Tháng 1, giá bán biệt thự và nhà phố trên các sàn online tại một số khu vực ở TP.HCM và Hà Nội tăng 22-38% so với tháng cuối năm 2021.

Bất động sản ở Hà Nội tăng giá mạnh trong tháng đầu năm.
Bất động sản ở Hà Nội tăng giá mạnh trong tháng đầu năm.

Theo một vài khảo sát gần đây, mặc dù tháng 1 là tháng cận Tết, nhiều người dân nghỉ Tết sớm, thị trường bất động sản lại ghi nhận nhiều xu hướng tích cực.

Giá chào bán biệt thự liền kề ở quận Long Biên và Gia Lâm (Hà Nội) lần lượt tăng 38% và 27%, đạt gần 140 triệu đồng/m2 và 85 triệu đồng/m2. Trong khi đó, giá căn hộ chung cư cũng tăng 4,6%, theo sau sự gia tăng về mức độ quan tâm đến phân khúc căn hộ cao cấp.

Diễn biến tương tự cũng diễn ra ở khu vực phía Nam, dù không mạnh bằng. Giá rao bán biệt thự liền kề ở TP.HCM đều tăng, trong đó quận 7 tăng 24%, huyện Nhà Bè tăng 22%. Mức độ quan tâm loại hình bất động sản này cũng tăng mạnh đến 30% chỉ sau 1 tháng.

Đáng chú ý, với thị trường chung cư, mặc dù người dân không mấy mặn mà với các thông tin rao bán đăng tải, mức giá vẫn tăng 1,8%.

Nhìn chung, các thành phố gồm Hà Nội, Đà Nẵng, Khánh Hòa và Lâm Đồng là những thị trường nhộn nhịp nhất trong tháng đầu năm nay.

Giá chung cư ở các thành phố lớn cũng có chiều hướng gia tăng
Giá chung cư ở các thành phố lớn cũng có chiều hướng gia tăng

Những thống kê này cùng các số liệu từ cơ quan quản lý Nhà nước cho thấy ngành địa ốc đang tăng trưởng tốt. Tính đến ngày 20/1, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt 2,1 tỷ USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư trên 472 triệu USD, chiếm gần 22,5%.

Song song đó, số doanh nghiệp bất động sản thành lập mới trong tháng này cũng tăng 61,2% so với cùng kỳ. Thậm chí, số doanh nghiệp quay lại hoạt động đạt 610, tăng 304%.

Còn theo dự báo của các chuyên gia, các hoạt động xây dựng sẽ tăng khoảng 8% trong năm 2022, khi Nhà nước đẩy mạnh các khoản chi tiêu “bù đắp” cho cơ sở hạ tầng và nới lỏng quy định về phát triển bất động sản. Thị trường nói chung cũng được hưởng lợi từ sự phục hồi của ngành du lịch trong năm nay.

Nguồn: zingnews

Hơn 90% người Việt đang muốn mua nhà

Báo cáo Tâm lý người tiêu dùng bất động sản đầu năm 2022 được công bố mới đây cho thấy Việt Nam có tỷ lệ người dân dự định mua nhà cao nhất Đông Nam Á.

1. Nhu cầu mua nhà ở Việt Nam cao nhất khu vực Đông Nam Á

Theo các chuyên gia, 92% trong số hơn 1.000 người Việt Nam được khảo sát bày tỏ ý định mua nhà, trong đó 67% tìm kiếm bất động sản sơ cấp, 28% cân nhắc sản phẩm thứ cấp. Đáng chú ý, hơn một nửa trong số này có dự định mua nhà trong vòng 2 năm tới, chủ yếu là những người từ 40 tuổi trở lên.

Nhiều người Việt hơn 40 tuổi mong muốn mua nhà trong 2 năm tới.
Nhiều người Việt hơn 40 tuổi mong muốn mua nhà trong 2 năm tới.

Đây được xem là tỷ lệ cao nhất trong khu vực, nếu so với mức 70% ở các thị trường khác như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore… Bởi lẽ, điểm khác biệt là người Việt chủ yếu mua bất động sản để ở và dành cho con cái, trong khi người Thái Lan mua để dưỡng già, hay người dân các nước khác thường mua đầu tư.

Cũng vì vậy, hậu Covid-19, nhu cầu về một căn nhà rộng rãi, có không gian xanh, ở khu vực ít đông đúc và có các tiện ích cho con cái, chăm sóc sức khỏe lên ngôi.

Xét về địa điểm, TP.HCM và Hà Nội vẫn chiếm gần 80% nhu cầu tìm kiếm nhà ở, bởi đa số người tiêu dùng hiện nay có ý định mua nhà trong cùng khu vực sinh sống do những hạn chế về đi lại trong điều kiện dịch bệnh.

2. Không chỉ một, mà còn muốn hai!

Một phát hiện khác trong báo cáo này là hơn 75% chủ sở hữu bất động sản muốn mua thêm một tài sản khác trong khi vẫn giữ bất động sản hiện tại. Một khảo sát gần đây cho thấy gần 80% người Việt đã sở hữu ít nhất 1 bất động sản. Đây là những người từ 40 tuổi trở lên, đã lập gia đình và có thu nhập từ 20 triệu đồng/tháng. Đa số người có thu nhập từ 70 triệu đồng trở lên thậm chí đang sở hữu ít nhất 2-3 bất động sản.

Mặc dù vậy, giá cả vẫn là trở ngại lớn nhất với người Việt, theo sau là những lo ngại về mất thu nhập do Covid-19 và suy thoái kinh tế. Chuyên gia nhấn mạnh từ năm 2020, đặc biệt từ quý I/2021, giá bất động sản đã tăng mạnh, thậm chí đất nền, thổ cư khu vực phía Bắc có nơi tăng gấp đôi.

Theo khảo sát, có đến 86% người tiêu dùng nhìn nhận giá thị trường bất động sản trong nước hiện ở mức cao hoặc rất cao, trong khi lãi suất vay mua nhà cũng cao không kém. Dù vậy, nhiều người vẫn có ý định mua bất động sản bởi họ lạc quan về lợi tức từ bất động sản và kỳ vọng giá sẽ còn tăng trong vòng 5 năm tới, trong đó 31% người được hỏi dự báo giá thị trường có thể tăng hơn 10%.

