TP. HCM sẽ đấu giá hơn 2.400 ha đất để bổ sung vốn cho đường Vành đai 3

Sở Tài nguyên và Môi trường gửi UBND thành phố cùng các bên liên quan, nhằm giải trình một số nội dung để sớm hoàn thiện hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án Vành đai 3 TP. HCM. Theo kế hoạch, dự án sẽ được Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 5/2022.

Trong tổng quỹ đất nêu trên, Sở Tài nguyên và Môi trường sau khi rà soát có hơn 514 ha do nhà nước quản lý và gần 1.900 ha người dân sử dụng. Quỹ đất sau khi thu hồi dự kiến sẽ đấu giá, nên Sở Tài nguyên và Môi trường hiện chưa xác định cụ thể được nguồn thu.

Ngoài TP. HCM, Vành đai 3 đi qua 3 tỉnh khác gồm Đồng Nai, Bình Dương và Long An. Phía Đồng Nai hiện cũng dự trù khai thác đấu giá ba khu đất dọc tuyến với tổng diện tích khoảng 214 ha. Địa phương tạm tính có thể mang về cho ngân sách sau khi đấu giá ba khu đất này khoảng 4.332 tỷ đồng. Trong khi tại Bình Dương và Long An đang rà soát.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, nhu cầu sử dụng đất cho các dự án thành phần thuộc Vành đai 3 tại TP. HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Long An dự kiến hơn 642 ha. Ước tính có khoảng 3.860 trường hợp cần giải phóng mặt bằng để làm tuyến đường, trong đó khoảng 1.470 hộ phải bố trí tái định cư. Các tỉnh thành đã chuẩn bị địa điểm, số lượng nền, căn hộ để bố trí cho người dân. Riêng Bình Dương, người dân đồng thuận chính sách hỗ trợ để họ tự lo nơi ở mới.

Khai thác quỹ đất dọc Vành đai 3 là một trong phương án giúp huy động thêm nguồn vốn để các tỉnh thành bố trí đầu tư tuyến đường. Trước đó, TP. HCM và các tỉnh kiến nghị được rà soát lại kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 của địa phương để bố trí cho Vành đai 3. Các tỉnh thành cũng đề xuất được tăng tổng vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn nêu trên từ các nguồn có thể huy động, bao gồm khai thác quỹ đất dọc tuyến.

Tại TP. HCM, chính quyền thành phố tính toán có thể huy động thêm khoảng 119.000 tỷ đồng nên trước đó kiến nghị bổ sung vào kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 của địa phương, để đầu tư các dự án mới, trọng điểm, cấp bách. Bởi kế hoạch đầu tư công giai đoạn nêu trên từ nguồn ngân sách thành phố hiện được thông qua với tổng mức hơn 142.000 tỷ đồng, chỉ đáp ứng được hơn 20% nhu cầu.

Cuối tháng 1, trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng Vành đai 3 TP HCM được UBND thành phố trình Chính phủ, giai đoạn một tuyến đường sẽ đầu tư trên chiều dài hơn 76 km, làm trước 4 làn cao tốc cùng đường song hành hai bên. Việc giải phóng mặt bằng triển khai từ giai đoạn này theo quy mô hoàn chỉnh (8 làn cao tốc cùng đường song hành). Tổng kinh phí đầu tư giai đoạn một tuyến vành đai được tính toán 75.777 tỷ đồng. Tuyến đường sẽ đầu tư công, dùng ngân sách địa phương có hỗ trợ từ Trung ương.

Xem thêm: Hà Nội: Nghiên cứu phát triển đô thị hai bên trục đường Vành đai 4

Công nghệ 4.0 – “chìa khóa” đưa bất động sản Việt vươn tầm thế giới

“Cách mạng công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực bất động sản” là cụm từ thu hút sự chú ý của giới đầu tư BĐS trong thời gian gần đây. Vậy số hóa BĐS có ý nghĩa như thế nào và các doanh nghiệp Việt ứng dụng nó ra sao, xin mời bạn đọc cùng Phú Cường tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.

Công nghệ số: Xu hướng của BĐS tương lai

Giới chuyên gia đầu ngành BĐS đã nhận định: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đặc biệt là công nghệ số đang làm thay đổi bức tranh kinh tế toàn cầu. Công nghệ làm cho nhân loại trở nên kết nối và gắn kết hơn, tạo nhiều cơ hội phát triển, song cũng tạo ra không ít thách thức. Chúng ta cần ứng dụng một cách có trách nhiệm những tiến bộ khoa học công nghệ vào việc phát triển bất động sản.

Bà Nguyễn Thị Hiếu - Tổng Giám Đốc Phu Cuong Golden Land
Bà Nguyễn Thị Hiếu – Tổng Giám Đốc Phu Cuong Golden Land

Đồng quan điểm về “sứ mệnh đổi mới của doanh nghiệp bất động sản Việt trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0”, Bà Nguyễn Thị Hiếu – đại diện Phú Cường – cũng nhấn mạnh: Đón bắt xu thế và vận dụng thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào bất động sản là điều tất yếu và là động lực để tạo thêm cho bức tranh thị trường bất động sản Việt Nam có những mảng màu ấn tượng.

Đặc biệt, chỉ có vận dụng công nghệ mới có thể tạo ra những giá trị thông minh, đưa sản phẩm cũng như doanh nghiệp lên tầm cao mới…

Theo Phú Cường, cách mạng công nghiệp 4.0 đang thúc đẩy một bước đột phá cho toàn thị trường bất động sản, không chỉ dừng lại ở công nghệ thông minh áp dụng cho các căn hộ và dự án mà còn tạo nên những thành phố thông minh thực thụ…Với sự phát triển của công nghệ tân tiến, một loạt các ứng dụng thông minh được đưa vào lĩnh vực bất động sản như là một liệu pháp quan trọng kích thích bất động sản tăng trưởng và tạo sự hấp dẫn cho thị trường.

