Phía Đông Hà Nội hút ”sóng” cư dân cao cấp

Bất động sản khu Đông Hà Nội nửa cuối năm 2021 dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh nhờ làn sóng dịch chuyển dân cư mới và những đợt “bung hàng” từ các nhà phát triển dự án căn hộ cao cấp.

Hai làn sóng dịch chuyển mạnh mẽ về phía Đông

Theo quy hoạch Đô thị sông Hồng mới cùng kế hoạch phân bổ dân số tính đến năm 2030 do thành phố Hà Nội công bố, có ít nhất 215.000 người dân thuộc 4 quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng sẽ phải di dời khỏi nội thành. Làn sóng dịch chuyển mới này được dự báo sẽ khiến nhu cầu bất động sản khu Đông dậy sóng trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, từ giữa năm 2020, nhiều tập đoàn lớn đã lên kế hoạch chuyển dây chuyền sản xuất về Việt Nam. Với sự hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản, 15 doanh nghiệp Nhật Bản muốn chuyển sản xuất sang Việt Nam. Gần đây, Luxshare, Pegatron, những nhà sản xuất cung ứng linh kiện, sản phẩm hàng đầu cho các “ông lớn” công nghệ toàn cầu như Sony, Microsoft, cũng đã đến đầu tư tại Bắc Giang, Hải Phòng. Cuối năm 2020, đơn vị sản xuất điện tử, viễn thông công nghệ cao Foxconn, chuyên cung ứng, sản xuất linh kiện chính cho Apple và Vina Solar Technology – công ty sản xuất pin năng lượng mặt trời của Trung Quốc, cũng ngỏ ý mong muốn được đầu tư tại Hải Dương. Chính sự đầu tư mạnh mẽ này đã kéo theo nhu cầu về nơi ở cao cấp cho các chuyên gia quốc tế tăng mạnh.

Yếu tố nào đang làm tăng giá BĐS căn hộ khu Đông Hà Nội?

Nhưng trên thực tế, các thủ phủ công nghiệp gần Hà Nội như Bắc Ninh, Hải Dương… đều đang rơi vào tình trạng “cung không đủ cầu” những dự án căn hộ cao cấp cho chuyên gia. Cụ thể, theo báo cáo của CBRE, Hải Dương là nơi làm việc của hơn 30.000 chuyên gia nước ngoài nhưng ở thời điểm hiện tại, nơi đây mới chỉ có 1.500 căn hộ thuộc các dự án nhà ở xã hội với tiện ích và thiết kế hạn chế. Vì thế, gần 80% chuyên gia làm việc tại Hải Dương chỉ có lựa chọn lưu trú tại Hà Nội và di chuyển giữa Hải Dương – Hà Nội mỗi ngày.

Ông Takahashi Tsuyoshi (Nhật Bản), chuyên gia tại một công ty sản xuất linh kiện điện tử cho biết: “Sống và làm việc tại Việt Nam đã gần 5 năm nhưng mỗi ngày tôi vẫn phải đi lại giữa Hải Dương và Hà Nội. Tương lai mà có một khu cư dân cao cấp ở gần Hải Dương hơn, tôi sẽ chuyển nhà ngay”.

Trước làn sóng dịch chuyển này, phía Đông Hà Nội hiện đang là một trong những lựa chọn được những người như ông Tsuyoshi nhắm tới. Sở hữu lợi thế vị trí đắc địa, tiếp giáp các tỉnh, thành thủ phủ công nghiệp phía Bắc như Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng… cùng quỹ đất lớn để phát triển các dự án bất động sản theo hướng đại đô thị, khu Đông Hà Nội được dự báo sẽ nổi lên là trung tâm mới của khu vực, đặc biệt là các dự án cao cấp cho cộng đồng chuyên gia.

Xem thêm: Bất động sản mùa dịch – Dòng tiền đổ vào đâu?

Nhu cầu bất động sản cao cấp khu Đông Hà Nội tiếp tục tăng mạnh

Đáng chú ý, nhu cầu đối với dòng sản phẩm cao cấp, hạng sang tại những dự án kế cận khu trung tâm có dấu hiệu tăng mạnh, chủ yếu xuất phát từ những gia đình trung lưu trẻ tuổi người Việt có tích lũy tài sản, bên cạnh xu hướng định cư tại Việt Nam của chuyên gia nước ngoài cũng như kiều bào về nước an cư trước tác động của dịch Covid-19.

Báo cáo từ các tổ chức nghiên cứu thị trường JLL, CBRE hay Savills Việt Nam đều cho thấy, trong 3 năm gần đây, mức tăng giá trung bình toàn thị trường căn hộ đạt khoảng 7%/năm. Đặc biệt ở các khu vực liền kề trung tâm thành phố, nhất là các dự án quy mô lớn, tốc độ tăng giá càng mạnh bởi có thêm nhiều điều kiện để tạo sự khác biệt như chất lượng xây dựng và các dịch vụ, tiện ích nhằm đưa dự án đạt chuẩn dự án cao cấp.

Bất động sản phía Đông Hà Nội hút giới nhà giàu như thế nào trong 10 năm qua?

Bà Nguyễn Hoài An, Giám đốc CBRE Việt Nam, chi nhánh Hà Nội cho biết, không chỉ sôi động ở phân khúc bất động sản cao cấp, hoạt động xây dựng đang diễn ra tích cực trên nhiều loại hình bất động sản và ở nhiều khu vực khác nhau tại Hà Nội, báo hiệu sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường bất động sản thành phố.

Xem thêm: Thị trường bất động sản sẽ bật tăng khi dịch được kiểm soát

Cùng quan điểm trên, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam nhìn nhận, không phải đến bây giờ các nhà đầu tư mới nhận thấy khu vực cận nội đô có nhiều tiềm năng. Điều này thể hiện rõ qua việc thông tin về các dự án tại vùng cận nội đô Hà Nội luôn được tìm kiếm nhiều nhất trong thời gian qua. Một số khu năm ngoái giá chỉ khoảng 30-40 triệu đồng/m2 nhưng đến đầu năm nay đã tăng trưởng đến 70%, thậm chí có những địa điểm lên đến 100%.

Nguồn: hanoimoi.com.vn

Hà Nội: Bất động sản chưa bao giờ “bất động”

Trái với lo ngại dịch bệnh sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thị trường bất động sản, thì diễn biến thị trường lại có những tín hiệu tích cực tại một số phân khúc, đặc biệt là ở thị trường Hà Nội. Giá chung cư và biệt thự tại Hà Nội đang có chiều hướng tăng nhẹ. Điều này cho thấy niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường rất lớn. Vì sao Hà Nội vẫn thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư đến vậy?

Tây Nam Hà Nội: Điểm nóng mới nhờ “cú hích” hạ tầng

Khu vực Thanh Trì đang nổi lên như một “vùng đất mới” đầy tiềm năng trên thị trường BĐS Tây Nam Hà Nội. Đáng chú ý, ngoài việc được chú trọng đầu tư mạnh về hạ tầng, Thanh Trì còn nằm trong đề án lên quận năm 2025, tạo tiền đề vững chắc cho bất động sản (BĐS) bứt phá, khẳng định vị thế trung tâm mới của thủ đô.