“Giá bất động sản phụ thuộc lượng cầu và kỳ vọng vào tương lai. Trong khi cầu vẫn ở mức cao, thì đầu tư công và cơ sở hạ tầng phát triển tạo nên kỳ vọng lạc quan của nhà đầu tư. Do đó, dòng tiền sẽ tiếp tục đổ vào thị trường bất động sản trong thời gian tới”, chuyên gia cho biết.

Nguồn: zingnews

Bất động sản nghỉ dưỡng hưởng lợi từ chính sách mở cửa du lịch

Du lịch Việt Nam sẵn sàng mở cửa đón khách quốc tế khiến thị trường đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng sôi động trở lại.

Mở cửa du lịch, kích hoạt thị trường bất động nghỉ dưỡng

Với tình hình dịch bệnh được kiểm soát, Việt Nam đang tất bật bắt đầu giai đoạn mở cửa thời kỳ hậu Covid-19. Theo đó, từ ngày 15/2, nước ta đã mở lại mọi đường bay quốc tế thường lệ và dỡ bỏ các hạn chế về tần suất khai thác… Chính phủ cũng đã thống nhất từ ngày 31/3 sẽ mở cửa hoàn toàn hoạt động du lịch quốc tế, đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và đưa khách đi du lịch nước ngoài qua tất cả các cửa khẩu quốc tế.

Các hoạt động văn hóa, thể thao trở lại guồng quay, công tác tổ chức SEA Games lần thứ 31 được thúc đẩy đã phát tín hiệu lạc quan lên thị trường đầu tư, đặc biệt là thị trường bất động sản nghỉ dưỡng.

Bất động sản nghỉ dưỡng hưởng lợi từ chính sách mở cửa du lịch - 1
Ngành hàng không đã sẵn sàng các phương án đón khách quốc tế trở lại (Ảnh: VNA).

Ngay từ đầu năm, thanh khoản thị trường ở nhiều phân khúc vượt ngưỡng 80%, nguồn tiền lợi nhuận từ các kênh đầu tư như chứng khoán, kinh doanh vẫn đang đổ về bất động sản, cho thấy đây vẫn là kênh đầu tư được phần đông nhà đầu tư lựa chọn.

Tuy nhiên, tư duy xuống tiền của nhà đầu tư đã có nhiều khác biệt. Một chuyên gia trong ngành cho biết, “khẩu vị” của khách hàng ngày càng khắt khe khi chủ yếu quan tâm đến những sản phẩm bất động sản có quy hoạch bài bản, sinh lời ổn định và đặc biệt là đem lại nhiều giá trị cho con người và xã hội.

Tính ổn định của sản phẩm ở góc độ đầu tư còn là khả năng khai thác đa dạng, tiềm năng đầu tư trong dài hạn đem tới lợi nhuận trong tương lai. Giám đốc một doanh nghiệp bất động sản cũng cho rằng, nhà đầu tư giờ đây “ăn chắc mặc bền” và kén chọn trong đầu tư hơn trước khi đòi hỏi những sản phẩm phải đáp ứng bộ “tiêu chí đa năng”: Đa năng trong nhu cầu sử dụng, đa năng trong hoạt động đầu tư (khai thác cho thuê, tự doanh) từ đó đem tới khả năng sinh lời cho chủ sở hữu.

Bất động sản nghĩ dưỡng sở hữu nhiều lợi thế khai thác

Theo các chuyên gia, sức hút của một sản phẩm bất động sản phụ thuộc vào nhiều yếu tố then chốt. Đối với sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng, vị trí đóng vai trò quan trọng vì vị trí quyết định đến khả năng thu hút nguồn khách, đem lại lợi nhuận cho sản phẩm. Những dự án nằm ở những điểm đến có tiềm năng du lịch luôn là lựa chọn đầu tiên. Bên cạnh đó, vị trí cũng tác động tới trải nghiệm sống, nghỉ dưỡng và hưởng thụ của chính nhà đầu tư.

Bất động sản nghỉ dưỡng hưởng lợi từ chính sách mở cửa du lịch - 2
Việt Nam sở hữu nguồn lực về thiên nhiên đa dạng, phong phú.

Tuy nhiên, vị trí hoàn hảo mà sản phẩm không được quy hoạch bài bản cũng sẽ không đem lại khả năng khai thác như mong muốn. Tại những vùng đất như Cam Ranh, Nha Trang, Phú Quốc hay Đà Nẵng… các chủ đầu tư đang tập trung triển khai những “siêu dự án” với hệ sinh thái đầy đủ, phục vụ tối ưu mọi nhu cầu, mọi tệp khách hàng. Đây cũng là những sản phẩm thu hút dòng tiền của hàng nghìn nhà đầu tư.

Sức nén từ đại dịch quá lâu cộng hưởng với chính sách mở cửa hoàn toàn nền du lịch, năm 2022 được dự báo là năm bùng nổ của du lịch Việt Nam. Điều này góp phần tạo lực đẩy cho bất động sản gắn với du lịch nghỉ dưỡng tăng trưởng trở lại. Đặc biệt, những bất động sản thấp tầng biển sẽ là sản phẩm được săn đón nhờ những ưu thế đặc biệt về công năng sử dụng và tính thanh khoản tốt.

Trên thực tế, loại hình bất động sản này vẫn là một khoản đầu tư chắc chắn đối với các nhà đầu tư sành sỏi. Kể từ khi đại dịch bùng phát, tâm lý chung của nhiều nhà đầu tư chuyển hướng sang tính ổn định, bền vững thay vì lướt sóng như thời gian trước. Vì vậy, từ những năm 2020, 2021, các bất động sản biển, đặc biệt là loại thấp tầng được săn đón rất nhiều bởi những nhà đầu tư có tầm nhìn dài hạn.

Với đà tăng trưởng du lịch ở nước ta trong 5 – 10 năm tới và trong tương lai, sau khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát hoàn toàn, bất động sản nghỉ dưỡng vẫn sẽ là lựa chọn an toàn với chính sách cam kết lợi nhuận ổn định đến từ các chủ đầu tư uy tín.

Phú Cường cũng là một trong những đơn vị với tầm nhìn chiến lược dài hạn, đã đầu tư và sở hữu nhiều bất động sản nghỉ dưỡng đắc địa tại Nha Trang, Phú Quốc và Cam Ranh. Đây đều là những dự án có tiềm năng phát triển lớn trong tương lai, mang lại lợi ích lớn cho các nhà đầu tư khi tham gia đầu tư cùng Phú Cường. Để biết thêm thông tin chi tiết, Quý nhà đầu tư vui lòng liên hệ hotline 1900.636.101 hoặc inbox ngay tại ĐÂY để được chuyên viên tư vấn và hỗ trợ thêm!