“Trong bối cảnh bất động sản Việt Nam sôi động như hiện nay, việc các nhà đầu tư phải tự chuyển mình, thích ứng để không bị tụt hậu trong cuộc đua số là điều kiện then chốt quyết định đến thành công của mỗi doanh nghiệp”, bà Nguyễn Thị Hiếu chia sẻ.

Doanh nghiệp bất động sản Việt ứng dụng công nghệ như thế nào?

Để tăng sự cạnh tranh trên thị trường, hiện nay, một số doanh nghiệp bất động sản đã thể hiện tham vọng và sự chuẩn bị sẵn sàng để bước lên con tàu 4.0 với việc áp dụng công nghệ vào quản lý và phát triển các dự án.

Đơn cử, tại Phú Cường đã ứng dụng chuyển đổi số và cho ra đời hình thức đầu tư bất động sản siêu nhỏ – Micro Investment. Với hình thức đầu tư mới này, nhà đầu tư có thể tham gia thị trường bất động sản với số vốn nhỏ, không giới hạn khoản đầu tư và đi cùng cơ hội sinh lời an toàn, hấp dẫn.

Hình thức đầu tư siêu nhỏ của Phú Cường nhắm đến mục tiêu loại bỏ các rào cản truyền thống, tăng cơ hội tiếp cận thị trường cho mọi đối tượng ngay cả những người có mức thu nhập dưới trung bình.

Ứng dụng Phu Cuong Group 

Dựa trên mong muốn đơn giản hóa quá trình đầu tư bất động sản, Phú Cường phát triển ứng dụng Phu Cuong Group. Đây là nền tảng đầu tư bất động sản nhằm tạo ra giá trị lợi nhuận cho những người tham gia. Ứng dụng cho phép mọi đối tượng có thể tham gia đầu tư bất động sản với số vốn linh hoạt, tùy vào năng lực tài chính của mình.

Phu Cuong Group sẽ chia nhỏ dự án BĐS thành nhiều phần để các nhà đầu tư cùng tham gia. Các gói đầu tư sẽ được đánh mã số hợp đồng riêng để đảm bảo đầu tư chính xác lượng vốn vào tài sản, loại bỏ khả năng đầu tư vượt giá trị tài sản. Các nhà đầu tư có thể góp vốn để cùng đầu tư vào một sản phẩm và nhận mức lợi nhuận hấp dẫn.

Ngoài việc nâng cao tính thanh khoản của thị trường bất động sản, ứng dụng của Phú Cường còn giúp các nhà đầu tư nhỏ với nguồn vốn ít có thể đầu tư vào BĐS có giá trị cao. Các dự án được Phu Cuong Group công bố là những dự án minh bạch về pháp lý, đạt tiêu chuẩn thẩm định nghiêm ngặt và được tư vấn chuyên sâu từ các chuyên gia BĐS hàng đầu Việt Nam.

Xem thêm: Cách tiếp cận nguồn vốn mới cho thị trường bất động sản

Bộ Xây dựng đốc thúc phát triển nhà ở xã hội và cải tạo chung cư cũ

Theo đó, Tổ công tác này sẽ do Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh là Tổ trưởng cùng với sự tham gia của lãnh đạo, chuyên viên Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản, Vụ Quy hoạch – Kiến trúc, Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng và đại diện của một số Bộ với vai trò thành viên như: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội.

Tổ công tác sẽ đảm nhận việc triển khai chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ theo Nghị quyết số 11 và Nghị quyết số 43. Tổ công tác có nhiệm vụ làm việc với các địa phương để đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra về xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở, đặc biệt là các chỉ tiêu về nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân.

Cùng đó, Tổ công tác sẽ kiểm tra, giám sát việc việc bố trí quỹ đất, thủ tục đầu tư, quản lý sử dụng nhà ở xã hội, bao gồm nhà ở công nhân khu công nghiệp; việc cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ nhằm kịp thời thúc đẩy tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội.

Theo Nghị quyết 11, Chính phủ sẽ dành khoảng 15.000 tỷ đồng hỗ trợ cá nhân, hộ gia đình thuê, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, hỗ trợ việc xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa nhà ở theo chính sách về nhà ở xã hội. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng dành khoảng 6.600 tỷ đồng từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi năm 2021 để hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động.

Liên quan đến nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng đã có công văn đề nghi các địa phương kịp thời chấn chỉnh và khắc phục các tồn tại, bất cập; đồng thời tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh nhà ở xã hội nhằm tránh tình trạng lợi dụng chính sách ưu đãi của Nhà nước.

Nội dung giám sát bao gồm việc xét duyệt đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội theo quy định trên địa bàn quản lý; việc quản lý, sử dụng nhà ở xã hội của các đối tượng đã được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội trên địa bàn nhằm xác định các trường hợp bán lại, cho thuê, cho ở nhờ, không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích và việc tự ý thay đổi thiết kế công trình, căn hộ.

Cùng đó là việc lập dự toán, xác định giá bán và giá bán thực tế của các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội; đồng thời, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan khi để xảy ra sai phạm, không xử lý dứt điểm.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cũng khẳng định, trọng tâm của Bộ Xây dựng thời gian tới là kiểm tra, đốn đốc các địa phương xây dựng Chương trình, Kế hoạch phát triển nhà ở theo Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; quyết liệt triển khai gói hỗ trợ tín dụng về nhà ở xã hội trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2022-2023 vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ nhất vừa qua. Bộ Xây dựng và Thanh tra chuyên ngành xây dựng tại các Sở Xây dựng địa phương cũng sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phát triển nhà ở, nhà ở xã hội trong thời gian tới.

Xem thêm: Hơn 90% người Việt đang muốn mua nhà

Nghịch lý giá bất động sản ven biển Tuy Hoà Phú Yên

Với nhiều lợi thế, bất động sản ven biển luôn được đánh giá là kênh đầu tư tiềm năng. Tuy nhiên giá bất động sản ven biển Tuy Hòa Phú Yên hiện nay được các chuyên gia nhận định chưa xứng tầm với tiềm năng cũng như sự phát triển của thành phố này trong thời gian qua.