Biệt thự, nhà phố khu Tây Nam Hà Nội giữ đà tăng trong Covid-19 - VnExpress Kinh doanh

 

Trên thực tế, khu vực huyện Thanh Trì – nơi tiếp giáp với các quận: Hà Đông, Thanh Xuân, Hoàng Mai, từ lâu đã hình thành một “tiểu thị trường” sôi động với loạt khu đô thị có quy mô từ vài hecta đến vài chục hecta. Các dự án với quy mô lớn, quy hoạch hiện đại, đã đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi diện mạo đô thị, thu hút dân cư, tạo lập cộng đồng, đưa Thanh Trì trở thành một điểm nhấn trên bản đồ BĐS Hà Nội.

 

Đặc biệt, BĐS khu vực Thanh Trì càng trở nên sôi động hơn kể từ khi Hà Nội quy hoạch xây dựng công viên Chu Văn An. Đây là dự án công viên có quy mô lớn, nằm giữa hai trục đường huyết mạch của khu Nam là Vành đai 3 (Nguyễn Xiển) và Phan Trọng Tuệ (đường 70), bao gồm các hạng mục cảnh quan (cây xanh, hồ điều hòa) và văn hóa (khu tưởng niệm, bảo tàng).

 

Mới đây, tuyến đường Nguyễn Xiển – Xa La hay còn gọi là tuyến số 1 đường BT bao quanh khu tưởng niệm danh nhân Chu Văn An đã thông xe vào tháng 1/2020. Với tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, đây trở thành một trong những tuyến đường huyết mạch phía Tây Hà Nội, góp phần san sẻ lưu lượng phương tiện cho các tuyến giao thông chính trong khu vực và rút ngắn thời gian di chuyển từ quận Thanh Xuân, Hoàng Mai đến Xa La (Hà Đông) xuống chỉ còn khoảng 10 phút thay vì đi đường vòng mất 20 – 30 phút như trước. Nhờ đó, người dân trong khu vực kết nối dễ dàng các khu đô thị mới ở Hà Đông và ngược lại. 

 

Ngoài ra, 18 tuyến đường có tổng chiều dài 31km, nhằm nối hạ tầng giữa các phường xã và các quận huyện lân cận, cũng đã được thông qua chủ trương xây dựng. Trong đó, nhiều tuyến đường trọng điểm được triển khai kết nối mạnh mẽ với khu vực phía Tây và trung tâm thành phố như đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông (đang trong giai đoạn chạy thử), tuyến xe buýt BRT Cát Linh – Yên Nghĩa (đã đi vào hoạt động), trục đường vành đai 3,5 (sắp hoàn thành)… 

 

Theo quy luật phát triển đô thị, đường mở đến đâu, BĐS sẽ phát triển tới đó. Đặc biệt, khi dòng chảy BĐS nội đô đang chững lại do quỹ đất khan hiếm, giá cả leo thang… thì việc quy hoạch mở rộng những tuyến đường huyết mạch khu vực phía Tây – Tây Nam Hà Nội đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án BĐS phát triển và mang đến nhiều cơ hội lựa chọn hấp dẫn cho các nhà đầu tư. 

 

Đặc biệt, với cơ sở hạ tầng giao thông đồng bộ, không gian thoáng đãng, nhiều dự án đẳng cấp với mức giá thuộc “vùng trũng” cộng hưởng với nhau khiến thị trường BĐS phía Tây Nam Hà Nội như “thỏi nam châm” hút khách. Theo nhận định của PGS.TS Đinh Trọng Thịnh tại buổi tọa đàm “Thị trường BĐS năm 2021” mới đây, Tây Nam đang là khu vực có tiềm năng lớn. Trong đó, phân khúc đất nền, BĐS liền kề là một trong những điểm sáng của thị trường năm nay.

 

Báo cáo thị trường quý I của JLL nhận định, người dân Hà Nội thường chuộng loại hình biệt thự, tuy nhiên loại hình nhà phố thương mại lại đang là xu hướng mới, đặc biệt là các căn nhà phố thương mại nằm trong những dự án quy mô lớn, nhờ lượng cư dân nội khu lớn nên tiềm năng cao khi cho thuê lại các căn này làm nhà hàng, văn phòng, quán cà phê… Mức tăng trưởng giá sơ cấp của nhà phố thương mại cao nhất được ghi nhận (khoảng 15 – 20% so với cùng kỳ năm trước) tại các dự án sắp hoàn thành ở quận Hà Đông và Hoàng Mai.

Phía Bắc Hà Nội: Sự “trở lại” của thị trường đầy tiềm năng

Trong khi nguồn đất sạch ở phía Nam của Thủ đô đang trở nên hạn hẹp do tốc độ phát triển ồ ạt trong những năm gần đây thì khu vực phía Bắc Hà Nội lại đang cho thấy những tiềm năng cùng sự vượt trội to lớn. 

Hà Nội mở đường rộng 21 m ở phía Tây Nam huyện Quốc Oai | Việt Nam Mới

 

Sở hữu hạ tầng đồng bộ cùng những lợi thế về quy hoạch, bất động sản phía Bắc Hà Nội đang trở thành điểm đến đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư. 

Về vị trí địa lý, đây là khu vực tập trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng kết nối Thủ đô với các tỉnh thành phía Bắc như: Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc… Sau khi cầu Nhật Tân được đưa vào thông xe và kế hoạch xây cầu Tứ Liên được công bố, khả năng kết nối giữa khu vực Bắc sông Hồng và Tây Hồ Tây tiếp tục được cải thiện, từ đó góp phần tăng thêm sức hút đối với các doanh nghiệp bất động sản.

 

Đặc biệt, mới đây nhất, lãnh đạo 5 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang đã cùng đề xuất Chính phủ triển khai nhanh đường Vành đai 4 vùng Thủ đô, với tổng chiều dài khoảng 98 km.

 

Trong tương lai, đường vành đai 4 sẽ mở ra nhiều hướng kết nối giao thương nhanh chóng giữa Hà Nội và các khu vực vùng ven, tạo tiền đề giúp thị trường bất động sản khu vực này phát triển mạnh mẽ.

 

Theo quy hoạch xây dựng tại vùng Hà Nội cho đến năm 2030, trong đó tầm nhìn đến năm 2050, đã được Thủ tướng phê duyệt. Hà Nội – Vĩnh Phúc – Bắc Ninh là 3 khu vực được chọn để hình thành nên tam giác kinh tế trọng điểm ở vùng Thủ Đô (gồm Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh).

 

Riêng tỉnh Vĩnh phúc, đây là địa phương nằm tại phía Bắc Hà Nội. Do đó việc nằm trong hành lang kinh tế Lào Cai – Côn Minh – Hải Phòng – Hà Nội đã đưa tỉnh này trở thành một điểm trung chuyển vô cùng quan trọng, nối liền Hà Nội với các tỉnh thành lân cận.

 

Như vậy, tiềm năng phát triển của thị trường bất động sản tại Hà Nội rất lớn. Tuy nhiên không phải nhà đầu tư nào cũng có khả năng nắm bắt được thị trường, đủ bản lĩnh và đánh giá đúng để có thể đầu tư sinh lời. 