Những cách làm mới căn nhà chỉ với chưa đến 100 USD

Nếu bạn không có nhiều tiền để cải tạo ngôi nhà của mình, hãy tham khảo những cách dưới đây để mang lại luồng sinh khí và năng lượng mới cho ngôi nhà. Những cách này đều tốn chưa đến 100 USD.

Những cách làm mới căn nhà chỉ với chưa đến 100 USD - 1
Chỉ với những thay đổi nhỏ cũng có thể đem lại sinh khí và năng lượng mới cho ngôi nhà (Ảnh: The Washington Post).

Dọn dẹp nhà 30 phút mỗi ngày

“Gần đây, chúng tôi chuyển đến một ngôi nhà nhỏ hơn và mỗi ngày tôi đều dành ra 30 phút để dọn dẹp nhà cửa”, Marry Patton, một nhà thiết kế nội thất ở Houston (Mỹ) nói và cho rằng có ít đồ hơn sẽ tốt hơn. Vì vậy, những đồ không dùng đến, cô thường gom lại và mang đi cho.

Kiểm kê toàn bộ đồ đạc trong nhà

Patton cho rằng một khi dọn dẹp, bạn sẽ nhận thấy những gì bạn thực sự cần. Lời khuyên của nhà thiết kế này là hãy đi từng phòng và liệt kê những thứ bạn cần và lên danh sách những thứ cần sửa chữa. Nếu không bạn sẽ dễ bị kích thích và choáng ngợp khi đến các cửa hàng gia dụng và mang về những thứ không đâu vào đâu.

Bổ sung các món đồ nghệ thuật

Cheryl Luckett, nhà thiết kế và chủ sở hữu của Dwell by Cheryl ở Charlotte cho biết cô là một người cuồng phong cách vintage. “Nếu có 100 USD vào ngày thứ 7, tôi sẽ mua được nhiều thứ ở cửa hàng đồ cổ”, cô nói. Những bức tranh cổ điển ở các cửa hàng đồ cổ này thường sẽ bao gồm cả khung, do đó sẽ tiết kiệm được kha khá so với mua một tác phẩm nghệ thuật mới.

Luckett cho rằng không cần phải sắm một bức tranh lớn. Một tác phẩm nhỏ cũng có thể tạo nên sự mới mẻ.

Sơn lại tường

“Sơn là một trong những lựa chọn để làm mới ngôi nhà của tôi”, Luckett nói. Căn phòng sẽ mới mẻ hơn chỉ cần với một hộp sơn.

Ngoài ra, theo Luckett, bạn cũng nên sơn lại cửa. “Một cánh cửa màu đen cũng có tác dụng kỳ diệu trong việc nâng tầm ngôi nhà, miễn là căn phòng đó có đủ ánh sáng”, cô nói và cho biết thường xuyên sơn đồ nội thất để tạo cho căn phòng một diện mạo mới.

Thêm cây cảnh

Patton khuyên rằng hãy chọn những loại cây rẻ tiền, chẳng hạn như cây lưỡi hổ và những cây chuyên dùng để trang trí trong nhà.

Thuê một nhà thiết kế nội thất trong 1 giờ

Mặc dù là một nhà thiết kế, Patton vẫn cảm thấy khó khăn khi đưa ra các quyết định cải tạo cho ngôi nhà của mình. Bởi đôi khi cũng nên tham khảo góc nhìn của người khác như thế nào. Nhiều nhà thiết kế đang đưa ra mức giá thiết kế theo giờ và họ sẽ nhận các cuộc tư vấn ngắn này để đưa ra lời khuyên cho không gian của bạn. Hoặc không bạn cũng có thể thuê một thợ trang trí nội thất để sắp xếp ngôi nhà của bạn hợp lý hơn.

Tạo một bức tường thư viện ảnh gia đình

Patton thường chọn những bức ảnh của gia đình, in màu đen trắng và treo chúng lên những khung ảnh mà cô mua được từ các trang thương mại điện tử như Overstock, Amazon… Về nơi tốt nhất để treo, Patton nói: “Tôi thích treo ảnh gia đình ở hành lang và chiếu nghỉ cầu thang, chứ không phải là những khu vực chính trong nhà”.

Tạo các bức tường bằng gỗ bần

Trong nhà bếp hoặc phòng chơi của bọn trẻ, Patton thường gắn lên các bức tường gạch bằng bảng ghim gỗ bần. Đây là nơi mà Patton sẽ ghim các bức ảnh của gia đình, thiệp giáng sinh hoặc các bức vẽ của bọn trẻ. Những mảnh ghim này sẽ dễ dàng thay đổi khi tâm trạng của bạn bất ổn.

Thay đổi bóng đèn

Patton thích sử dụng bóng đèn có nhiệt độ cao. Cô cho rằng, các bóng đèn trong nhà nên có cùng một màu. Cô không thích sử dụng đèn Led bởi cô cảm thấy khó có được màu sắc phù hợp với bóng đèn led. Nhưng dù là bạn sử dụng đèn sợi đốt hay đèn led thì điều quan trọng là phải nhất quán. Patton khuyên nên sử dụng các công tác để điều chỉnh mức độ ánh sáng.

Xem thêm: Những ý tưởng biến phòng ăn, bếp thành không gian mơ ước

Những ý tưởng biến phòng ăn, bếp thành không gian mơ ước

Một căn phòng tuyệt vời đa mục đích, một không gian làm việc tại nhà hay một phòng thư giãn là những ý tưởng thiết kế sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại về tiềm năng của căn phòng ăn ít khi được sử dụng.

Trên thực tế, phòng ăn gần như không được sử dụng thường xuyên như các không gian khác trong nhà, và nếu có, nó không phải lúc nào cũng dành cho ăn uống.

Trong suốt thời kỳ đại dịch (và thậm chí có thể trước đó), rất có thể bạn đã sử dụng phòng ăn như một không gian làm việc. Bạn hoàn toàn có thể biến phòng ăn thành một không gian hoàn toàn khác. Một căn phòng tuyệt vời đa mục đích, một không gian làm việc tại nhà hay một phòng thư giãn là những ý tưởng thiết kế sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại về tiềm năng của căn phòng ăn ít khi được sử dụng.

