đầu tư nhỏ với nguồn vốn ít thậm chí là từ 10.000.000 đồng cũng có thể góp vốn đầu tư. 

Bên cạnh đó, ứng dụng cũng tạo nên một cách thức gọi vốn mới, giúp các Chủ đầu tư tiếp cận với nguồn vốn nhanh hơn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, tháo gỡ những ách tắc trong quá trình phát triển dự án bất động sản.

Đại diện Phú Cường cho biết, sắp tới công ty có kế hoạch ra mắt ứng dụng Phu Cuong Group trên nền tảng Appstore và CH Play. Điều này được coi là bước đi đột phá trong ngành bất động sản, sẽ giúp việc đầu tư chung BĐS trở nên phổ biến và gia tăng lợi nhuận cho các nhà đầu tư.

Nhiều phân khúc bất động sản có triển vọng tăng trưởng

Trong hai quý đầu năm nay, các nhà đầu tư nước ngoài đã rót vốn vào 18 ngành lĩnh vực tại Việt Nam; trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu, phân phối điện đứng thứ hai và bất động sản vẫn duy trì vị trí thứ 3 với tổng vốn đăng ký đến cuối tháng 5/2021 đạt 1,05 tỷ USD.

Các chuyên gia nhận định, dù bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp nhưng thị trường bất động sản tại Việt Nam có dấu hiệu phục hồi, thậm chí, một số phân khúc có triển vọng tăng trưởng tốt.

Thống kê của Collier Việt Nam cho thấy, về lực cầu mua, hoạt động kinh doanh bất động sản trong tháng 5 giảm so với các tháng trong quý I/2021. Trong khi đó, nhìn sang thị trường chứng khoán, chỉ số VN-Index tiếp tục thiết lập đỉnh mới ở mức 1.328,05 điểm vào ngày 31/5 vừa qua.

Trước xu hướng tăng – giảm trái chiều trên hai thị trường, nhiều nhà đầu tư vẫn “lưỡng lự” bởi chứng khoán là nhóm rủi ro cao. Do đó, thời gian tới, dòng tiền vẫn có thể chảy mạnh vào đất nền gây nên sốt đất ở một số nơi, tương tự như đợt quý I vừa qua – một số chuyên gia nhận xét.

Ông David Jackson – Tổng giám đốc Colliers Việt Nam cho rằng, xu hướng các nhà đầu tư dịch chuyển dòng tiền vào lĩnh vực bất động sản ngày càng nhiều vì đây là kênh đầu tư được cho là an toàn, nhất là giá nhà đất lại có xu hướng tăng theo thời gian.

Triển vọng thị trường bất động sản năm 2021 | Việt Nam Mới

So sánh giữa các kênh đầu tư cho thấy, chứng khoán, vàng không ổn định, khó nắm bắt, nhất là với nhóm nhà đầu tư mới. Cùng đó, lãi suất tiền gửi tiết kiệm đang ở mức thấp, phổ biến dưới 6,5%/năm nên khó hấp dẫn nguồn tiền tích lũy của người dân.

Trong khi đó, các doanh nghiệp bất động sản vẫn rất tích cực bám thị trường, đẩy thanh khoản ngay cả trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội thông qua nhiều hình thức như giới thiệu và bán hàng trực tuyến. Các sàn giao dịch cũng ghi nhận về nhu cầu mua nhà ở của người dân khá tích cực, nhất là tại thành phố có tốc độ đô thị hóa nhanh như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội…

Dẫn chứng về vấn đề này, ông David Jackson cho biết, phân khúc đất nền rất sôi động và thu hút sự quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, khi quỹ đất sạch ngày càng khan hiếm thì khu vực vùng ven như thành phố Thủ Đức, huyện Hóc Môn, Bình Chánh tiếp tục giữ vị thế chủ lực sau khi thiết lập mặt bằng giá mới từ đợt “sốt” đất vừa qua.

Điểm mạnh của khu căn hộ The Rivus Masterise Homes Elie Saab

Đánh giá tổng thể thị trường bất động sản cho thấy, các dự án nhà ở và văn phòng chất lượng cao được ra mắt thời gian qua vẫn giữ đà tăng. Bất động sản công nghiệp và lĩnh vực bán lẻ cao cấp tiếp tục nhận được quan tâm và đầu tư. Giá nhà chung cư có hiện tượng tăng trước áp lực hạn chế về nguồn cung.

Ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội nhận định, hiện tượng tăng giá vừa qua phản ánh đúng niềm tin của nhà đầu tư, đồng thời tạo ra sự cạnh tranh tích cực trên thị trường. Tại Hà Nội, giá chung cư tăng trong thời gian qua do chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ tình trạng khan hiếm nguồn cung.

Theo đó, các nhà đầu tư, phát triển bất động sản sẽ cạnh tranh hơn về sản phẩm giới thiệu ra thị trường. Nhờ đó, người mua được tiếp cận các sản phẩm chất lượng cao hơn. Vị trí, cơ sở hạ tầng quanh dự án cũng như sự phát triển của thành phố nói chung sẽ được người mua quan tâm nhiều hơn, đặc biệt là tại các dự án ở khu vực ngoại thành, bởi không phải ai cũng có khả năng chi trả cho một căn hộ nội đô chất lượng cao.

Đáp ứng xu hướng này, hiện đã xuất hiện nhiều tuyến giao thông công cộng nối các địa điểm xung quanh Hà Nội như Sóc Sơn, Bắc Ninh. Nhờ đó, thị trường nhà ở tại các địa điểm lân cận cũng sẽ dần phát triển hơn.

Nhận định về xu hướng những tháng cuối năm, ông Matthew Powell nhận xét, phân khúc bất động sản công nghiệp vẫn giữ vị thế phát triển tốt nhất. Thị trường bất động sản công nghiệp kỳ vọng tiếp tục đón nhận nhiều nhu cầu mới, đặc biệt là tại các khu vực kinh tế triển vọng. Đáng chú ý, đà tăng trưởng của bất động sản công nghiệp vẫn hưởng lợi từ các thương vụ mua bán – sáp nhập (M&A) và nguồn cung mới.

Bên cạnh đó, lĩnh vực văn phòng tiếp tục ghi nhận lượng cầu lớn, phần lớn là các văn phòng chất lượng cao, từ các doanh nghiệp nội địa và quốc tế. Giá thuê văn phòng hạng A tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh vẫn phụ thuộc vào nguồn cung tương lai của thị trường.

Lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng cũng ghi nhận những tín hiệu khả quan nhất định, khi các chủ đầu tư đã cẩn thận lựa chọn nhà điều hành uy tín cho dự án cao cấp thay vì chỉ đầu cơ cho dự án căn hộ khách sạn (condotel) như trước kia. Đây cũng là xu hướng chung, các doanh nghiệp phát triển về bất động sản du lịch cần tập trung phát triển về chất lượng dịch vụ nhằm bắt kịp và thích ứng tốt với thị trường sau dịch.

Một số thị trường bất động sản tại các đô thị lân cận Hà Nội như Thái Nguyên, Hưng Yên, Bắc Ninh cũng dần trở nên hấp dẫn với lợi thế gần thành phố lớn khi chỉ cách một vài tiếng di chuyển. Những khu vực này hiện đang ghi nhận nhu cầu đầu tư gia tăng không chỉ riêng phân khúc đất nền, nghỉ dưỡng mà cả bất động sản công nghiệp.

Hiện thị trường chứng khoán đang bị đẩy lên cao, đi kèm nhiều rủi ro và đối mặt với những đợt điều chỉnh thì dòng tiền của nhà đầu tư có thể sẽ tiếp tục đổ vào bất động sản. Điều này dự báo có thể xảy ra cơn sốt đất tiếp theo bởi bất động sản vẫn là kênh đầu tư được nhiều người ưa chuộng do có lợi nhuận cao và bền vững.

Ông Nguyễn Văn Đính – Phó Tổng thư ký Hiệp hội bất động sản Việt Nam nhận định, thị trường bất động sản sẽ sôi động mạnh mẽ trở lại ngay khi dịch bệnh được kiểm soát. Các nhà đầu tư đã có động thái chuẩn bị cho đợt sôi động sắp tới của thị trường.

Xem thêm: Bất động sản thời dịch: Quả bóng chỉ bị nén, lực bật sau dịch rất mạnh

Hiện tâm lý chung của các nhà đầu tư đang chia thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất đã mua đất trong đợt sốt vừa rồi. Nếu không chịu áp lực về tài chính, họ rất tự tin về đà tăng trưởng của thị trường trong thời gian tới. Nhóm thứ hai là nhóm đã bỏ qua cơ hội mua đất trong giai đoạn sốt vừa rồi thì bây giờ đang tìm hiểu và gom hàng, thậm chí mua lại của những người ôm đất đợt sốt vừa qua nhưng không chịu được sức ép tài chính.

Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, nhà đầu tư vẫn cần cân nhắc và tính toán cẩn trọng trong quyết định rót vốn. Ông Matthew Powell khuyến cáo, nhà đầu tư cần chú ý một số nguyên tắc quan trọng như: nghiên cứu kỹ loại hình đầu tư, tiềm năng phát triển của bất động sản đó trong tương lai.

Cùng đó, nhà đầu tư cần thu thập thông tin chính xác về hoạt động phát triển cơ sở hạ tầng, quy hoạch đã được công bố; đặc biệt, không chạy theo đám đông với những thông tin chưa được kiểm chứng.

Nguồn: baodantoc.vn

BĐS nghỉ dưỡng lên ngôi! Đâu là mảnh đất vàng được nhà đầu tư chú ý?

Bức tranh toàn cảnh về thị trường du lịch và bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy của những thị trường mới. Làn sóng BĐS nghỉ dưỡng bất ngờ lội ngược dòng trở thành xu hướng đầu tư trong thời kỳ Covid.

Tiềm năng phát triển của BĐS nghỉ dưỡng giữa mùa dịch

Covid-19 tác động đáng kể đến xu hướng của ngành du lịch nói riêng và lối sống nói chung khi con người ngày càng mong muốn tìm về sự cân bằng trong cuộc sống. Người dân ngày càng hướng đến lối sống chú trọng sức khỏe, không gian sống riêng tư, an toàn, đồng thời tìm về sự bình yên giữa thiên nhiên để phục hồi năng lượng và cân bằng tinh thần.

BĐS nghỉ dưỡng đang là tâm điểm thu hút giới đầu tư
BĐS nghỉ dưỡng đang là tâm điểm thu hút giới đầu tư

Giới chuyên gia nhận định, đợt bùng phát thứ 4 của dịch Covid 19 cũng tác động lớn đến xu hướng đầu tư bất động sản. Các đại gia Việt đã chuyển hướng đầu tư đến “ngôi nhà thứ 2” là những biệt thự sang trọng trong các khu đô thị sinh thái hiện đại, đầy đủ tiện nghi với chất lượng quản lý tốt đồng thời đảm bảo tính cơ động về dịch chuyển và pháp lý ổn định.

Đánh giá về triển vọng thị trường BĐS nghỉ dưỡng 2021, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Tổng thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam cho rằng, mặc dù Việt Nam bị sụt giảm khách quốc tế, nhưng đây vẫn là thị trường cơ hội cho các nhà đầu tư. “Chúng ta có tiềm năng rất lớn về du lịch. Thực tế trong trung hạn, với trên 20 triệu khách quốc tế tới Việt Nam mỗi năm có thời gian nghỉ trung bình từ 5 – 7 ngày cho mỗi kỳ nghỉ, khách trong nước khoảng 85 triệu người có thời gian nghỉ từ 3 – 4 ngày, du lịch Việt Nam sẽ còn cần thêm nhiều hơn nữa các dự án đầu tư theo dạng quần thể, tích hợp cả du lịch, giải trí, nghỉ dưỡng, mua sắm. Cơ hội cho mảng BĐS du lịch trong năm 2021 còn rất nhiều”, ông Đính cho hay.

Những con số ấn tượng của thị trường BĐS nghỉ dưỡng

Báo cáo thị trường tháng 1/2021 mới được công bố, nguồn cung nhà phố, shophouse biển hiện nay tập trung ở những dự án tổ hợp du lịch lớn với quy mô hàng trăm hecta được quy hoạch bài bản.

Mặc dù nguồn cung mới và sức cầu chỉ ở mức trung bình nhưng trong ngắn hạn, nguồn cung và cầu dự kiến sẽ tăng do nhiều dự án đang trong giai đoạn truyền thông, booking. Đơn cử như ở loại hình biệt thự biển, tỷ lệ tiêu thụ tháng 1 năm nay tăng 78% so với tháng 12/2020.

 

Thống kê của cũng cho hay, trong quý 1/2021, phân khúc BĐS nghỉ dưỡng ghi nhận nguồn cung tăng trưởng mạnh ở loại hình biệt thự biển (3,2 lần) và condotel (7,4 lần) so với quý trước. Cụ thể, toàn thị trường đón nhận 778 căn biệt thự biển mở bán đến từ 6 dự án, gấp 3,2 lần so với quý trước và gấp 26 lần so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ tiêu thụ đạt 25% (tương đương 196 căn), gấp 1,9 lần so với quý 4/2020.