Bất động sản ven biển luôn có tiềm năng gia tăng giá trị

Bất động sản ven biển từ trước tới nay vẫn luôn được đánh giá là kênh đầu tư tiềm năng. Giá trị tăng cao và nguồn cung hạn chế là hai điều quan trọng khiến cho sức hút và mức độ quan tâm của giới đầu tư địa ốc đến bất động sản ven biển càng lớn. Trong đó những địa phương nào có biển đẹp, sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh, hạ tầng kết nối đồng bộ đều là tâm điểm lọt vào tầm ngắm của giới đầu tư.

Thực tế đã chứng minh, bất động sản ven biển không ngừng gia tăng giá trị bền vững theo thời gian và không sụt giảm giá trị dù thị trường biến động.

Khảo sát thị trường của một doanh nghiệp bất động sản cho thấy giá đất trên tuyến đường Trần Phú (Nha Trang) hiện đạt từ 500 triệu – 800 triệu đồng/m2, con đường du lịch Võ Nguyên Giáp, Võ Văn Kiệt (Đà Nẵng) ghi nhận mức giá 300 – 400 triệu đồng/m2, tuyến đường ven biển Xuân Diệu, Quy Nhơn cũng giao động từ 250 – 350 triệu đồng/m2…

Cũng theo kết quả khảo sát này, trung bình giá đất trên đại lộ Hùng Vương, TP Tuy Hòa – con đường quy tụ hàng loạt dự án lớn, có quy mô nghìn tỷ như Regal Maison Phu Yen, TNR Grand Place, Apec Mandala Wynham Phu Yen, Vincom Phú Yên… hiện nay dao động chỉ từ 80 – 100 triệu đồng/m2. Trong khi đó, Phú Yên là địa phương nằm giữa Bình Định và Khánh Hòa với những cung đường ven biển tuyệt đẹp được ví như “dải lụa vàng” đầu tư nhờ hội tụ nhiều điểm hiếm có lại cùng nằm trên dải đất duyên hải Nam Trung Bộ có nguồn tài nguyên thiên nhiên tươi đẹp, con người ôn hòa mến khách, nền khí hậu, văn hóa, ẩm thực có nhiều nét tương đồng. Vì vậy, so với giá trị bất động sản ven biển của các địa phương cùng khu vực thì mức giá bất động sản ven biển hiện nay tại Phú Yên được đánh giá là chưa xứng tầm với tiềm năng phát triển của địa phương này. Giới đầu tư nhận định, dư địa tăng trưởng của bất động sản tại khu vực này là vô cùng lớn.

Bất động sản ven biển Tuy Hoà Phú Yên – Điểm đến mới của bất động sản ven biển

Trong khi nhiều thị trường truyền thống như Nha Trang, Đà Nẵng hay Phú Quốc có thể coi là đã bắt đầu bão hòa khi giá bất động sản ở những khu vực này luôn ở mức cao thì với những thị trường mới nổi như Phú Yên, Quảng Bình, Bình Thuận, Bình Định, Ninh Thuận lại là cơ hội lớn khi đang nắm giữ lợi thế về quỹ đất, hạ tầng và chính sách đầu tư.

Một trong những khu vực được xem là tiềm năng hàng đầu hiện nay có thể kể đến là Phú Yên, nơi sở hữu 189 km đường bờ biển với nét cắt tự nhiên, núi biển liền kề tạo địa thế “tựa sơn hướng hải”, có nhiều vịnh, bãi, vũng, đầm phá…. mang vẻ đẹp nguyên sơ, là tiềm năng rất lớn cho du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái. Giá bất động sản, đặc biệt là phân khúc bất động sản ven biển tại đây còn thấp hơn rất nhiều so với trung bình khu vực cùng nhiều chính sách ưu đãi của chính quyền địa phương đang trở thành điểm đến mới thu hút đông đảo doanh nghiệp và các nhà đầu tư đổ về.

Theo các chuyên gia, 5 năm trở lại đây, Phú Yên đã trở mình, đánh thức những tiềm năng của mảnh đất nơi đây. Xác định mục tiêu tăng trưởng GRDP lên mức 14% vào năm 2025 và đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, Phú Yên áp dụng nhiều chính sách hấp dẫn để thu hút các “cá mập” ngành BĐS “đổ bộ” đầu tư tại địa phương. Hàng loạt ông lớn trong ngành bất động sản đều đã “tụ hội” về đây. Việc thu hút các “đại bàng” về “làm tổ” sẽ tạo điều kiện cho Phú Yên phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Tập trung nhiều dự án lớn nhưng giá đất tại đại lộ Hùng Vương – TP Tuy Hòa được cho là chưa xứng tầm với tiềm năng phát triển

Cùng với chủ trương thu hút nhà đầu tư, chính quyền tỉnh Phú Yên cũng đang gấp rút triển khai hàng loạt dự án liên quan đến việc thúc đẩy hạ tầng như kế hoạch nâng cấp Cảng hàng không Tuy Hòa, nâng cấp cảng Vũng Rô, xây thêm cây cầu thứ 3 vượt sông Đà Rằng – nối liền đại lộ Phan Chu Trinh (Nam Tuy Hòa) và Nguyễn Trãi (Bắc Tuy Hòa),… Đặc biệt, sáng 19/02/2022 vừa qua, lãnh đạo UBND tỉnh Phú Yên đã có cuộc họp với Bộ Giao thông- Vận tải về việc phối hợp triển khai dự án Cao tốc Quy Nhơn – Chí Thạnh với tổng chiều dài 49km đi qua các địa phương: Huyện Tuy An, TP Tuy Hòa, huyện Phú Hòa, huyện Tây Hòa và TX Đông Hòa. Theo đó, quy mô đầu tư dự án phân kỳ 4 làn xe, bề rộng nền đường 17 m, vận tốc thiết kế 80km/h với tổng mức đầu tư gần 12.300 tỷ đồng. Điều này chắc chắn sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển về mặt giao thương, đưa kinh tế Phú Yên có những bước nhảy vọt trong tương lai.