Phòng đa chức năng

Những ý tưởng biến phòng ăn, bếp thành không gian mơ ước  - 1
(Ảnh: Curated Nest).

Thay vì để phòng ăn là một không gian dành cho mục đích duy nhất là ăn uống, Lina Galvao của Curated Nest Interiors đã biến phòng ăn – một không gian không được sử dụng nhiều – của khách hàng thành một phòng lớn đa năng cho cả gia đình.

Nhà thiết kế giải thích: “Gia đình này có 3 người và đang mang bầu em bé thứ hai. Vì vậy, họ cần phải thêm nhiều chức năng cho không gian. Thách thức của chúng tôi là tối đa hóa không gian lưu trữ và tạo không gian vui chơi cho trẻ em”.

Kết quả của cuộc chuyển đổi là một khu vực ăn uống bình thường và không gian vui chơi với không gian lưu trữ rộng rãi có phân vùng rõ ràng. Galvao cho biết thêm: “Chúng tôi đã sử dụng các thiết bị có khả năng lưu trữ để chia tách các khu vực khác nhau. Mỗi khu vực có chức năng riêng, đồ chơi và đồ dùng cá nhân đều có chỗ để riêng”.

Hiện, căn phòng tuyệt vời này là nơi chính để các thành viên của gia đình dành thời gian bên nhau, với các hoạt động như nấu nướng, ăn uống, vui chơi, xem TV hay giải trí. Thành viên nhí đặc biệt thích không gian này, vì nó có những tủ để cất sách và đồ chơi, cũng như bàn chơi để làm đồ thủ công và đồ chơi Lego.

Khu vực ăn uống của ngôi nhà vẫn tạo cảm giác gắn kết dù nó nằm cạnh không gian dành cho trẻ em. Galvao giải thích: “Bằng cách làm cho bữa ăn trở nên bình dị hơn và sử dụng đồ đạc trang nhã trong không gian dành cho trẻ em, cả hai không gian kết nối với nhau rất ăn ý”.

Khi hỏi bất cứ ai về 2 năm vừa qua, hầu hết mọi người trả lời họ đã làm việc tại nhà như thế nào và biến đổi ngôi nhà của mình ra sao để đạt được hiệu quả công việc tốt nhất. Abbey Stark, trưởng nhóm thiết kế nội thất tại IKEA, đã tận mắt chứng kiến sự chuyển đổi này vì nhiều người đã phải dành không gian trong nhà của mình để học tập, làm việc và theo đuổi đam mê của mình. Việc nấu ăn tại nhà cũng diễn ra thường xuyên hơn đến nỗi cô ấy coi không gian này là “phòng ăn” mới.

Một ví dụ điển hình về sự chuyển đổi này là không gian được trang bị nội thất IKEA hiện có chức năng vừa là văn phòng tại nhà vừa là nơi học tập tại nhà. Stark khuyên: “Khi bạn không có một không gian riêng cho văn phòng tại nhà, bạn có thể biến phòng ăn thành một không gian làm việc linh hoạt và đây là một lựa chọn tuyệt vời. Không gian này nên được chia thành các khu vực làm việc và lưu trữ khác nhau để tạo cảm giác thoải mái”.

Stark gợi ý thêm một mẹo thiết kế khác là đặt những chiếc ghế làm việc xung quanh bàn ăn để tạo sự thoải mái tối đa và thậm chí có thể “tạo ra một góc ấm cúng để trả lời email hoặc gọi điện khi kết thúc một ngày làm việc”.

Để làm cho không gian của bạn trở nên sành điệu hơn, hãy thử giấu thiết bị làm việc của bạn, chẳng hạn như dây cáp, màn hình và những thứ tương tự, trong tủ kín khi ngày làm việc của bạn kết thúc. Điều này giúp tách bạch công việc với cuộc sống cá nhân, do đó bạn có thể thoải mái tận hưởng trọn vẹn buổi tối của mình bên những người thân yêu.

Bạn nên tìm cách tạo ra một không gian hấp dẫn nơi các thành viên trong gia đình và bạn bè của bạn có thể cùng nhau thư giãn, uống cà phê và trò chuyện. Và sẽ thật lãng phí nếu phòng ăn chỉ là một không gian đẹp đẽ được sử dụng vài lần trong năm.

Xem thêm: Phú Cường – kênh đầu tư an toàn cho nhà đầu tư BĐS

Không gian thư giãn

Những ý tưởng biến phòng ăn, bếp thành không gian mơ ước  - 2
(Ảnh: Jessie Preza).

Nhà thiết kế nội thất Rachel Cannon nhận được yêu cầu biến phòng bếp thành một “không gian nữ tính” đầy sắc màu và cô đã hoàn thành nó vô cùng xuất sắc.

Điều vị khách hàng này muốn là một không gian nơi cô ấy có thể tận hưởng những niềm vui đơn giản như thư giãn, đọc sách và phục hồi năng lượng cũng như sự tỉnh táo. Vị khách này thích ý tưởng về một căn phòng nơi chiếc tivi không còn là trung tâm, mà thay vào đó một không gian dành cho các hoạt động nhẹ nhàng, yên bình.

Khi thiết kế không gian này, Cannon giữ lại một số đồ nội thất cũ nhằm tạo ra một không gian hấp dẫn và thú vị, thay vì một không gian hoàn toàn mới, bao gồm có một tấm thảm trải sàn, đèn trần pha lê và một tủ đứng. Nhà thiết kế cảm thấy hài lòng khi kết hợp những đồ vật đó vì chúng có lịch sử và đặc điểm riêng.

Vị khách hàng của Cannon cảm thấy rất tự hào về căn phòng này và thường xuyên sử dụng nó để thư giãn. Cannon nói: “Đó là không gian hạnh phúc của cô ấy. Đây là cách tận dụng một căn phòng tốt nhất mà chúng tôi có thể nghĩ ra”.

Bộ Xây dựng lập tổ công tác về nhà ở xã hội, công nhân, cải tạo chung cư cũ

Theo Quyết định vừa được Bộ trưởng Bộ Xây dựng ký ban hành, Tổ công tác có nhiệm vụ làm việc với các địa phương để đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra về xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở xã hội.

Tổ công tác có nhiệm vụ làm việc với các địa phương để đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra về xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở
Tổ công tác có nhiệm vụ làm việc với các địa phương để đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra về xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị vừa ký Quyết định về việc thành lập Tổ công tác triển khai chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ.

