Doanh nghiệp gây loạn giá đất Thủ Thiêm do có ngân hàng hà hơi, tiếp sức?

“Thực trạng năng lực tài chính của các nhà đầu tư hiện nay còn thiếu, yếu so với yêu cầu và nguồn vốn chủ yếu được ngân hàng hà hơi, tiếp sức”, là nhận định của chuyên gia khi nói về kết quả đấu giá đất ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Ngân hàng tiếp sức

Tại buổi tọa đàm “Bài học kinh nghiệm rút ra từ đấu giá đất Thủ Thiêm và những khuyến nghị về thể chế” do Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM tổ chức, PGS.TS Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM cho biết, vụ đấu giá đất ở Thủ Thiêm vừa qua đã tạo ra tranh luận nhiều chiều. Khi giá khởi điểm và giá nhà đầu tư đấu giá trúng tăng gấp 8,3 lần và mức giá này được các chuyên gia đánh giá là quá cao so với các khu vực đô thị trung tâm.

Ông Nguyễn Thanh Hải, Viện trưởng Viện Quy hoạch Xây dựng Miền Nam cho rằng, các doanh nghiệp trong vụ đấu giá đất Thủ Thiêm vừa qua đã cho chúng ta một bài học để các nhà quản lý có biện pháp xử lý, giải quyết những trường hợp tương tự.

Vụ đấu giá đất ở Thủ Thiêm vừa qua đã tạo ra tranh luận nhiều chiều.
Vụ đấu giá đất ở Thủ Thiêm vừa qua đã tạo ra tranh luận nhiều chiều.

Thạc sĩ Nguyễn Thế Phượng, Giảng viên Trường ĐH Tài chính Marketing cho biết, qua vụ đấu giá đất Thủ Thiêm có thể phản ánh năng lực tài chính của 4 doanh nghiệp trúng đấu giá có vấn đề. Khi đến nay đã có 2 doanh nghiệp bỏ cọc và 2 doanh nghiệp chưa nộp tiền sử dụng đất.“Có thể thấy, chúng ta chưa có kinh nghiệm trong chuyện này nên khi nhà đầu tư dễ lợi dụng”, ông Hải nói. Cũng theo ông Hải, không nên suy diễn là doanh nghiệp có lỗi khi chưa có bằng chứng, đơn giản là khi chúng ta sơ hở thì họ tận dụng và đó là lỗi chúng ta. “Việc họ đấu giá được và bỏ cọc, tôi nghĩ họ đã lên kịch bản và cũng dự tính đương đầu với mọi tình huống, thậm chí cả những thông tin bất lợi cho họ cũng đều được tính toán”, ông Hải nói.

“Thực trạng năng lực tài chính của các nhà đầu tư hiện nay còn thiếu, yếu so với yêu cầu và nguồn vốn chủ yếu được ngân hàng hà hơi, tiếp sức”, ông Phượng nói và kiến nghị, nếu doanh nghiệp bỏ cọc thì cần phải có cơ chế xử lý, chứ chỉ có thu cọc thì vẫn chưa đủ. Điển hình như Tập đoàn Tân Hoàng Minh bỏ cọc ở Thủ Thiêm không phải là lần đầu. Doanh nghiệp này đã từng bỏ cọc ở khu đất Lê Duẩn nên nhà nước cần phải có chế tài xử lý. Chẳng hạn, ngoài việc mất cọc thì cần bổ sung chế tài phạt nhà đầu tư bỏ cọc để ràng buộc trách nhiệm. Mức phạt có thể là 20% giá đấu trúng.

Được chưa thấy mà mất rất nhiều

Trong khi đó, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) cho biết, cần phải hoàn thiện luật pháp liên quan đến đấu giá đất. Cơ quan chức năng cần đánh giá dự án nhà đầu tư để xét duyệt trước khi đấu giá, tránh tình trạng như ở Thủ Thiêm là một doanh nghiệp mới thành lập 2 tháng đã tham gia đấu giá.

Ông Châu cho biết, Sở Tư pháp báo cáo Trung ương và khẳng định TPHCM làm đúng Luật Đấu giá khi căn cứ Điều 41 của luật này để tổ chức đấu giá đất ở Thủ Thiêm. Tuy nhiên, Điều 41 luật đấu giá tài sản nên áp dụng cho tài sản đơn lẻ chứ không phải dành cho phát triển dự án.


“Cuộc đấu giá đất vừa qua khiến TPHCM mất rất nhiều. Giá đất được đẩy lên, một công đất ở tỉnh chưa chắc bằng 1m2 đất ở Sài Gòn, tác hại về mặt kinh tế là không nhỏ”, ông Châu nói.Ông Châu cho rằng, Điều 42 thì quy định trả giá bằng bỏ phiếu trực tiếp, Điều 43 thì quy định bỏ phiếu gián tiếp. Vì vậy, thực hiện đấu giá theo Điều 42 và 43 phù hợp hơn đối với đấu giá đất là dự án bất động sản làm dự án.

Tương tự, PGS.TS Nguyễn Trọng Hoài, Trường ĐH Kinh tế TPHCM đề nghị bổ sung quy định để đánh giá năng lực tài chính của nhà đầu tư trong việc đấu giá, cũng như triển khai thực hiện dự án trên cơ sở thu thập thông tin minh bạch, độc lập về nhà đầu tư.