Hãy thường xuyên theo dõi những chia sẻ của Phu Cuong Invest, để biết được những đánh giá từ phía chuyên gia của chúng tôi về các biến động trên thị trường bất động sản, để dễ dàng đưa ra các quyết định đầu tư đúng lúc và sáng suốt nhé!

 

Phú Quốc – “Lột xác” trở thành điểm nghỉ dưỡng vạn người mê

Từ một điểm đến mờ nhạt, ít người biết đến trong thời gian 3 năm trở lại đây Phú Quốc đã vươn mình mạnh mẽ, trở thành điểm sáng du lịch và liên tục đạt những con số tăng trưởng lượng khách ấn tượng.

Với cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn, hệ sinh thái đa dạng, phong phú đảo Phú Quốc đang trở thành tâm điểm thu hút khách du lịch và các nhà đầu tư. 

Ngành du lịch với sự tăng trưởng thần kỳ

Khoảng 5-7 năm về trước, dù sở hữu những bãi biển hoang sơ đẹp hút hồn như Bãi Khem, Bãi Sao, Bãi Thơm… nhưng in đậm trong ký ức của du khách, mảnh đất này vẫn chỉ là một điểm đến để ngắm cảnh, tắm biển, ăn hải sản 1-2 ngày rồi về. Thậm chí, nhiều cung đường trên thị trấn Dương Đông thời bấy giờ vẫn còn đỏ quạch màu bùn – thứ đất đặc trưng của huyện đảo Phú Quốc.

Sở hữu tiềm năng lớn, nhưng Phú Quốc khó chinh phục khách trong và ngoài nước với cách làm du lịch thô sơ, lẻ tẻ, vắng bóng những khách sạn lưu trú, những resort cao cấp hay khu vui chơi giải trí… cơ sở hạ tầng, giao thông còn nghèo nàn, khó khăn cho việc phục vụ du lịch phát triển. Bởi vậy, trong năm 2010, lượng khách du lịch đến với “đảo Ngọc” Phú Quốc khiêm tốn ở con số khoảng 300.000 lượt. Đến năm 2019, số lượng này đã tăng lên mức “kỷ lục” hơn 4 triệu lượt du khách, trong đó có hơn 600 nghìn lượt khách quốc tế, mang về doanh thu du lịch trên 5.700 tỷ đồng, chiếm trên 90% tổng doanh thu du lịch của toàn tỉnh Kiên Giang. Phú Quốc trở thành một trong những “trung tâm du lịch” nổi bật nhất cả nước.

Tính chung giai đoạn 2010 – 2019, mỗi năm tốc độ tăng trưởng lượt du khách và doanh thu từ du lịch của Phú Quốc khoảng 20 – 30%, tốc độ tăng trưởng GDP lên tới 38%/năm, cao gấp 6 lần mức bình quân chung của cả nước. Ngành du lịch – dịch vụ cũng đang đóng góp tới 70% trong cơ cấu GDP của Phú Quốc và mang lại công ăn việc làm cho khoảng 70% dân số trên đảo.

Sự “lột xác” đầy ngoạn mục

Sẽ không có gì đáng kể nếu vùng này chỉ tăng trưởng về lượng khách. Nhưng với sự vào cuộc đầu tư của các Tập đoàn lớn…, đảo Ngọc giờ đây đã lột xác một cách hoàn toàn, xóa bỏ hình ảnh một “làng chài” xơ xác nghèo nàn, để chạm tay vào ngôi vị mới: thiên đường du lịch, nghỉ dưỡng hạng sang của châu Á, đảo ngọc thiên đường của Việt Nam.

Từ chỗ không khách sạn, resort cao cấp, đến đầu 2017, mảnh đất này đã có hẳn “Khu nghỉ dưỡng mới đẳng cấp nhất thế giới” thiết kế ở Nam đảo. Giờ đây, Phú Quốc đường hoàng có trong danh sách những điểm đến của các tỷ phú hay các ngôi sao nổi tiếng thế giới.

Bên cạnh vẻ đẹp thiên nhiên sẵn có, thành phố biển đảo đầu tiên của Việt Nam trong những năm gần đây còn “lột xác” trở thành điểm đến giải trí sôi động, đẳng cấp, đặc biệt là với hệ sinh thái du lịch, nghỉ dưỡng đẳng cấp và đồng bộ. Tại phía Nam đảo, một trung tâm giải trí mới đã hình thành. Đến với Phú Quốc, du khách giờ đây không thể bỏ qua hành trình “cáp treo vượt biển dài nhất thế giới” để đến với một tổ hợp vui chơi giải trí nhiệt đới sôi động trên đảo Hòn Thơm, với ngàn trải nghiệm ấn tượng như đi bộ dưới đáy biển, dù lượn trên không, hay vui bất tận với những làn trượt thót tim ở Công viên nước hàng đầu châu Á.

Gợi ý 3 trải nghiệm ở Phú Quốc - VnExpress Du lịch

 

Không thể phủ nhận các khu du lịch, nghỉ dưỡng hạng sang ở Nam đảo đang là “thỏi nam châm” hút khách du lịch tầm cao đến Phú Quốc. Khi quần thể du lịch, nghỉ dưỡng hàng tỷ đô ở Nam đảo hoàn thành, chắc chắn con số tăng trưởng lượng khách cũng như doanh thu từ du lịch của nơi này sẽ cán mốc mới và đóng góp một phần không nhỏ vào GDP nước nhà.

Du lịch Phú Quốc tăng trưởng với tốc độ phi mã – cơ hội cho nhà đầu tư

6 tháng đầu năm 2019, du lịch Kiên Giang đón gần 4,3 triệu lượt khách, tăng 9% so với cùng kỳ, đạt gần 52% so với kế hoạch năm. Trong đó, khách quốc tế đến  400.000 lượt, tăng 28,2% so với cùng kỳ, đạt 63,4% so với kế hoạch năm; doanh thu đạt trên 4.268 tỷ đồng, tăng 42,6% so với cùng kỳ, đạt 62,4% so với kế hoạch năm.

Trong đó, riêng huyện đảo Phú Quốc, đón trên 2,26 triệu lượt khách, tăng gần 36% so với cùng kỳ. Trong đó, khách quốc tế đạt gần 392.000 lượt (chiếm chủ yếu trong số khách quốc tế đến Kiên Giang) tăng 35,5% so với cùng kỳ; doanh thu đạt trên 3.829 tỷ đồng, tăng 40,8% so với cùng kỳ.

 

Nam Phú Quốc xinh đẹp những ngày vắng khách, cả biển trời xanh ngắt | baotintuc.vn

Lưu lượng khách đến đông, nên hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch có chất lượng khá tốt, đáp ứng được nhu cầu lưu trú của khách du lịch cả trong mùa cao điểm lẫn những ngày diễn ra các sự kiện lớn. Tổng số cơ sở lưu trú du lịch hiện tại là 726 cơ sở với 22.654 phòng.

Có thể thấy Phú Quốc có tiềm năng du lịch quá lớn, trong khi cơ sở lưu trú hạng sang lại cực kỳ khan hiếm, chỉ khoảng 10 cơ sở được xếp hạng 5 sao. Do đó, đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng thời điểm này sẽ đem đến tiềm năng sinh lời cực lớn cho các nhà đầu tư.