Tổ công tác này thành lập để thực hiện theo Nghị quyết số 11 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội.

Tổ trưởng Tổ công tác là ông Nguyễn Văn Sinh – Thứ trưởng Bộ Xây dựng. Ông Bùi Xuân Dũng – Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản là Tổ phó.

Ngoài ra còn có các thành viên khác là các cục, vụ thuộc Bộ Xây dựng, các đại diện từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội…

Theo Quyết định, Tổ công tác có nhiệm vụ làm việc với các địa phương để đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra về xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở.

Đặc biệt, Tổ công tác sẽ tập trung về các chỉ tiêu về nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; việc bố trí quỹ đất, thủ tục đầu tư, quản lý sử dụng nhà ở xã hội (trong đó có nhà ở công nhân khu công nghiệp); việc cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ nhằm kịp thời thúc đẩy tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội.

Thúc đẩy nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cải tạo chung cư cũ là những nội dung, nhiệm vụ được Bộ Xây dựng đẩy mạnh trong thời gian qua. Mới đây, Bộ Xây dựng cũng đã có văn bản gửi các tỉnh thành về việc tăng cường kiểm tra, giám sát về quản lý, sử dụng nhà ở xã hội.

Cụ thể, lãnh đạo Bộ Xây dựng cho biết, thời gian qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin về một số tồn tại, bất cập, vi phạm trong công tác quản lý, sử dụng nhà ở xã hội tại một số địa phương như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên, Đắk Lắk…

Không ít bất cập được nêu ra như đối tượng được mua nhà ở xã hội chưa đúng quy định; việc lập dự toán theo phương án tính giá bán của chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội chưa đúng; chủ đầu tư, khách hàng tự thay đổi thiết kế công trình, căn hộ; việc sử dụng căn hộ không đúng mục đích…

Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các sở ngành có liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật. Điều này nhằm kịp thời chấn chỉnh và khắc phục các tồn tại, bất cập nêu trên, tránh tình trạng lợi dụng chính sách ưu đãi của Nhà nước.

Ngoài ra, Bộ Xây dựng cũng có văn bản đề nghị các địa phương rà soát, kiểm tra việc bố trí quỹ đất nhà ở xã hội tại các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị trên địa bàn đảm bảo theo đúng quy định pháp luật về nhà ở.

Trong thời gian tới, dự kiến Bộ sẽ tổ chức đoàn công tác làm việc với một số địa phương về xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở; việc bố trí quỹ đất, thủ tục đầu tư, quản lý sử dụng phát triển nhà ở xã hội, trong đó có nhà ở công nhân khu công nghiệp…

Nguồn: dantri.com.vn 

Duyệt quy hoạch Bắc Giang thêm 10 sân golf mới

Theo quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh này sẽ quy hoạch 12 khu chức năng tổng hợp sân golf và nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí với 13 sân golf trong đó có 10 sân golf quy hoạch mới.

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quyết định về phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Mục tiêu chung nhằm phát huy mọi tiềm năng, lợi thế, nguồn lực để đưa Bắc Giang phát triển nhanh, toàn diện và bền vững. Công nghiệp là động lực chủ yếu cho tăng trưởng gắn với phát triển không gian mới, đưa Bắc Giang trở thành một trong những trung tâm phát triển công nghiệp của vùng; dịch vụ phát triển đa dạng, có bước đột phá; nông nghiệp phát triển ổn định, theo hướng an toàn, chất lượng và hiệu quả.

Duyệt quy hoạch Bắc Giang thêm 10 sân golf mới
Theo quy hoạch, trong 12 khu chức năng năng tổng hợp sân golf và nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí ở Bắc Giang sẽ có 13 sân golf, gồm ba sân golf đang triển khai thực hiện và 10 sân golf quy hoạch mới

Đến năm 2030, Bắc Giang trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, quy mô GRDP đứng trong nhóm 15 tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước và đứng đầu vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

Về phương án phát triển mạng lưới đô thị, đến năm 2030, toàn tỉnh có 29 đô thị. Trong đó có 1 đô thị loại I (TP Bắc Giang), 4 đô thị loại IV, 26 thị trấn là đô thị loại V.

Quy hoạch 23 khu đô thị – dịch vụ gắn với quy hoạch các khu công nghiệp, khu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, thể thao.

Bắc Giang sẽ quy hoạch ba khu du lịch trọng điểm, hướng tới mục tiêu phát triển trở thành khu du lịch quốc gia gồm: Khu du lịch Tây Yên Tử; Khu du lịch sinh thái, miệt vườn, nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi, giải trí Lục Ngạn với trung tâm hồ Khuôn Thần; Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi, giải trí núi Nham Biền.

Bên cạnh đó, quy hoạch 4 khu phát triển trở thành khu du lịch cấp tỉnh gồm: Khu du lịch văn hóa, vui chơi giải trí Đồng Cao, huyện Sơn Động; Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, văn hóa Bản Ven – Xuân Lung – Thác Ngà, huyện Yên Thế; Khu du lịch văn hóa, tâm linh, sinh thái nghỉ dưỡng Tiên Sơn – Vân Hà, huyện Việt Yên; Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí Hương Sơn, huyện Lạng Giang.

Xem thêm: Do đâu “Quy hoạch đô thị ven sông Hồng” lại được nhân dân thủ đô quan tâm như vậy?

Đáng chú ý là Bắc Giang sẽ quy hoạch 12 khu chức năng tổng hợp sân golf và nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, trong đó có ba khu đang thực hiện, 9 khu quy hoạch mới. Trong 12 khu chức năng có 13 sân golf, gồm 3 sân golf đang triển khai thực hiện và 10 sân golf quy hoạch mới.

Theo đó, các khu quy hoạch mới có sân golf gồm: Khu sân golf và nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi giải trí Khuôn Thần (huyện Lục Ngạn); Khu nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, thể thao Nham Biền (2 sân golf, TP Bắc Giang, huyện Yên Dũng); Khu sân golf và nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi giải trí Hố Cao (huyện Lạng Giang); Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng suối Nứa (huyện Lục Nam).

Khu sân golf Yên Thế tại hồ Cầu Rễ (huyện Yên Thế); Khu sân golf và khu nghỉ dưỡng Tân Yên tại Núi Dành (huyện Tân Yên); Khu sân golf Yên Hà (huyện Yên Dũng, Việt Yên); Khu sân golf và nghỉ dưỡng Lục Nam (huyện Lục Nam); Khu sân golf Tây Yên Tử (huyện Sơn Động).