Những thông tin tích cực trên thực sự là cơ hội đáng chờ đợi để Phú Yên chuyển mình thành một “Đà Nẵng thứ 2” của miền Trung, mở ra triển vọng phát triển du lịch, dịch vụ và đô thị. Từ đây bất động sản khu vực nói chung và bất động sản ven biển Tuy Hoà Phú Yên nói riêng sẽ được thúc đẩy tăng trưởng, đưa đến cơ hội gia tăng lợi nhuận lớn cho các nhà đầu tư tiên phong.

Xem thêm: Bất động sản nghỉ dưỡng hưởng lợi từ chính sách mở cửa du lịch

Bất động sản: Kênh đầu tư giữ vững “phong độ” mùa Covid-19

Bất động sản luôn được đánh giá là kênh đầu tư an toàn, có tính thanh khoản tốt, khả năng tăng giá mạnh cùng giá trị sở hữu lâu dài, so với những kênh đầu tư khác.

Bất động sản – kênh đầu tư an toàn mùa Covid-19

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều kênh để nhà đầu tư lựa chọn bao gồm: chứng khoán, vàng, bất động sản, đầu tư hàng hóa… Tuy nhiên, một số thị trường còn tồn tại nhiều rủi ro khi đầu tư. 

Chẳng hạn, thị trường chứng khoán đã có những đợt giảm kịch sàn vào đầu tuần tháng 7. Chỉ số VN-Index giảm mạnh 56 điểm xuống còn 1.354,79 điểm, nhiều mã chứng khoán đỏ sàn do lượng cổ phiếu bán ra ồ ạt khi có những thông tin bất lợi từ thị trường, đặc biệt là ảnh hưởng tâm lý từ Covid-19.

Dù vậy, bất động sản vẫn duy trì độ nóng về đầu tư, là một trong những kênh đầu tư an toàn mùa Covid-19.

Bất động sản ở Hà Nội tăng giá mạnh trong tháng đầu năm.
Bất động sản ở Hà Nội tăng giá mạnh bất chấp dịch bệnh.

Thực tế cho thấy các khu vực liền kề sân bay luôn có sức hút lớn đối với những nhà đầu tư. Nhìn về “thành phố sân bay” Long Thành, nơi có cảng hàng không quốc tế Long Thành mới thấy giá trị thật của thị trường và tiềm năng phát triển bất động sản trong tương lai. Đây là “siêu dự án” cấp quốc gia với vốn đầu tư lên đến 336.630 tỷ đồng.

Dự án sân bay Long Thành
Dự án sân bay Long Thành

Theo quy hoạch, các khu chức năng về đô thị xung quanh sân bay Long Thành sẽ được phân thành 5 vùng theo mô hình vệ tinh, cách cảng hàng không trong khoảng 15km. Trong đó, vùng 2 là các khu dân cư hiện hữu, khu tái định cư, khu đô thị thông minh. Hiện khu vực này tập trung nhiều dự án bất động sản, dự án khu đô thị sẵn sàng đón đầu nhu cầu nhà ở khi sân bay đi vào vận hành giai đoạn 1 vào năm 2025.

Phu Cuong Group – giải pháp đầu tư bất động sản thông minh 

Là doanh nghiệp luôn hướng đến giá trị đổi mới, Phú Cường tiên phong chuyển đổi số trong lĩnh vực bất động sản, có những bước đột phá mạnh mẽ về hình thức kinh doanh, đưa ra giải pháp đầu tư bất động sản thông minh, tạo nên các sản phẩm dịch vụ số ưu việt để cung cấp cho khách hàng.

Thị trường bất động sản 4.0 nói chung hay Phú Cường nói riêng đang tạo ra một sân chơi mới, xóa bỏ những rào cản truyền thống và đem đến cơ hội đầu tư BĐS cho mọi đối tượng.

Xem thêm: Cách tiếp cận nguồn vốn mới cho thị trường bất động sản

Với ứng dụng Phu Cuong Group, Phú Cường sẽ chia nhỏ BĐS thành các gói đầu tư với hạn mức khác nhau, các nhà đầu tư có thể cùng tham gia đầu tư bất động sản với số vốn linh hoạt, chỉ từ 10.000.000 đồng. Các gói đầu tư sẽ được đánh mã số hợp đồng riêng để đảm bảo đầu tư chính xác lượng vốn vào tài sản, loại bỏ khả năng đầu tư vượt giá trị tài sản. 

Thông qua ứng dụng, các nhà đầu tư có thể quản lý và thực hiện các giao dịch hợp đồng hợp tác đầu tư kinh doanh BĐS một cách an toàn và dễ dàng. Bên cạnh đó, các hợp đồng khi được ghi nhận thì không thể sửa hoặc thay đổi, do đó sẽ đảm bảo được tính công khai, minh bạch của giao dịch và sự bảo mật tuyệt đối của thông tin. 

Hệ thống bất động sản được Phu Cuong Group công bố đều có đầy đủ giấy phép, minh bạch về pháp lý, đạt tiêu chuẩn thẩm định nghiêm ngặt và được tư vấn chuyên sâu, chi tiết từ các chuyên gia BĐS hàng đầu Việt Nam. 

Ứng dụng đầu tư bất động sản online Phu Cuong Group

Theo Phú Cường, sự ra đời của ứng dụng Phu Cuong Group sẽ mang đến một phương thức đầu tư mới trong lĩnh vực BĐS cho toàn xã hội. Với khách hàng, thay vì phải có một số tiền rất lớn, thì ngày nay, thông qua Phu Cuong Group các nhà đầu tư nhỏ với nguồn vốn ít thậm chí là từ 10.000.000 đồng cũng có thể góp vốn đầu tư.

Ngoài ra, ứng dụng còn nâng cao tính thanh khoản của thị trường bất động sản, tạo nên một cách thức huy động vốn mới, giúp Chủ đầu tư tiếp cận với nguồn vốn mới để thực hiện dự án nhanh hơn, tốt hơn, tháo gỡ những ách tắc trong quá trình phát triển dự án BĐS.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, người dân cần tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch tốt, trong đó có biện pháp hạn chế tối đa ra ngoài, giữ khoảng cách và đeo khẩu trang khi tiếp xúc. Chính vì vậy, sự ra đời của ứng dụng Phu Cuong Group là một giải pháp rất hữu hiệu, hỗ trợ cho nhà đầu tư tham gia vào thị trường bất động sản một cách đơn giản, dễ dàng và thuận tiện hơn. 