Bắt kịp sự phát triển đó, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Vàng Phú Cường phân phối hàng loạt dự án hấp dẫn tại Ninh Thuận. Với vị trí đắc địa ven biển, đầy đủ giấy tờ pháp lý, cùng với sự ra đời của ứng dụng Phu Cuong Group, những dự án này hứa hẹn sẽ tạo nên bước đột phá tại thị trường phía nam Ninh Thuận.

 

 

Bất động sản thời dịch: Quả bóng chỉ bị nén, lực bật sau dịch rất mạnh

Theo giới chuyên gia bất động sản, sự quan tâm tới thị trường bất động sản Việt Nam đang giống như một “quả bóng” và dịch COVID-19 như một “tảng đá lớn” đè lên quả bóng bất động sản. Về cơ bản, quả bóng này không bị xì hơi mà chỉ bị đang bị nén. Tuy nhiên, khi chúng ta kiểm soát dịch, lực bật thị trường bất động sản sẽ rất mạnh.

Đất nền hạ nhiệt, thị trường bất động sản thích nghi tốt

Tại buổi công bố báo cáo thị trường bất động sản quý 2/2021 và nhận định triển vọng xu thế thị trường 6 tháng cuối năm, theo hình thức trực tuyến, diễn ra sáng 6/7, ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn cho biết tốc độ tăng trưởng kinh tế nói chung và nhu cầu với thị trường bất động sản nói riêng của Việt Nam trong quý 2 vẫn rất khả quan.

Số lượng doanh nghiệp bất động sản mới thành lập trong quý 2/2021 tăng 45% so với quý 6 tháng đầu năm 2020; tương tự, vốn tăng ký tăng 24%.

Xét trên tăng trưởng kinh tế, GDP bình quân của Việt Nam đạt 6,61%, trong đó kinh doanh bất động sản tăng trưởng 4% so với cùng kỳ. Những con số này cho thấy bất chấp dịch bệnh, Việt Nam vẫn đang kiểm soát phát triển kinh tế ổn định.

Thông tin chi tiết hơn về diễn biến thị trường bất động sản trong quý 2/2021, ông Quốc Anh đưa ra 3 xu hướng chính. Thứ nhất là sốt đất nền có dấu hiệu “hạ nhiệt.” Xu hướng này thể hiện qua mức độ tìm kiếm thông tin quy hoạch giảm mạnh, đặc biệt là khi Bộ Tài nguyên và Môi trường chính thức ra văn bản rà soát sốt đất…

Tương tự, mức độ quan tâm đất nền và đất nền dự án cách Hà Nội trong bán kính khoảng 50-100km cũng giảm mạnh. Trong đó, Thái Nguyên giảm 6%, Ba Vì giảm 2%, Bắc Giang giảm 35%; Bắc Ninh giảm 38%; Quốc Oai giảm 17%;…

Thứ hai là mức độ quan tâm và lượng tin đăng suy giảm ngắn hạn do COVID-19 nhưng vẫn cao hơn trung bình năm 2020. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng của thị trường bất động sản là cầu (thể hiện mức độ quan tâm, lượt hỏi mua tăng 54%) và cung (dự án mới đăng ký tăng 66 dự án, lượt tin đăng tăng 8%, cùng với đó các chủ đầu tư cũng thay đổi hình thức mở bán online có xu hướng tăng).

“Thực tế trên cho thấy dù gặp nhiều khó khăn bởi COVID-19, thị trường bất động sản ở Việt Nam đã có những bước thích nghi rất tốt,” ông Quốc Anh nhấn mạnh.

Xu hướng thứ 3 cho thấy thị trường bất động sản đang thích nghi rất tốt là dự án bất động sản mới hình thành trong quý 2 tăng 30 dự án so với quý 1/2021.

Thị trường bất động sản với những điểm "nóng" - Đất nền tăng chóng mặt

“Từ thực tiễn trên, chúng tôi thấy sự quan tâm tới thị trường bất động sản Việt Nam giống như một quả bóng và dịch COVID-19 như một tảng đá lớn đè lên quả bóng bất động sản. Về cơ bản, quả bóng này không bị xì hơi mà chỉ bị nén lại. Khi chúng ta kiểm soát dịch, lực bật thị trường bất động sản sẽ rất mạnh. Vì thế, tôi cho rằng các chủ đầu tư, các nhà phân phối cần chuẩn bị cho xu hướng mới sau dịch,” ông Quốc Anh nhấn mạnh.

Xem thêm: Tổng giám đốc Phú Cường: “Trong thị trường bất động sản, không đổi mới, không thích nghi thì chỉ có thể “chìm xuồng”

Nhiều triển vọng cho thị trường bất động sản cuối năm

Nhận định cụ thể hơn về triển vọng của thị trường trong 6 tháng cuối năm, ông Nguyễn Quốc Anh cho rằng mọi hướng đi của thị trường sẽ chịu sự ảnh hưởng nhiều từ thành công của chiến dịch tiêm chủng vaccine tới đây. Dựa theo hướng phát triển chung hiện tại của nhiều nước trên thế giới, có thể thấy xu hướng tăng trưởng của thị trường bất động sản và nền kinh tế nói chung phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ tiêm chủng vaccine.

“Ví như tại các quốc gia có tốc độ tiêm chủng vaccine đạt 50-55% như Mỹ, Thụy Điển, Na Uy, tốc độ tăng giá bất động sản đạt từ 9-10%, con số này ở những quốc gia hoàn thành dưới 50% tiêm vaccine thấp hơn rất nhiều,” ông Quốc Anh chia sẻ.

Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam hiện cũng đang rất nỗ lực trong công tác tiêm chủng cộng đồng, số lượng người được tiêm vaccine có thể sẽ tăng nhanh trong quý 3/2021 khi 8 triệu liều vaccine dự kiến về Việt Nam trong tháng Bảy này. Chính phủ đang hướng đến mục tiêu 50% lao động tại các thành phố lớn sẽ tiếp cận được vaccine trong quý 3 và nếu kịch bản này diễn ra theo đúng lộ trình, nhu cầu giao dịch bất động sản kì vọng sẽ tăng trưởng nhanh trong những tháng tới.

Tiềm năng phát triển bất động sản hạng sang Đà Nẵng - VnExpress Kinh doanh

Những số liệu tích cực về thị trường trong quý 2 vừa qua cho thấy tâm lý của người mua nhà đang ngày càng ổn định và dần thích nghi với tình hình chung. Hầu hết người mua nhà đã xác định sẽ phải thích nghi với tình hình dịch bệnh diễn biến lâu dài. Các doanh nghiệp bất động sản cũng tích cực hơn trong việc tìm những hướng đi mới, linh động ứng dụng công nghệ vào bán hàng và chuyển dịch nhịp nhàng từ hoạt động offline sang hình thức tiếp cận khách hàng online.

Xét về các phân các phân khúc sẽ chiếm ưu thế trong giao dịch ở các tháng cuối năm, ông Quốc Anh nhận định những khu vực được kiểm soát COVID-19 sẽ tiếp tục chứng kiến sự phục hồi nhanh. Căn hộ chung cư và nhà riêng lẻ vẫn là hai phân khúc có nhu cầu tìm kiếm cao nhất thị trường, nhất là loại hình chung cư trung cấp, bình dân, hướng đến phục vụ nhu cầu mua ở thực.