Nguồn: vietnamnet.vn 

Thu hồi ruộng lúa đền bù cho dân mức thấp, đưa ra đấu giá gần 5 tỷ

Sau khi thu hồi ruộng lúa và đền bù cho người dân ở mức thấp, UBND huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã đưa ra đấu giá với mức cao, có lô giá khởi điểm hơn 4,7 tỷ đồng khiến người dân “choáng váng”.

Đền bù mức thấp, đấu giá cao

Hơn một tuần nay, dư luận xôn xao việc UBND huyện Đức Thọ phê duyệt tổ chức đấu giá 9 lô đất nông thôn tại xã Lâm Trung Thủy với giá cao gấp khoảng 6 lần so với năm ngoái. Cụ thể, giá khởi điểm 8 lô, mỗi lô 160m2 là hơn 3,5 tỷ đồng, một lô hai mặt tiền 263m2 có giá khởi điểm hơn 4,7 tỷ đồng. Trong khi đó, những lô đất này trước khi đưa vào quy hoạch đấu giá là đất nông nghiệp, thuộc diện tích trồng lúa của người dân.

Việc đất ở nông thôn được thu hồi, đền bù cho dân ở mức thấp nhưng đưa ra đấu giá với mức khởi điểm cao khiến người dân ngạc nhiên và sửng sốt.

Nhìn vào thửa ruộng được áp giá đền bù thấp, nay đưa ra đấu giá hơn 3,5 tỷ đồng mỗi lô, bà Lê Thị Huân (trú thôn Hòa Bình, xã Lâm Trung Thủy) cho biết: “Thửa ruộng của tôi là 17 thước đất, hơn 566m2 mà họ đền bù cho gia đình tôi được 92 triệu đồng. Trong khi đó, 160m2 mà họ đã đưa ra đấu giá mức khởi điểm là hơn 3,5 tỷ đồng. Đền bù cho dân mức thấp như vậy mà đưa ra đấu giá cao ngất ngưởng khiến chúng tôi tiếc và ngạc nhiên”.

Có mặt tại thửa ruộng đã ký vào văn bản để nhận tiền đền bù, ông Lê Đình Mậu (trú thôn Hòa Bình, xã Lâm Trung Thủy) cho biết, khoảng tháng 6/2021, UBND huyện Đức Thọ có chủ trương thu hồi đất, đền bù cho người dân để tổ chức đấu giá khu quy hoạch thôn Hòa Bình.

Ông Mậu chỉ tay về thửa ruộng hơn 1 sào được đền bù 92 triệu đồng nhưng chưa được nhận tiền
Ông Mậu chỉ tay về thửa ruộng hơn 1 sào được đền bù 92 triệu đồng nhưng chưa được nhận tiền

“Thời điểm thu hồi, gia đình tôi có hơn 1 sào ruộng, được đền bù 92 triệu đồng nhưng tôi chỉ mới ký vào văn bản chứ chưa được nhận tiền. Việc phải trả lại đất ruộng sản xuất để hưởng đền bù, tôi cũng tiếc ruộng lắm nhưng không trả cũng không được. Bởi đất nông nghiệp nên dân cũng không có quyền để bán. Giờ thấy họ đưa ra đấu giá cao như vậy khiến mọi người ai cũng sửng sốt”, ông Mậu nói.

Anh Bùi Khánh Toàn, nhà nằm cạnh khu vực đấu giá cho biết, việc chính quyền áp giá cao gây hiệu ứng không tốt.Một người dân sống gần khu vực đấu giá cho hay: “Tôi nói vừa thật vừa hài hước. Dân lấy tiền đâu ra để mua với mức giá đó. Dân đang chỉ trỏ nhau chắc phải dùng tiền âm phủ mới mua được đất giá cao như thế này”.

“Năm ngoái họ đấu giá các lô đất nằm cạnh khu này mà giá khởi điểm hơn 600 triệu. Giờ đưa ra mức khởi điểm cao gấp hơn 6 lần so với năm ngoái. Giá trị thực đất ở đây tầm 1,5 tỷ thôi. Mới đây cháu tôi vừa bán mảnh đất mà năm ngoái đấu với giá 1,4 tỷ. Việc chính quyền đưa ra mức giá cao để đấu giá gây hiệu ứng không tốt. Trong làng, đất trong ngõ ngách dân đòi lên tiền tỷ, tiền đâu mà mua và cũng không thể bán được”, anh Toàn nói.

“Xã chỉ tham mưu hơn 1 tỷ”

Theo quan sát của PV, 9 lô đất này bám mặt đường quốc lộ 8A, chưa được phân lô cắm mốc thực địa. Người dân vẫn đang tận dụng để trồng lúa.

Liên quan đến việc đền bù đất ruộng cho dân với giá thấp, ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch UBND xã Lâm Trung Thủy cho biết, việc đền bù theo quy định giải phóng mặt bằng của nhà nước.

“Đền bù cho dân theo quy định của nhà nước. Mỗi sào ruộng 500m2 được đền bù hơn 60 triệu đồng. Cái này theo quy định chung chứ không có vấn đề gì”, ông Thọ nói.

Chủ tịch UBND xã Lâm Trung Thủy cho biết, năm 2021 nằm sát khu quy hoạch mới này, UBND huyện đã đưa ra đấu giá 22 lô. Tuy nhiên, mức giá khởi điểm chỉ hơn 600 triệu đồng.

“Năm ngoái giá khởi điểm mỗi lô hơn 600 triệu đồng, sau khi đấu giá xong xuôi thì lên đến khoảng 800 triệu. Năm 2021, giá thị trường mỗi lô đất đang đưa ra đấu giá chỉ từ 1-1,2 tỷ. Xã tham mưu trên cơ sở giá đất thị trường. Xã tham mưu bằng văn bản cho UBND huyện mỗi lô 1,050 tỷ nhưng không hiểu sao huyện lại đưa ra mức giá cao như vậy”, ông Thọ nói.