 Phú Cường đánh tan nỗi lo về nguồn vốn của chủ đầu tư BĐS

Dịch Covid-19 tiếp tục là “cú bồi” khiến việc gọi vốn của các doanh nghiệp bất động sản càng khó khăn. Mặc dù, các doanh nghiệp đang chủ động tìm kiếm các nguồn vốn khác nhau nhưng do tâm lý nhà đầu tư đang e ngại khiến con đường gọi vốn của các doanh nghiệp đi vào ngõ cụt.

Ngân hàng siết chặt tín dụng 

Từ cuối năm 2019, thị trường bất động sản đứng trước thách thức lớn về việc Ngân hàng Nhà nước thực hiện các biện pháp siết chặt tín dụng theo đúng lộ trình. Lãi suất cho vay bắt đầu được đẩy lên ở mức cao 11 – 12%/năm; nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn tiếp tục giảm từ 45% xuống 40%, hệ số rủi ro đối với các khoản cho vay bất động sản tăng từ 150% lên 200%…

Từ cuối năm 2019, thị trường bất động sản đứng trước thách thức lớn về việc Ngân hàng Nhà nước thực hiện các biện pháp siết chặt tín dụng
Từ cuối năm 2019, thị trường bất động sản đứng trước thách thức lớn về việc Ngân hàng Nhà nước thực hiện các biện pháp siết chặt tín dụng

Trong khi đó, cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp lại không ổn định, chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay ngân hàng chiếm khoảng 70%. Chính vì vậy, khi Ngân hàng điều chỉnh chính sách tài chính, doanh nghiệp bất động sản rơi vào trạng thái bị động.

Trong bối cảnh lãi suất tăng cao, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện cơ chế mua bán nhà ở hình thành trong tương lai. Nhưng hình thức này lại có rủi ro khá lớn đối với khách hàng và cả nhà đầu tư, khi dự án không triển khai đúng tiến độ cam kết. Vì vậy, doanh nghiệp bất động sản vẫn luôn kỳ vọng thêm vào lượng vốn đầu tư nước ngoài, vốn từ thị trường chứng khoán… nhưng nguồn vốn này hiện đã giảm 1/2 so với những năm trước.

Theo báo cáo của Bộ KH&ĐT, tính đến 31/12/2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 38,02 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2018. Quý I/2020, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt 8,6 tỷ USD, giảm 20,9% so với cùng kỳ năm trước.

Ông Nguyễn Văn Chung, PCT HĐQT Phú Cường cho biết, các doanh nghiệp có thể gọi nguồn vốn từ nhiều thị trường khác nhau như thị trường chứng khoán, dùng tiền từ các quỹ đầu tư, vay ngân hàng… Việc vay vốn hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng chi trả của doanh nghiệp vì mỗi một phương án vay đều cần phương án kinh tế rạch ròi, hợp lý.

Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh chia sẻ, nếu tài chính là dòng máu thì bất động sản là xương sống. Bất động sản thiếu tài chính, chắc chắn sẽ khó khăn. Các doanh nghiệp bất động sản hiện nay khá chú ý đến việc đa dạng hóa các dòng vốn để ứng phó với những thay đổi về chính sách tiền tệ.

Phú Cường đánh tan nỗi lo về nguồn vốn của chủ đầu tư BĐS

Lấy ý tưởng từ hình thức gọi vốn cộng đồng và ứng dụng chuyển đổi số, Phú Cường cho ra đời phương pháp ĐẦU TƯ SIÊU NHỎ, giúp kết nối chủ dự án với các nhà đầu tư để tiếp cận nguồn vốn một cách thuận lợi, nhanh hơn thông qua nền tảng số.

Thông qua ứng dụng Phu Cuong Group, các dự án bất động sản do Phú Cường đầu tư sẽ được chia thành các gói đầu tư khác nhau, phù hợp với khả năng tài chính của từng nhà đầu tư. Nhờ đó, chủ đầu tư có thể tiếp cận nguồn vốn một cách nhanh hơn và thuận lợi hơn. 

Mỗi một giao dịch sẽ được ghi nhận là một hợp đồng góp vốn đầu tư có xác nhận của cả hai bên. Bên cạnh đó, các gói đầu tư sẽ được đánh mã số hợp đồng riêng để đảm bảo đầu tư chính xác lượng vốn vào tài sản, loại bỏ khả năng đầu tư vượt giá trị tài sản.

Việc góp vốn này hoàn toàn tự nguyện và được hai bên xác lập thỏa thuận một cách rõ ràng, minh bạch. Các điều khoản trong thỏa thuận, mục đích sử dụng vốn cũng như thời hạn hợp đồng được ghi cụ thể. Chỉ khi nhà đầu tư đã đọc, đồng ý với các điều khoản này thì mới được hệ thống ghi nhận giao dịch góp vốn.

Theo Phú Cường, sự ra đời của ứng dụng Phu Cuong Group sẽ mang đến một phương thức đầu tư mới trong lĩnh vực bất động sản cho toàn xã hội.

Giờ đây, thay vì phải có một số tiền rất lớn mới đầu tư được vào bất động sản, thì thông qua Phú Cường các nhà đầu tư nhỏ với nguồn vốn ít thậm chí là từ 10.000.000 đồng cũng có thể góp vốn đầu tư.

Bên cạnh đó, ứng dụng cũng tạo nên một cách thức gọi vốn mới, giúp các Chủ đầu tư tiếp cận với nguồn vốn nhanh hơn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, tháo gỡ những ách tắc trong quá trình phát triển dự án bất động sản.