Tại buổi công bố, nhiều chuyên gia nghiên cứu về bất động sản cũng đưa ra nhận định thị trường bất động sản sẽ khởi sắc trở lại trong dịp cuối năm, đặc biệt là khi xu hướng các nhà đầu tư lớn được xem là “cá mập” từ nước ngoài sẽ hướng đến Việt Nam, nhất là với loại hình bất động sản công nghiệp. Kéo theo đó, nhu cầu bất động sản nhà ở, căn hộ cho công nhân cũng sẽ tăng lên.

Tuy nhiên, bên cạnh những tín hiệu khởi sắc trên, các chuyên gia cũng lưu ý phân khúc nhà mặt phố cho thuê dự báo sẽ phục hồi chậm, trong khi bất động sản nghỉ dưỡng sẽ phải mất thêm một quý trầm lắng để tiến tới tái khởi động và phục hồi./.

Nguồn: vietnamplus.vn 

Thị trường bất động sản sẽ bật tăng khi dịch được kiểm soát

Diễn diễn biến thị trường bất động sản trong 6 tháng đầu năm 2021 được ví như “chiếc lò xo” bị nén khi dịch bùng phát, sau mỗi đợt dịch nhu cầu bất động sản thường sẽ bật tăng mạnh trở lại. Khi thị trường bị nén càng mạnh thì lực bật sẽ càng cao.

Xuất hiện làn sóng “bỏ phố về quê”

Theo báo cáo thị trường bất động sản vừa phát hành của trang thông tin bất động sản Batdongsan.com.vn, quý II/2021 có sự biến động lớn về nhu cầu, thị hiếu thị trường sau “sốt đất” đầu năm cũng như qua các đợt dịch Covid-19. Sau khi đạt đỉnh trong tháng 3, kể từ nửa cuối tháng 4, mức độ quan tâm đến thị trường bất động sản trên cả nước đã có dấu hiệu sụt giảm cùng với sự hạ nhiệt của cơn sốt đất nền.

Bất động sản hàng hiệu tấn công thị trường Việt Nam

Tuy nhiên, thị trường bất động sản ghi nhận điểm sáng đến từ phân khúc đất nhà vườn, trang trại, nghỉ dưỡng ven đô, xuất phát từ làn sóng “bỏ phố về quê” khi dịch bệnh xuất hiện. Xu hướng này phát triển suốt năm 2020 và có phần chững lại vào thời điểm cuối năm 2020 và đầu năm 2021 khi đất nền “sốt” ở nhiều khu vực. Sang tháng 5, khi dịch bệnh tái bùng phát với mức độ nghiêm trọng hơn, xu hướng này đã nóng trở lại. Các khu đất có lợi thế về cảnh quan, thiên nhiên khu vực ven Hà Nội như Vân Canh, Ba Vì, Hòa Lạc, Sóc Sơn, Quốc Oai, Sơn Tây, Xuân Mai… vẫn được nhiều người quan tâm tìm mua, giao dịch đều, giá tiếp tục tăng nhẹ 2-7% so với 1-2 tháng trước.

Dữ liệu mới nhất cho thấy, trong tháng 5/2021, trong khi hầu hết các loại hình bất động sản khác đều có xu hướng suy giảm lượt quan tâm do ảnh hưởng của dịch bệnh, ngược lại, căn hộ chung cư ghi nhận nhu cầu tìm mua gia tăng ở cả thị trường Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, với mức tăng lần lượt là 12% và 8% so với tháng 4. Nhu cầu được chia đều cho các dòng sản phẩm ở cả 3 phân khúc cao cấp, trung cấp và bình dân.

BĐS 24h: Địa ốc Hà Nội và xu hướng xê dịch ra vùng ven

Theo ông Nguyễn Quốc Anh – Phó Tổng giám đốc trang thông tin bất động sản, lượt quan tâm chung cư tăng, đất nền giảm trong dữ liệu tháng 5 cho thấy xu hướng diễn ra tất yếu sau giai đoạn “sốt nóng” của đất. Điều này được lý giải bởi trong “cơn sốt” quý I, nhiều nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường, giá đất nền đã tăng lên ngưỡng cao. Từ nửa cuối tháng 4, thị trường bắt đầu hạ nhiệt, giá chững và nhu cầu giảm. Sang tháng 5, thị trường gặp khó do dịch bệnh bùng phát mạnh trở lại, khiến dòng tiền và sự quan tâm của thị trường có sự dịch chuyển. Nhà đầu tư ưu tiên lựa chọn những sản phẩm bất động sản có mức giá tăng chưa cao, mặt bằng giá hấp dẫn hơn.

“Bên cạnh đó, chung cư trước nay vốn vẫn luôn là loại hình nhận được nhiều sự quan tâm vì phục vụ phần lớn là nhu cầu thực. Giá chung cư có mức tăng ổn định, ở ngưỡng hợp lý, không bị “sốt” hay thổi giá theo hạ tầng như đất nền. Theo dữ liệu cho thấy, chung cư Hà Nội có mức tăng giá trung bình 1-3% theo năm”, ông Quốc Anh cho hay.

Nhiều tín hiệu thị trường phục hồi

Khi làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 3 được kiểm soát, niềm tin về thị trường bất động sản tăng tốc mạnh mẽ trở lại và tạo nên 1 đợt sốt đất trên diện rộng khắp Việt Nam trong quý I/2021. Số liệu tìm kiếm bất động sản đạt kỷ lục vào tháng 3 cho thấy, thị trường bất động sản giống như chiếc lò xo bị nén vào mỗi đợt dịch bùng phát, sau mỗi đợt dịch, nhu cầu bất động sản bật tăng mạnh trở lại, khi thị trường bị nén càng mạnh thì lực bật sẽ càng cao.

Tháng 5/2021 chứng kiến số lượng doanh nghiệp bất động sản mới tiếp tục tăng 60,4% so với cùng kỳ năm trước, điều này cũng chỉ báo những tín hiệu tích cực về sự hồi phục thị trường bất động sản trong năm 2021.

Ông Đinh Minh Tuấn – Giám đốc trang thông tin bất động sản khu vực phía Nam nhận định: “Trong khi dòng tiền đang đổ vào chứng khoán thì đây cũng được cho là thời điểm tốt để các doanh nghiệp bất động sản chuẩn bị đón dòng vốn chảy vào thị trường khi dịch được kiểm soát. Đồng thời cũng sẵn sàng phương án thay đổi linh hoạt để ứng phó, cả trong việc đào tạo và cả mở bán trực tuyến vì dịch có thể quay trở lại bất cứ lúc nào”.

Nhìn về dài hạn, bất động sản Việt Nam vẫn luôn là thị trường tiềm năng: tỷ lệ đô thị hóa 35% – rất thấp so với hơn 50% của Thái Lan, hơn 60% ở Trung Quốc và một lượng lớn nhu cầu với gần 100 triệu dân. Tại Việt Nam, có thể nói sở hữu một ngôi nhà dường như là điều bắt buộc đối với một người trưởng thành.