Vị trí đất năm ngoái đấu giá khởi điểm hơn 600 triệu đồng
Vị trí đất năm ngoái đấu giá khởi điểm hơn 600 triệu đồng

 


“Sợ đưa mức thấp, đưa mức cao không lo”

“Với mức đưa ra đấu giá như vậy là cao. Hiện xung quanh này không có dự án gì cả. Nếu đấu giá thành công thì xã sẽ được 45% tiền vào ngân sách, còn lại nộp vào ngân sách của huyện và tỉnh. Số tiền nộp vào ngân sách xã để sử dụng vào xây dựng nông thôn mới…”, ông Thọ cho biết thêm.Cũng theo ông Thọ, hiện ở địa phương cũng đang sốt đất nhưng không cao đến mức như trên.

Ông Lê Trung Dũng, Trưởng Phòng Tài chính kế hoạch huyện Đức Thọ cho biết, việc đưa ra mức giá khởi điểm của 9 lô đất ở xã Lâm Trung Thủy là căn cứ vào việc gần đó đã phê duyệt quy hoạch khu đô thị Tam Đồng, gần với dự án cao tốc Bắc – Nam nên nguồn tiềm năng rất lớn.

“Sợ là đưa mức thấp chứ đưa ra mức giá cao không lo vì rất nhiều trường hợp đưa ra mức đấu giá thấp, sau đó họ bán ra giá vượt mức rất cao. Đưa ra mức cao mà không bán được thì sau đó mình giảm, chứ không phải đặt giá đó là bắt khách hàng phải mua đất đâu. Nếu không được sẽ giảm tới lúc nào khách hàng cảm thấy phù hợp”, ông Dũng nói.

Người dân hài hước cho rằng "tiền âm phủ" mới mua được giá cao như vậy
Người dân hài hước cho rằng “tiền âm phủ” mới mua được giá cao như vậy

“Tổ chức đấu giá lần 1 nhưng không có khách nào mua. Nếu thông báo 2 đến 3 lần mà vẫn không có người mua đất thì sẽ thông báo giảm giá. Lúc đầu vẫn kỳ vọng sẽ bán được, chứ không ai muốn đặt một cái giá mà không có ai mua cả. Nguồn thu thì đang rất cần mà mình đặt giá thấp thì cũng không được”, ông Dũng nói.Theo ông Dũng, mức giá đưa ra để đấu là do Phòng Tài chính và Phòng TN&MT huyện tham mưu, Chủ tịch huyện ký ban hành. Tuy nhiên sau khi thông báo và tổ chức đấu giá, không có bất cứ người nào tham gia mua đất.

Nói về việc chưa có cơ sở hạ tầng mà đã đưa ra tổ chức đấu giá, ông Dũng cho rằng: “Do 9 lô đất bám mặt đường quốc lộ nên không cần chuẩn bị hạ tầng. Lúc nào đấu xong có người ở ví dụ như cần lắp điện, nước thì sẽ có người đến lắp đặt”.

Đại diện Công ty Đấu giá Hợp danh Minh Nhật cho biết, đơn vị tổ chức đấu giá 9 lô đất ở xã Lâm Trung Thủy nhưng khi thông báo hồ sơ thì không có ai tham gia.

“Tổ chức đấu giá vào ngày 18/2 nhưng không có người nào tham gia mua đất. Trong thời điểm đất đang sốt mà tổ chức đấu giá không có ai tham gia thì chứng tỏ giá đưa ra cao. Đơn vị sẽ thông báo tổ chức đấu giá tới 2 lần nữa nếu không có người mua thì huyện sẽ giải quyết vấn đề này. Việc tổ chức đấu giá mà không có người mua trong thời điểm này là rất hiếm”, đại diện Công ty Đấu giá Hợp danh Minh Nhật nói.

Nguồn: vietnamnet.vn

Doanh nghiệp gây loạn giá đất Thủ Thiêm do có ngân hàng hà hơi, tiếp sức?

“Thực trạng năng lực tài chính của các nhà đầu tư hiện nay còn thiếu, yếu so với yêu cầu và nguồn vốn chủ yếu được ngân hàng hà hơi, tiếp sức”, là nhận định của chuyên gia khi nói về kết quả đấu giá đất ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Ngân hàng tiếp sức

Tại buổi tọa đàm “Bài học kinh nghiệm rút ra từ đấu giá đất Thủ Thiêm và những khuyến nghị về thể chế” do Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM tổ chức, PGS.TS Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM cho biết, vụ đấu giá đất ở Thủ Thiêm vừa qua đã tạo ra tranh luận nhiều chiều. Khi giá khởi điểm và giá nhà đầu tư đấu giá trúng tăng gấp 8,3 lần và mức giá này được các chuyên gia đánh giá là quá cao so với các khu vực đô thị trung tâm.

Ông Nguyễn Thanh Hải, Viện trưởng Viện Quy hoạch Xây dựng Miền Nam cho rằng, các doanh nghiệp trong vụ đấu giá đất Thủ Thiêm vừa qua đã cho chúng ta một bài học để các nhà quản lý có biện pháp xử lý, giải quyết những trường hợp tương tự.

Vụ đấu giá đất ở Thủ Thiêm vừa qua đã tạo ra tranh luận nhiều chiều.
Vụ đấu giá đất ở Thủ Thiêm vừa qua đã tạo ra tranh luận nhiều chiều.

Thạc sĩ Nguyễn Thế Phượng, Giảng viên Trường ĐH Tài chính Marketing cho biết, qua vụ đấu giá đất Thủ Thiêm có thể phản ánh năng lực tài chính của 4 doanh nghiệp trúng đấu giá có vấn đề. Khi đến nay đã có 2 doanh nghiệp bỏ cọc và 2 doanh nghiệp chưa nộp tiền sử dụng đất.“Có thể thấy, chúng ta chưa có kinh nghiệm trong chuyện này nên khi nhà đầu tư dễ lợi dụng”, ông Hải nói. Cũng theo ông Hải, không nên suy diễn là doanh nghiệp có lỗi khi chưa có bằng chứng, đơn giản là khi chúng ta sơ hở thì họ tận dụng và đó là lỗi chúng ta. “Việc họ đấu giá được và bỏ cọc, tôi nghĩ họ đã lên kịch bản và cũng dự tính đương đầu với mọi tình huống, thậm chí cả những thông tin bất lợi cho họ cũng đều được tính toán”, ông Hải nói.