Xem thêm: Tổng giám đốc Phú Cường: “Trong thị trường bất động sản, không đổi mới, không thích nghi thì chỉ có thể “chìm xuồng”

Doanh nghiệp bỏ cọc đất Thủ Thiêm, Bộ Xây dựng kiến nghị xử lý

Bộ Xây dựng cho biết hiện tượng đấu giá đất rất cao rồi bỏ cọc tạo mặt bằng giá ảo để thao túng thị trường diễn ra khá phổ biến, thậm chí có trường hợp mang tính tổ chức.

Đây là thông tin được Bộ Xây dựng đưa ra trong báo gửi Thủ tướng về tác động của các kết quả đấu giá quyền sử dụng đất cao bất thường đến thị trường bất động sản, đặc biệt là các trường hợp có kết quả trúng đấu giá cao bất thường, gấp nhiều lần giá khởi điểm.

Cụ thể, theo báo cáo của Bộ Xây dựng, trong quá trình đấu giá đất tại các địa phương, đã có hiện tượng đấu giá rất cao với một số lô đất, nhưng sau đó doanh nghiệp lại bỏ cọc, tạo mặt bằng giá ảo để thao túng thị trường.

Cùng với đó, hoạt động mua đi, bán lại tại nhiều lô đất trúng đấu giá khác thu lợi bất chính cũng diễn ra phổ biến, thậm chí mang tính tổ chức. Một số trường hợp có kết quả trúng đấu giá cao gấp nhiều lần so với giá khởi điểm đã có tác động đến thị trường bất động sản khu vực.

Thao túng thị trường

Cụ thể với trường hợp đấu giá đất tại Thủ Thiêm, Bộ Xây dựng cho biết kết quả trúng đấu giá 4 lô đất đã có phần tác động đến mặt bằng giá đất, nhà ở, thị trường bất động sản của khu vực.

Giá đất tại Thủ Thiêm tăng mạnh sau phiên đấu giá hồi tháng 12/2021
Giá đất tại Thủ Thiêm tăng mạnh sau phiên đấu giá hồi tháng 12/2021

Trong đó, giá giao bán tại các dự án khu đô thị, nhà ở khu vực Thủ Thiêm đã đồng loạt tăng mạnh, tuy nhiên giao dịch ghi nhận rất ít. Sau khi có chủ đầu tư xin chấm dứt thực hiện hợp đồng trúng đấu giá và bỏ cọc, thị trường bất động sản khu vực này cơ bản đã ổn định trở lại.

Bộ Xây dựng cho biết thêm trong quá trình tổ chức thực hiện đấu giá, đặc biệt là đấu giá đất ở tại một số địa phương còn có hiện tượng cò đấu giá, quân xanh quân đỏ lộng hành, thông đồng, dìm giá, làm sai lệch kết quả đấu giá, gây mất an ninh, trật tự, thất thoát nguồn thu ngân sách, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia đấu giá.

Cũng có tình trạng để lộ thông tin người tham gia đấu giá trước khi cuộc đấu giá diễn ra và tình trạng xã hội đen đe dọa cá nhân, tổ chức phải rút hồ sơ.

Có hiện tượng thông đồng giữa tổ chức tư vấn định giá với người tham gia đấu giá để dìm giá, như vụ đấu giá quyền sử dụng đất tại tỉnh Thái Bình năm 2020 và huyện Đông Anh, Hà Nội năm 2021.

Theo cơ quan quản lý, các trường hợp đấu giá đất có kết quả cao bất thường, gấp nhiều lần giá khởi điểm sẽ tác động tiêu cực đến thị trường bất động sản.

Trong đó, hiện tượng lấy giá trúng cao gấp nhiều lần giá khởi điểm để làm thông tin tham chiếu, xác định giá đất, tạo mặt bằng giá mới cao hơn nhiều cho khu vực lân cận. Điều này sẽ có lợi cho các dự án mới được giao đất và đã nộp tiền sử dụng đất, nhưng gây bất lợi cho các dự án đã được chấp thuận mà chưa nộp tiền sử dụng đất.

Các trường hợp này còn ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư, kéo theo sự tăng giá của các sản phẩm nhà ở, bất động sản đã hoặc đang chào bán xung quanh.

Xử lý trường hợp thao túng, trục lợi đấu giá đất

2/4 doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm hồi tháng 12/2021 đã bỏ cọc
2/4 doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm hồi tháng 12/2021 đã bỏ cọc

Theo Bộ Xây dựng, giá đất tăng sẽ làm tăng chi phí đầu vào, kéo theo tăng giá bất động sản, dẫn tới các doanh nghiệp khó có cơ hội đầu tư dự án bình dân, giá thấp, gây khó khăn cho người dân, người có thu nhập thấp trong việc tạo lập nhà ở.

Bên cạnh đó, việc mặt bằng giá đất tăng quá cao sẽ khiến doanh nghiệp không có phương án kinh doanh hiệu quả, dẫn đến không thu hút được đầu tư xây dựng trên địa bàn địa phương, ảnh hưởng công tác thu hồi đất, bồi thường, tái định cư…

Để hạn chế tình trạng trên, Bộ Xây dựng cho biết sẽ tiếp tục theo dõi thị trường bất động sản; tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh bất động sản; phối hợp với UBND cấp tỉnh tổ chức kiểm tra, rà soát các dự án để xử lý theo quy định.

Bộ này cũng kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao tăng cường thanh tra về đấu giá đất, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, có yếu tố trục lợi.

Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo rà soát các tổ chức tín dụng cho các nhà đầu tư vay tiền tham gia đấu giá đất để đảm bảo an toàn tín dụng.

Kiến nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo xác định giá khởi điểm hợp lý, đảm bảo sát giá thị trường; quản lý chặt chẽ đối với hồ sơ đấu giá; tăng cường kiểm tra, giám sát với doanh nghiệp tham gia đấu giá…

Ngoài ra, Bộ Xây dựng cũng sẽ nghiên cứu bổ sung quy định để phân định các trường hợp, khu vực thực hiện đấu giá đất kèm theo điều kiện cụ thể đối với tổ chức, doanh nghiệp tham gia; nghiên cứu, rà soát, sửa đổi các quy định liên quan đến việc đấu giá đất.