“Bất động sản vẫn là nơi trú ẩn tài sản vừa đảm bảo tính an toàn và sinh lời trong các thời kỳ khủng hoảng kinh tế, điều này thể hiện rất rõ trong thời gian qua khi so sánh mức độ ưu tiên đầu tư giữa bất động sản và các kênh khác. Tôi cho rằng rất khó để xảy ra tình trạng mất thanh khoản và giảm giá, mức giá sẽ tiếp tục tăng lên trong bối cảnh chi phí nguyên vật liệu, sắt thép vẫn không có dấu hiệu dừng lại”, ông Tuấn cho hay.

Từ góc độ nguồn cung, chuyên gia này đánh giá, đại dịch Covid-19 là rủi ro nhưng cũng là cơ hội cho thị trường bất động sản. Theo số liệu thống kê, mỗi năm Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh cần khoảng 140.000 căn nhà, tuy nhiên nguồn cung rất hạn chế từ năm 2019. Nhiều doanh nghiệp bất động sản đã thay đổi chiến lược phát triển sản phẩm. Những đơn vị có nền tảng cơ bản tốt, danh mục sản phẩm đa dạng, hướng đến nhu cầu ở thực của người mua có nhiều cơ hội thắng thế.

Xem thêm: Tổng giám đốc Phu Cuong Invest: “Trong thị trường bất động sản, không đổi mới, không thích nghi thì chỉ có thể “chìm xuồng”

Giá nhà bình dân tăng mạnh, vượt xa tầm với của người lao động

Báo cáo nghiên cứu thị trường bất động sản của một số công ty vừa được công bố cho thấy vấn đề giá nhà bình dân trên thị trường TPHCM ngày càng tăng.

Cụ thể, theo nghiên cứu của JLL Việt Nam, tỉ lệ giá bán ở phân khúc bình dân so với thu nhập đã đạt mức 5,4 lần, gần bằng ngưỡng kỷ lục 5,8 lần vào năm bùng nổ sốt đất 2007.

Bà Lê Thị Huyền Trang, Giám đốc bộ phận Nghiên cứu Thị trường của JLL Việt Nam cho rằng, có nhiều lý do tác động đến mức tăng giá trung bình toàn thị trường. Thứ nhất, thị trường bất động sản vẫn còn bị kiểm soát chặt chẽ, quỹ đất có tiềm năng phát triển nhà ở bình dân khan hiếm. Do đó, khả năng tiếp cận nguồn dự án tiềm năng hạn chế khiến các nhà phát triển khó có thể tính được bài toán căn hộ giá rẻ.

Thứ hai, giai đoạn cuối năm 2018, thủ tục phê duyệt các dự án mới bị trì hoãn khiến các chi phí phụ phát sinh và được tính vào giá bán. Ngoài ra, nguồn cung hạn chế trong khi nhu cầu lớn, cộng với giá vật liệu xây dựng tăng cũng một lần nữa khiến giá bán tăng.

Hiểu đúng về phong thủy căn hộ chung cư - Gotec Land

“Đối với thị trường mới nổi như Việt Nam, khả năng giá bán quay trở lại mốc trước thời kỳ tăng giá sẽ khó xảy ra” – bà Trang nhận định.

Tuy nhiên, cũng theo bà Trang, mặt bằng giá chung đang tăng nhanh hơn nhiều so với các yếu tố hỗ trợ nguồn cầu như mức tăng thu nhập, do đó tốc độ tăng giá trong thời gian tới sẽ có sự điều chỉnh chậm lại.

Trong khi đó, theo báo cáo của DKRA Vietnam, nhiều dấu hiệu cho thấy so với đầu năm, thị trường căn hộ có thể sẽ tăng giá khoảng 5-10% trong nửa cuối năm vì một số lý do. Cụ thể, nguồn cung mới chưa có dấu hiệu dồi dào hơn; giá thép và vật liệu xây dựng tăng, tác động đến chi phí của chủ đầu tư và lạm phát có dấu hiệu tăng so với quý trước và năm 2020.

Tại khu vực TPHCM và vùng phụ cận, DKRA Vietnam dự kiến nguồn cung mới trong nửa cuối năm ở phân khúc đất nền khoảng 7.000-8.000 sản phẩm, nhà phố/biệt thự khoảng 5.000-7.000 căn, còn căn hộ từ 10.000-15.000 căn.

Nên ở nhà chung cư hay nhà mặt đất - MyHouse.com.vn

Trong số này, nhiều dự án bị đẩy lùi hoặc thay đổi tiến độ từ quý 2 do tình hình dịch COVID-19 bùng phát lần 4. Phân khúc căn hộ vẫn là sản phẩm chủ đạo của thị trường bất động sản nhà ở TPHCM. Tuy nhiên, căn hộ vừa túi tiền vẫn chưa có dấu hiệu xuất hiện trở lại trong khi loại hình căn hộ cao cấp và hạng sang vẫn chiếm tỉ lệ lớn trong tổng nguồn cung mới.

Nguồn cung căn hộ giá rẻ biến mất khiến giấc mơ an cư của người dân ngày càng xa tầm với. Theo Sở Xây dựng TPHCM, từ đầu năm đến nay, đơn vị này đã xác nhận đủ điều kiện để huy động vốn hình thành trong tương lai của 14 dự án với 11.948 căn hộ. Trong đó, phân khúc cao cấp với mức giá trên 40 triệu đồng/m2 chiếm đến gần 59% thị phần với 7.040 căn. Phân khúc tầm trung giá từ 20-40 triệu đồng/m2 chiếm hơn 41% với 4.908 căn. Đáng chú ý, phân khúc căn hộ bình dân có mức giá dưới 20 triệu đồng/m2 đã “biến mất” trên thị trường.

Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM – cho rằng, tình trạng “lệch pha” khiến thị trường bất động sản phát triển thiếu cân đối, thiếu bền vững. Với thực trạng hiện nay, để kéo giảm giá nhà là rất khó, nhà ở xã hội thì nguồn cung nhỏ giọt, hàng loạt dự án đắp chiếu khiến giấc mơ an cư ngày càng xa vời.

Báo cáo của JLL cũng chỉ ra, để phát triển nhà ở giá rẻ, Chính phủ cần đưa ra các giải pháp hỗ trợ như các chính sách liên quan đến thuế cho nhà phát triển dự án, đẩy nhanh và ưu tiên việc cấp phép các dự án trong phân khúc giá thấp, phát triển hạ tầng giúp cải thiện kết nối giữa các khu vực ngoại ô với khu trung tâm.

Nguồn: laodong.vn

Bất động sản công nghiệp “sống ổn” bất chấp dịch

Phó Tổng Giám Đốc Đặng Minh Trí: Tôi nhìn thấy “vàng” ở Hà Tĩnh

Sau các khu công nghiệp hút vốn đầu tư nước ngoài “khủng”, bất động sản dự kiến là ngành mũi nhọn của Hà Tĩnh trong những năm tới. Bất động sản Hà Tĩnh đang “nóng lên” mỗi ngày nhờ những dự án đầu tư quy mô lớn. Đó cũng chính là lý do mà Phú Cường quyết định lựa chọn Hà Tĩnh là một trong những VPĐD nòng cốt và là “thủ phủ” của khu vực miền Trung.