Đối với condotel, thị trường đón nhận 752 căn condotel mở bán đến từ 3 dự án, tăng 7,4 lần so với quý trước và tăng 8,6 lần so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ tiêu thụ đạt 32% (khoảng 244 căn), tăng 16,3 lần so với quý 4/2020 và tăng 9,7 lần so với cùng kỳ năm 2020. Điểm chú ý là lượng tiêu thụ tập trung chủ yếu ở các dự án mới được phát triển bởi chủ đầu tư uy tín, có quy mô lớn, đồng bộ, hiện đại về hạ tầng, đa dạng về chức năng cung ứng dịch vụ, có cơ hội khai thác kinh doanh tốt và bền vững, được quản lý vận hành bởi các đơn vị quốc tế hàng đầu.

Bên cạnh đó, thị trường cũng ghi nhận làn sóng đầu tư dịch chuyển từ những thị trường truyền thống sang những địa phương có đường bờ biển đẹp, dư địa phát triển BĐS nghỉ dưỡng lớn như: Hội An (Quảng Nam), Quy Nhơn (Bình Định), Phan Thiết (Bình Thuận)… Cụ thể, thời gian qua tại các thị trường này đã xuất hiện nhiều dự án liền kề biển quy mô như: Casa Marina Premium, Maia Resort Quy Nhơn (Quy Nhơn); Mũi Né Summerland, NovaWorld Phan Thiet… (Phan Thiết). Đặc biệt, Hội An – Quảng Nam đang được các “ông lớn” lựa chọn để đẩy mạnh đầu tư phát triển các dự án bất động sản nghỉ dưỡng biển như Shantira Beach Resort & Spa, La Queenara, GrandMercure Hoi An…

Cam Ranh – Mảnh đất vàng đang được nhà đầu tư săn đón 

Nếu Nha Trang là thành phố vốn sôi động của du lịch biển, một trong những địa chỉ du lịch quan trọng hàng đầu Việt Nam thì Cam Ranh giống như vùng đất mới của du lịch nghỉ dưỡng quốc tế nhờ những lợi thế hết sức đặc biệt.

Hạ tầng giao thông hoàn hảo là lý do Cam Ranh đón hàng triệu lượt khách quốc tế mỗi năm. Sở hữu sân bay quốc tế Cam Ranh là sân bay nhộn nhịp và lớn thứ 4 cả nước tính theo khả năng khai thác, lượt khách đi lại, đón hơn 7 triệu lượt khách trong năm 2019. 

Cùng với đó là Vịnh Cam Ranh được đánh giá là vịnh nước sâu tốt nhất khu vực, đủ khả năng đón đậu du thuyền, tàu du lịch cỡ lớn trên thế giới. Cả đường không lẫn đường biển đẳng cấp sẽ đảm bảo khả năng đón lượng du khách hạng sang từ khắp nơi trên thế giới tới đây nghỉ dưỡng.

Ngoài ra, Cam Ranh được thiên nhiên ưu ái chuỗi 4 hòn đảo rất hoang sơ và thơ mộng, được gọi với cái tên Tứ Bình: Bình Hưng, Bình Tiên, Bình Ba và Bình Lập. Đây là 4 hòn đảo còn giữ được vẻ đẹp gần như nguyên sơ, ít người biết đến. Mỗi hòn đảo mang nét thuần khiết riêng biệt nên luôn mang tới sự tươi mới, hấp dẫn không biết chán cho du khách. Đây chính là điều kiện lý tưởng để tối ưu hoá khả năng vận hành, khai thác sản phẩm du lịch.

Hiện đã có những chủ đầu tư xuất hiện, phát triển các chuỗi nghỉ dưỡng đẳng cấp với quy mô “siêu tổ hợp” cùng hệ thống hạ tầng, tiện ích đầy đủ; mang dáng vóc các sản phẩm du lịch hiện đại, mới mẻ, có nhiều khả năng đột phá thị trường. Mở ra tương lai đưa Cam Ranh trở thành “thủ phủ” resort của Việt Nam.

Một hệ sinh thái đầy đủ từ sản phẩm nghỉ dưỡng, du lịch, vui chơi, mua sắm, giải trí đẳng cấp đang dần được các chủ đầu tư thần tốc xây dựng trên vùng đất sở hữu nhiều lợi thế vượt trội. Đây chính là “miếng bánh ngọt” đầu tư đặc biệt hấp dẫn đang được các nhà đầu tư sành sỏi nhanh chân tìm tới.

Đăng ký nhận tin