Mới đây, Công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Thương mại Bình Minh – một trong 4 doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm – đã có văn bản xin bỏ cọc lô đất 3-9, diện tích 5.009,1 m2 mà doanh nghiệp này trúng đấu giá ở 5.026 tỷ đồng, cao gấp 6,9 lần giá khởi điểm.

Đây là doanh nghiệp thứ 2, sau Công ty Ngôi Sao Việt (công ty con của Tập đoàn Tân Hoàng Minh) tuyên bố bỏ cọc sau khi trúng đấu giá đất Thủ Thiêm gấp nhiều lần giá khởi điểm.

Hiện tại, còn lại 2/4 công ty trúng đấu giá đất Thủ Thiêm là Công ty CP Dream Republic (trúng đấu giá lô đất 3-5 giá 3.820 tỷ) và Công ty CP Sheen Mega (trúng đấu giá lô đất 3-8 giá 4.000 tỷ) đã đặt cọc hợp đồng và nhận được thông báo nộp tiền của Cục Thuế TP.HCM.

Nguồn: zingnews 

Tháng 1, giá bán biệt thự và nhà phố trên các sàn online tại một số khu vực ở TP.HCM và Hà Nội tăng 22-38% so với tháng cuối năm 2021.

Bất động sản ở Hà Nội tăng giá mạnh trong tháng đầu năm.
Bất động sản ở Hà Nội tăng giá mạnh trong tháng đầu năm.

Theo một vài khảo sát gần đây, mặc dù tháng 1 là tháng cận Tết, nhiều người dân nghỉ Tết sớm, thị trường bất động sản lại ghi nhận nhiều xu hướng tích cực.

Giá chào bán biệt thự liền kề ở quận Long Biên và Gia Lâm (Hà Nội) lần lượt tăng 38% và 27%, đạt gần 140 triệu đồng/m2 và 85 triệu đồng/m2. Trong khi đó, giá căn hộ chung cư cũng tăng 4,6%, theo sau sự gia tăng về mức độ quan tâm đến phân khúc căn hộ cao cấp.

Diễn biến tương tự cũng diễn ra ở khu vực phía Nam, dù không mạnh bằng. Giá rao bán biệt thự liền kề ở TP.HCM đều tăng, trong đó quận 7 tăng 24%, huyện Nhà Bè tăng 22%. Mức độ quan tâm loại hình bất động sản này cũng tăng mạnh đến 30% chỉ sau 1 tháng.

Đáng chú ý, với thị trường chung cư, mặc dù người dân không mấy mặn mà với các thông tin rao bán đăng tải, mức giá vẫn tăng 1,8%.

Nhìn chung, các thành phố gồm Hà Nội, Đà Nẵng, Khánh Hòa và Lâm Đồng là những thị trường nhộn nhịp nhất trong tháng đầu năm nay.

Giá chung cư ở các thành phố lớn cũng có chiều hướng gia tăng
Giá chung cư ở các thành phố lớn cũng có chiều hướng gia tăng

Những thống kê này cùng các số liệu từ cơ quan quản lý Nhà nước cho thấy ngành địa ốc đang tăng trưởng tốt. Tính đến ngày 20/1, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt 2,1 tỷ USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư trên 472 triệu USD, chiếm gần 22,5%.

Song song đó, số doanh nghiệp bất động sản thành lập mới trong tháng này cũng tăng 61,2% so với cùng kỳ. Thậm chí, số doanh nghiệp quay lại hoạt động đạt 610, tăng 304%.

Còn theo dự báo của các chuyên gia, các hoạt động xây dựng sẽ tăng khoảng 8% trong năm 2022, khi Nhà nước đẩy mạnh các khoản chi tiêu “bù đắp” cho cơ sở hạ tầng và nới lỏng quy định về phát triển bất động sản. Thị trường nói chung cũng được hưởng lợi từ sự phục hồi của ngành du lịch trong năm nay.

Nguồn: zingnews

Các điều kiện để chủ đầu tư được phân lô, bán nền đất?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, đối với dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán, chủ đầu tư muốn phân lô, bán nền đất thì cần phải đáp ứng những điều kiện nào?

 

Căn cứ khoản 1 điều 41 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 17 điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP), điều kiện dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền, bao gồm:

1. Chủ đầu tư dự án phải hoàn thành việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng gồm các công trình dịch vụ, công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 đã được phê duyệt; đảm bảo kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực trước khi thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người dân tự xây dựng nhà ở; đảm bảo cung cấp các dịch vụ thiết yếu gồm cấp điện, cấp nước, thoát nước, thu gom rác thải.

2. Chủ đầu tư phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai của dự án gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai (nếu có);

3. Dự án thuộc khu vực, loại đô thị được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền theo quy định. Cụ thể, chủ đầu tư dự án xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền tại khu vực không nằm trong địa bàn các phường của các đô thị loại đặc biệt và đô thị loại I trực thuộc Trung ương; khu vực có yêu cầu cao về kiến trúc cảnh quan, khu vực trung tâm và xung quanh các công trình là điểm nhấn kiến trúc trong đô thị; mặt tiền các tuyến đường cấp khu vực trở lên và các tuyến đường cảnh quan chính trong đô thị.

4. Các điều kiện khác theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị, xây dựng, phát triển đô thị, kinh doanh bất động sản và nhà ở.

Căn cứ Điều 21 Nghị định 91/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 04/2022/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 06/01/2022), trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê không đủ một trong các điều kiện quy định nêu trên hoặc đủ các điều kiện nhưng chưa được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 194 Luật Đất đai năm 2013 thì hình thức và mức xử phạt như sau:

– Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với diện tích đất đã chuyển nhượng dưới 0,5 ha.

– Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với diện tích đất đã chuyển nhượng từ 0,5 ha đến dưới 1 ha.

– Phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng đối với diện tích đất đã chuyển nhượng từ 1 ha đến dưới 3 ha.

– Phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng đối với diện tích đất đã chuyển nhượng từ 3 ha trở lên.

Trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê không đủ từ hai điều kiện quy định nêu trên trở lên thì hình thức và mức xử phạt như sau:

– Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với diện tích đất đã chuyển nhượng dưới 0,5 ha.

– Phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng đối với diện tích đất đã chuyển nhượng từ 0,5 ha đến dưới 1 ha.

– Phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng đối với diện tích đất đã chuyển nhượng từ 1 ha đến dưới 3 ha.

– Phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng đối với diện tích đất đã chuyển nhượng từ 03 ha trở lên.

Ngoài việc bị phạt tiền nêu trên còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

– Buộc làm thủ tục trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép phân lô, bán nền đối với trường hợp chưa có văn bản cho phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều 194 của Luật Đất đai năm 2013.

– Buộc chủ đầu tư phải hoàn thành việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng theo quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 đã được phê duyệt; hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai đối với trường hợp không đủ điều kiện thứ 2, thứ 3 nêu trên.

– Buộc chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm trong việc hoàn thành xây dựng nhà theo đúng thiết kế được phê duyệt đối với trường hợp không đủ điều kiện thứ 4 nêu trên.

– Buộc chủ đầu tư nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Lưu ý, đối với trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền mà không lập dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê thì bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 139/2017/NĐ-CP.

Xem thêm: Lời khuyên cho người mua nhà trong năm 2022

Nhà đầu tư gặp khó khăn gì khi mua đi bán lại bất động sản?

Mua đi bán lại là một trong những hình thức đầu tư bất động sản phổ biến nhất mà cả những người chưa có kinh nghiệm lẫn những nhà đầu tư lâu năm lựa chọn. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc mua đi bán lại cũng đi theo ý muốn nhà đầu tư.

 

 

Mua đi bán lại có thể là một hình thức kinh doanh bất động sản phổ biến, được nhiều người lựa chọn, nhưng bù lại cũng có một số vấn đề mà nhà đầu tư cần xác định ngay từ đầu trong trường hợp muốn xuống tiền.

Tìm đúng tài sản

Nhiều ngôi nhà không phải là sự lựa chọn phù hợp cho việc mua đi bán lại. Nhà đầu tư cần tìm tài sản ở những nơi có nhiều khách hàng tiềm năng, nhưng cần mua với mức giá hợp lý. Một nguyên tắc cần ghi nhớ đó là mua đi bán lại không phải khoản đầu tư lâu dài so với các khoản đầu tư nhà đất khác.

Một số cách xác định tài sản phù hợp có thể cân nhắc đó là tìm kiếm ở những khu vực thuộc phần đấu giá, những tài sản bị thu hồi cũng như những tài sản đầy đủ pháp lý rõ ràng. Ngược lại, những căn nhà đang trong diện cầm cố, tranh chấp, không có đầy đủ pháp lý là những thứ bạn nên tránh nếu không muốn gánh chịu rủi ro.

Nguồn vốn

Chắc chắc một trong những thách thức mà bạn có thể đối mặt khi đầu tư theo hình thức này là nguồn vốn. Không có gì lạ khi những người cho vay thế chấp muốn một khoản trả trước có giá trị từ 25% khoản vay trở lên. Ngoài ra, bạn cũng cần vốn để xử lý các vấn đề khác, chẳng hạn như cải tạo tài sản, thanh toán các khoản thuế, thủ tục hành chính,…

Bên cạnh việc lập kế hoạch tài chính, bạn cũng cần xây dựng ngân sách dự phòng để xử lý nếu mọi chuyện diễn ra không đúng theo kế hoạch ban đầu, một vấn đề mà phần lớn nhà đầu tư đều gặp phải.

Sự chậm trễ

Trong trường hợp là một nhà đầu tư và gặp phải sự chậm trễ trong một dự án, điều đó có thể khiến bạn vô cùng bực bội. Việc này có thể tạo ra những hệ lụy khác.

Để tránh một số tác động của sự chậm trễ, bạn không nên chỉ dựa vào một người hoặc một công ty trong mọi việc. Bạn cần phải cẩn thận trong việc kiểm tra các nhà thầu và nhận ra rằng giá rẻ hơn không phải lúc nào cũng tốt hơn. Bạn cũng nên có các kế hoạch dự phòng cho mọi trường hợp, mặc dù một số sự chậm trễ sẽ xảy ra cho dù bạn có kế hoạch tốt đến đâu.

Chi phí phát sinh

Như đã đề cập, việc lập ngân sách cho một khoản đầu tư mua đi bán lại luôn cần những khoản dự trù để đề phòng cho các khoản chi phí phát sinh. Trên thực tế, gần như mọi khoản đầu tư đề tồn tại các khoản chi phí phát sinh ngoài dự tính

Chỉ cần khâu kiểm tra tài sản không kỹ có thể dẫn đến nhiều khoản phí sửa chữa lớn. Ngoài ra, các thủ tục hành chính và thuế đôi khi cũng cần đến những khoản phí khác. Điều tốt nhất bạn có thể làm là cố gắng lập ngân sách dự trù có giá trị đủ lớn để phòng tránh các trường hợp phát sinh chi phí.

Không hiểu biết về thị trường

Cuối cùng, bạn phải hiểu thị trường bất động sản nếu muốn xuống tiền đầu tư. Tuy nhiên, để làm được điều này không hề đơn giản. Bạn cần có thời gian, trau dồi thêm kiến thức và học học kinh nghiệm từ những người khác. Bạn cũng nghiên cứu để nắm bắt những gì đang xảy ra trên thị trường tại bất kỳ thời điểm nào.

Không phải lúc nào việc mua đi bán lại cũng đem lại lợi nhuận lớn cho các nhà đầu tư. Ngay cả những yếu tố chủ quan, không kiểm soát được như đại dịch Covid-19 cũng có thể gây xáo trộn thị trường. Chính vì vậy, đây là vấn đề lớn mà các nhà đầu tư cần tìm hiểu trước khi xuống tiền.

Đăng ký nhận tin