“Giải mã” sức nóng của bất động sản Hà Tĩnh

Theo ông Đặng Minh Trí – Phó Tổng Giám Đốc Phú Cường nhận định: “Một trong những yếu tố tiên quyết tạo nên môi trường đầu tư hoàn hảo là cơ sở hạ tầng, giao thông đạt chuẩn, giúp rút ngắn thời gian di chuyển và đẩy mạnh khả năng thông thương giữa các khu vực. Tại tỉnh Hà Tĩnh, giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ đều thuận lợi với Đường Quốc gia ven biển, Quốc lộ 1A và Đường sắt Bắc Nam chạy xuyên qua tỉnh, kết nối với 63 tỉnh thành trên cả nước. Cửa khẩu Cầu Treo cũng góp phần quan trọng trong quá trình giao lưu với các nước Lào, Thái Lan, mở rộng trao đổi hàng hóa và phát triển du lịch ra nước ngoài.”

Sau một thời gian dài đóng băng, thị trường bất động sản Hà Tĩnh đang ấm dần lên nhờ hàng loạt dự án địa ốc được tái kích hoạt. Thị trường tại Hà Tĩnh đang trở thành tâm điểm của khách hàng khi nguồn cầu tăng mạnh. Theo các chuyên gia, từ đầu năm đến nay, lượng khách hàng có tiềm lực tài chính mạnh ngày càng đổ vào khu vực trung tâm của thành phố Hà Tĩnh, nơi quy tụ hàng loạt các dự án bất động sản lớn.

Bất động sản Hà Tĩnh “trỗi dậy”, cơ hội “vàng” cho nhà đầu tư xuống tiền

Khả năng sinh lời vượt trội

Theo ông Đặng Minh Trí – Phó tổng giám đốc Phú Cường kiêm đại diện của VPĐD Hà Tĩnh cho biết: “Thành phố Hà Tĩnh đang là “mảnh đất vàng” cho các nhà đầu tư. Đặc biệt khu vực xung quanh ngã tư Trần Phú – Hàm Nghi – Hà Huy Tập – Phan Đình Phùng là trục trung tâm, với những tuyến đường rộng lớn, giao thông đông đúc và hoạt động kinh doanh sầm uất. Cung đường này kết nối trực tiếp đến các cơ quan hành chính sự nghiệp, trung tâm mua sắm, ngân hàng, khách sạn… lớn nhất của Hà Tĩnh, đồng thời kết nối tới các quốc lộ lớn dẫn đến các tỉnh thành lân cận. Thêm vào đó, khu vực này đã được quy hoạch đồng bộ với hạ tầng hoàn thiện. Chính vì vậy bất động sản tại đây luôn là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều nhà đầu tư.”

Mua Bán Nhà Tỉnh Hà Tĩnh Uy Tín Giá Rẻ | Sổ Đỏ Chính Chủ

Sớm nhận thức được tiềm năng của bất động sản tại tỉnh Hà Tĩnh, Phú Cường đã đầu tư vào khu vực này và mở văn phòng đại diện thứ 4 tại Hà Tĩnh. Ông Đặng Minh Trí – Đại diện văn phòng tỉnh Hà Tĩnh chia sẻ: “Đây là sự kiện đánh dấu và mang tính chất bước ngoặt, nằm trong định hướng dài hạn được ban lãnh đạo đề ra nhằm đưa Phú Cường trở thành một trong những đơn vị đầu tư, kinh doanh bất động sản uy tín, chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam”.

 Tận dụng tiềm năng của Đường Quốc gia ven biển, những dự án đô thị mới được quy hoạch hiện đại ngay dọc tuyến cũng bắt đầu xuất hiện với đại diện đầu tiên là Khu đô thị Xuân Liên tại xã Xuân Liên thuộc huyện Nghi Xuân. Ngoài ưu thế giao thương thuận tiện với 28 tỉnh, thành ven biển, tuyến đường này còn giúp khu đô thị tiếp nhận lưu lượng lớn khách du lịch để phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ nghỉ dưỡng, tạo đòn bẩy gia tăng giá trị bất động sản khu vực.

Hạ tầng đồng bộ, cơ sở kinh tế vững chắc, chính sách đầu tư thông thoáng, là tâm điểm đầu tư của các đại gia bất động sản, các chuyên gia đánh giá thị trường bất động sản Hà Tĩnh sẽ còn tiếp tục phát triển và có đầy đủ điều kiện để vươn tầm ra khỏi phạm vi khu vực.

Phú Cường- Chuyên nghiệp hóa đội ngũ tư vấn bất động sản trong thời đại 4.0

Phú Cường nhận định Đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp được đào tạo bài bản sẽ là yếu tố quan trọng tạo nên thị trường bất động sản minh bạch và phát triển, làm nền tảng áp dụng công nghệ vào các giao dịch.

Nhân viên tư vấn – cầu nối quan trọng của thị trường bất động sản

Sau khi được pháp luật công nhận năm 2006, tư vấn bất động sản trở thành loại hình dịch vụ chính thức trên thị trường bất động sản, là cầu nối giữa nhà đầu tư, chủ dự án với người có nhu cầu giao dịch bất động sản. Qua thời gian, lực lượng này trở thành một phần quan trọng, là nhân tố chính tạo thanh khoản cho thị trường bất động sản.

Sự phát triển nhanh của lĩnh vực tư vấn bất động sản đặt ra những yêu cầu cấp thiết trong việc chuẩn hóa và nâng cao tính chuyên nghiệp của hoạt động này. Các văn bản pháp luật như luật Kinh doanh bất động sản 2014 và Thông tư 11 đưa ra những yêu cầu chặt chẽ với nghề tư vấn, tương tự ở các lĩnh vực tài chính khác.

Các nhà tư vấn khi tham gia thị trường bất động sản cần có chứng chỉ hành nghề, có kiến thức chuyên môn và các kỹ năng, tiêu chuẩn nhất định. Đây cũng là yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa các nhà tư vấn chuyên nghiệp và nghiệp dư. Một tư vấn đúng nghĩa cần có đủ khả năng tư vấn toàn diện và đáng tin cậy cho nhu cầu của từng khách hàng.

Khởi tạo thị trường minh bạch, an toàn cho người giao dịch bất động sản

Phú Cường nhận định, trong bối cảnh ứng dụng công nghệ vào hoạt động bất động sản đang trở thành xu hướng của các doanh nghiệp, sự quan trọng của việc đào tạo và kiểm soát lực lượng tư vấn chuyên nghiệp càng cần thiết hơn nhằm đảm bảo tính minh bạch, trung thực của thị trường, bên cạnh sự cạnh tranh trong hoạt động tư vấn.

Khi ra mắt Phu Cuong Group – Nền tảng đầu tư bất động sản trực tuyến áp dụng những công nghệ của cuộc cách mạng 4.0, Phú Cường đặt mục tiêu nền tảng này sẽ trở thành một “bách khoa toàn thư bất động sản” cho thị trường đầu tư, giao dịch BĐS, nơi các thông tin thị trường được minh bạch, rõ ràng. Điều này đặt ra cho doanh nghiệp bài toán về kiểm soát tính chính xác của bất động sản, mấu chốt là các nhân viên tư vấn.