“Thực trạng năng lực tài chính của các nhà đầu tư hiện nay còn thiếu, yếu so với yêu cầu và nguồn vốn chủ yếu được ngân hàng hà hơi, tiếp sức”, ông Phượng nói và kiến nghị, nếu doanh nghiệp bỏ cọc thì cần phải có cơ chế xử lý, chứ chỉ có thu cọc thì vẫn chưa đủ. Điển hình như Tập đoàn Tân Hoàng Minh bỏ cọc ở Thủ Thiêm không phải là lần đầu. Doanh nghiệp này đã từng bỏ cọc ở khu đất Lê Duẩn nên nhà nước cần phải có chế tài xử lý. Chẳng hạn, ngoài việc mất cọc thì cần bổ sung chế tài phạt nhà đầu tư bỏ cọc để ràng buộc trách nhiệm. Mức phạt có thể là 20% giá đấu trúng.

Được chưa thấy mà mất rất nhiều

Trong khi đó, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) cho biết, cần phải hoàn thiện luật pháp liên quan đến đấu giá đất. Cơ quan chức năng cần đánh giá dự án nhà đầu tư để xét duyệt trước khi đấu giá, tránh tình trạng như ở Thủ Thiêm là một doanh nghiệp mới thành lập 2 tháng đã tham gia đấu giá.

Ông Châu cho biết, Sở Tư pháp báo cáo Trung ương và khẳng định TPHCM làm đúng Luật Đấu giá khi căn cứ Điều 41 của luật này để tổ chức đấu giá đất ở Thủ Thiêm. Tuy nhiên, Điều 41 luật đấu giá tài sản nên áp dụng cho tài sản đơn lẻ chứ không phải dành cho phát triển dự án.


“Cuộc đấu giá đất vừa qua khiến TPHCM mất rất nhiều. Giá đất được đẩy lên, một công đất ở tỉnh chưa chắc bằng 1m2 đất ở Sài Gòn, tác hại về mặt kinh tế là không nhỏ”, ông Châu nói.Ông Châu cho rằng, Điều 42 thì quy định trả giá bằng bỏ phiếu trực tiếp, Điều 43 thì quy định bỏ phiếu gián tiếp. Vì vậy, thực hiện đấu giá theo Điều 42 và 43 phù hợp hơn đối với đấu giá đất là dự án bất động sản làm dự án.

Tương tự, PGS.TS Nguyễn Trọng Hoài, Trường ĐH Kinh tế TPHCM đề nghị bổ sung quy định để đánh giá năng lực tài chính của nhà đầu tư trong việc đấu giá, cũng như triển khai thực hiện dự án trên cơ sở thu thập thông tin minh bạch, độc lập về nhà đầu tư.

Đồng thời, cần yêu cầu nhà đầu tư ký quỹ căn cứ giá thị trường của khu đất, dự án chứ không phải theo giá tham chiếu. Về hình thức đấu giá nên là trực tiếp, công khai trước công chúng, để công chúng giám sát, hạn chế được việc nhà đầu tư bỏ cọc, chơi chiêu, làm giá…

Doanh nghiệp trúng đấu giá chưa nộp tiền

Chiều 23/2, Cục Thuế TPHCM cho biết, đang đôn đốc các doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm nộp tiền. Trong 4 doanh nghiệp tham gia đấu giá đất Thủ Thiêm thì Tập đoàn Tân Hoàng Minh và Công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Thương mại Bình Minh đã xin bỏ cọc, riêng Công ty CP Dream Republic và Công ty CP Sheen Mega chưa nộp tiền sử dụng đất.

Trong đó, Công ty CP Dream Republic trúng thầu lô đất số 3-5, phải đóng tiền sử dụng đất 3.820 tỷ đồng. Còn Công ty CP Sheen Mega trúng thầu lô đất số 3-8 và phải đóng tiền sử dụng đất 4.000 tỷ đồng. Dù ngành thuế TPHCM đã phát hành thông báo nộp tiền vào ngày 6/1 nhưng 2 doanh nghiệp này vẫn chưa nộp tiền.

Theo quy định, trong 30 ngày kể từ khi cơ quan thuế phát hành thông báo nộp tiền sử dụng đất, doanh nghiệp trúng thầu phải thực hiện đóng 50% tiền. Nếu quá thời hạn nộp tiền sử dụng đất mà doanh nghiệp chưa đóng tiền thì cơ quan thuế sẽ tính tiền chậm nộp. Sau 30 ngày mà các doanh nghiệp chưa nộp tiền, Cục Thuế TPHCM sẽ đưa vào cảnh báo, áp dụng các giải pháp cưỡng chế về tài khoản, hóa đơn, thu hồi giấy phép kinh doanh. Tuy nhiên, hiện nay cả 2 doanh nghiệp này mới có quá hạn khoảng 20 ngày nên chưa tới hạn để áp dụng các biện pháp cưỡng chế.

Nguồn: vietstock.vn 

Chính phủ lập Ban Chỉ đạo triển khai cao tốc Bắc – Nam, sân bay Long Thành

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành làm Trưởng ban Chỉ đạo của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể là Phó Trưởng ban thường trực triển khai thực hiện dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông và sân bay Long Thành.

Dự án sân bay Long Thành
Dự án sân bay Long Thành

Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo, kiểm tra, điều hòa, phối hợp và đôn đốc các bộ, ngành, địa phương liên quan thực hiện các nhiệm vụ về đầu tư xây dựng Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông và Dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành (Dự án) theo đúng các Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ; xem xét, chỉ đạo xây dựng cơ chế chính sách để đẩy nhanh tiến độ các Dự án trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định; chỉ đạo việc triển khai thực hiện các Dự án theo quy định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký quyết định thành lập Ban Chỉ đạo của Chính phủ triển khai thực hiện Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông và Dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành.

Ban Chỉ đạo cũng có nhiệm vụ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện quy chế phối hợp và kế hoạch triển khai thực hiện các Dự án; phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả trong tham mưu, đề xuất các giải pháp, biện pháp thực hiện các Dự án; kịp thời báo cáo những khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền và đề xuất các giải pháp để Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định…

Theo Quyết định, Ban Chỉ đạo của Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông do Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành làm Trưởng ban. Phó Trưởng ban gồm Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể (Phó Trưởng ban thường trực); Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, cùng nhiều uỷ viên khác.

Với Dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành làm Trưởng ban Chỉ đạo. Phó Trưởng ban gồm Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể (Phó Trưởng ban thường trực); Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh; Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị và các uỷ viên.

Ban Chỉ đạo giải thể sau khi các Dự án kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng. Các thành viên Ban Chỉ đạo hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm. Bộ GTVT là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo.

Nguồn: vietstock.vn

Đăng ký nhận tin