Theo Phú Cường, chỉ các bộ phận được ủy quyền của công ty mới được phép đăng thông tin về bất động sản lên Phu Cuong Group và phải đảm bảo, kiểm duyệt bất động sản độc quyền sau khi ký hợp đồng với nhà phát triển dự án. Nhờ đó, nguồn hàng đăng trên ứng dụng đều được kiểm soát, xác định pháp lý rõ ràng và minh bạch thông tin.

Các tư vấn muốn trở thành nhân viên của Phú Cường bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề và qua đào tạo chuyên môn. Các cá nhân này phải vượt qua nhiều phần kiểm tra kiến thức về cơ sở pháp luật, thị trường, đầu tư trong ngành bất động sản; Các kiến thức chuyên môn về dịch vụ, quy trình và kỹ năng tư vấn. Đồng thời, một điểm quan trọng là nhân viên cần có đạo đức trong nghề nghiệp. Điều này không chỉ giúp Phú Cường kiểm soát được chất lượng của kho bất động sản, đảm bảo nguồn sản phẩm chất lượng, mà còn giúp nhà đầu tư được sử dụng dịch vụ chuyên nghiệp và sự hỗ trợ chính xác từ các nhân viên trong hệ thống của công ty, tối đa hóa được nhu cầu phù hợp với tình hình thị trường.

Định hướng của Phú Cường không đơn thuần là trung gian giao dịch mà có vai trò chứng thực và đảm bảo quyền lợi cho cả bên nhà đầu tư và nhà phát triển. Đây cũng là lý do khiến Phú Cường liên tục nâng cao chất lượng nhân sự trong hệ thống của Phú Cường. Doanh nghiệp này đã tổ chức nhiều khóa đào tạo chuẩn quốc tế cao cấp cho các chuyên viên tư vấn nhằm đảm bảo chất lượng chuyên môn và hỗ trợ đội ngũ này đạt hiệu quả cao trong công việc.  

Trong một thị trường có những luồng thông tin đa chiều với sự tham gia của đa dạng các cá thể, sự hình thành của Phú Cường nói riêng và việc chuyên nghiệp hóa lĩnh vực tư vấn sẽ đóng góp quan trọng vào quá trình minh bạch hóa thông tin và sự phát triển của bất động sản Việt Nam.

Tổng giám đốc Phú Cường: “Trong thị trường bất động sản, không đổi mới, không thích nghi thì chỉ có thể “chìm xuồng”

Chia sẻ với chúng tôi về câu chuyện của Phú Cường, bà Nguyễn Thị Hiếu, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc công ty đã có những nhận định về tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp trong thời điểm dịch Covid-19 đang ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế trong và ngoài nước.

Bất động sản mùa dịch: không hề “bất động”

Theo bà Hiếu, từ trước đến nay, bất động sản luôn được xem là một kênh đầu tư an tương đối an toàn và đem lại lợi nhuận cao. Việc gắn khoản tiền cùng với một tài sản hữu hình như nhà, đất phần nào đem lại sự an tâm cho các nhà đầu tư, kể cả đối với những người mới tham gia vào thị trường tài chính.

Dựa trên các báo cáo về thị trường bất động sản của Bộ Xây dựng tổng hợp từ các Sở địa phương thì trong quý I/2021 vừa qua, chúng ta có thể thấy mặt bằng giá của thị trường đang có xu hướng tăng đều theo tháng. Nguyên nhân đến từ việc những dự án được giới thiệu ra thị trường chủ yếu thuộc những giai đoạn sau, giai đoạn sắp hoàn thành hoặc là những dự án nằm trong quy hoạch đồng bộ. 

Xu hướng đầu tư bất động sản trong thời kỳ 'bình thường mới'

Không chỉ trong nước, thị trường bất động sản thế giới cũng đón nhận những tín hiệu vô cùng tích cực bất chấp đại dịch hoành hành. Nhờ vào việc chính phủ các nước giảm lãi suất cho vay ở mức thấp kỷ lục, các chính sách kích thích tài khóa, chi tiêu hạn chế do phong toả khiến người dân có một khoản tiết kiệm để đặt cọc mua nhà, đầu tư vào bất động sản. Nhiều quốc gia trong khối OECD đã chứng kiến mức tăng giá nhà lên tới xấp xỉ 30%.

Chính vì vậy, đây có thể xem là thời điểm “vàng” để các nhà đầu tư mới gia nhập thị trường bất động sản, cũng như những “tay chơi” kỳ cựu của thị trường này tăng thêm thu nhập từ những khoản đầu tư trước đây. 

Tuy nhiên, một vấn đề xảy ra là khi dịch bệnh ảnh hưởng, nhiều nơi chính phủ đã áp dụng biện pháp giãn cách xã hội, làm thế nào để nhà đầu tư có thể tiếp cận với các nguồn thông tin chính thống về dự án khi họ không thể tham dự những buổi mở bán chính thức hay các buổi giới thiệu dự án từ đơn vị chủ quản? 

“Đó là lý do vì sao Phú Cường cho ra mắt hình thức đầu tư thông minh qua ứng dụng số Phu Cuong Group” – bà Hiếu chia sẻ.

Phú Cường: Tiên phong chuyển đổi số bất động sản

Bà Hiếu cho biết, việc ứng dụng công nghệ vào kinh doanh không phải là một điều quá mới mẻ. Trên thế giới đã có rất nhiều công ty cũng đã ứng dụng thành công trong việc chuyển đổi số bất động sản, có thể kể đến như RootStock One, Cadre, Fundrise (Mỹ), PropertyShare (Ấn Độ), Brickx (Úc),…Đây đều là những công ty đã hoạt động lâu năm trong lĩnh vực bất động sản, sở hữu nguồn nhân lực có trình độ tốt và có khả năng triển khai và vận hành đồng bộ việc chuyển đổi số.

Tuy là một doanh nghiệp mới được thành lập, nhưng Phú Cường tự hào là đơn vị đầu tiên có đủ năng lực để triển khai hình thức đầu tư trực tuyến tại Việt Nam. “Với đội ngũ hơn 5000 nhân viên và 500 chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước, chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng các nhà đầu tư “trên từng cây số”” – bà Hiếu khẳng định.

Việc áp dụng chuyển đổi số vào quy trình đầu tư giúp rút ngắn thời gian, công sức cũng như nâng cao trải nghiệm của khách hàng khi lựa chọn đồng hành cùng Phú Cường. Giờ đây, chỉ với một chiếc điện thoại thông minh (smartphone) là khách hàng hoàn toàn có thể tham khảo các thông tin về bất động sản mà mình quan tâm, lắng nghe ý kiến từ các chuyên gia đầu ngành cũng như tiến hành giao dịch 24/7 thông qua ứng dụng Phu Cuong Group. 

Với việc phát triển ứng dụng này, Phú Cường kỳ vọng mở ra một hình thức đầu tư thông minh, tiện ích, đồng thời mang tới cơ hội đầu tư cho những nhà đầu tư nhỏ, lẻ trong thị trường Việt Nam.

Xem thêm: Chuyển Đổi Số Đầu Tư Bất Động Sản – Giải Pháp Ưu Việt Từ Phú Cường

Đăng ký nhận tin