Đồng thời, cần yêu cầu nhà đầu tư ký quỹ căn cứ giá thị trường của khu đất, dự án chứ không phải theo giá tham chiếu. Về hình thức đấu giá nên là trực tiếp, công khai trước công chúng, để công chúng giám sát, hạn chế được việc nhà đầu tư bỏ cọc, chơi chiêu, làm giá…

Doanh nghiệp trúng đấu giá chưa nộp tiền

Chiều 23/2, Cục Thuế TPHCM cho biết, đang đôn đốc các doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm nộp tiền. Trong 4 doanh nghiệp tham gia đấu giá đất Thủ Thiêm thì Tập đoàn Tân Hoàng Minh và Công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Thương mại Bình Minh đã xin bỏ cọc, riêng Công ty CP Dream Republic và Công ty CP Sheen Mega chưa nộp tiền sử dụng đất.

Trong đó, Công ty CP Dream Republic trúng thầu lô đất số 3-5, phải đóng tiền sử dụng đất 3.820 tỷ đồng. Còn Công ty CP Sheen Mega trúng thầu lô đất số 3-8 và phải đóng tiền sử dụng đất 4.000 tỷ đồng. Dù ngành thuế TPHCM đã phát hành thông báo nộp tiền vào ngày 6/1 nhưng 2 doanh nghiệp này vẫn chưa nộp tiền.

Theo quy định, trong 30 ngày kể từ khi cơ quan thuế phát hành thông báo nộp tiền sử dụng đất, doanh nghiệp trúng thầu phải thực hiện đóng 50% tiền. Nếu quá thời hạn nộp tiền sử dụng đất mà doanh nghiệp chưa đóng tiền thì cơ quan thuế sẽ tính tiền chậm nộp. Sau 30 ngày mà các doanh nghiệp chưa nộp tiền, Cục Thuế TPHCM sẽ đưa vào cảnh báo, áp dụng các giải pháp cưỡng chế về tài khoản, hóa đơn, thu hồi giấy phép kinh doanh. Tuy nhiên, hiện nay cả 2 doanh nghiệp này mới có quá hạn khoảng 20 ngày nên chưa tới hạn để áp dụng các biện pháp cưỡng chế.

Nguồn: vietstock.vn 

Do đâu “Quy hoạch đô thị ven sông Hồng” lại được nhân dân thủ đô quan tâm như vậy?

Theo đồ án Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2011, Hà Nội hình thành 5 đô thị vệ tinh gồm Hòa Lạc, Xuân Mai, Phú Xuyên, Sóc Sơn và Sơn Tây.

Mỗi đô thị vệ tinh này có đặc điểm, chức năng khác nhau, nằm trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của thủ đô đến 2030, tầm nhìn 2050.

Nhưng đô thị sông Hồng lại có vị trí khác, rất đặc biệt.

 

KTS. Phạm Thanh Tùng cho biết đó không phải là đô thị vệ tinh kiểu như 5 đô thị kia. Đây là hình thái đô thị mới sát kề trung tâm nội đô, được hình thành trên nền lịch sử -văn hóa nghìn năm của Thăng Long- Hà Nội, với sông Hồng là trung tâm phát triển.

Nó phản ánh câu chuyện của lịch sử, của văn hóa, câu chuyện của một đô thị đổi mới, sáng tạo, đô thị xanh, đô thị sinh thái, đủ khả năng thích ứng với thiên tai.

Theo ông Tùng, trải qua nhiều biến thiên của lịch sử, đô thị Hà Nội dần quay mặt với dòng sông, bỏ quên một vùng đất bãi rộng lớn nơi có nhiều làng quê, làng nghề truyền thống cùng các di tích kiến trúc- văn hóa-lịch sử.

Hàng ngàn ha đất bãi bị dân cư thập phương tìm về trú ngụ, trồng trọt, kiếm sống, hình thành những xóm tự phát, những khu nhà ở lụp xụp, nhếch nhác với hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội thiếu thốn, môi trường sống bị ô nhiễm.

Sau hơn sáu thập niên (tính từ khi thủ đô được giải phóng 10-10-1954) xây dựng và phát triển, Hà Nội ngày hôm nay đã mở rộng gấp 3,6 lần so với trước năm 2008, với diện tích lên đến hơn 3.300 km2, dân số gần 8 triệu người.

Cùng với những thành tựu phát triển về kinh tế-xã hội, về kiến trúc đô thị, thành phố cũng đã và đang phải đối mặt với những hệ lụy của quá trình phát triển nhanh, thiếu kiểm soát trong nền kinh tế thị trường, làm cản trở sự phát triển bền vững của thủ đô.

Đại dịch Covid-19 xảy ra ở Hà Nội, TP.HCM và hầu hết các đô thị trên cả nước đã cho chúng ta nhiều bài học quý giá không chỉ trong trong quản trị, quản lý vận hành mà cả trong quy hoạch phát triển đô thị.

Theo ông Tùng, thực tế đã cho thấy, các ổ dịch bệnh xảy ra thường tập trung ở các khu vực ngõ, hẻm có hạ tầng kỹ thuật thiếu thốn, mật độ dân cư cao, phức tạp… khả năng phòng chống dịch bệnh yếu hơn rất nhiều so với dân cư sống trên các mặt phố.

Việc di chuyển cản ngàn người dân phường Thanh Xuân Trung ở Hà Nội, nơi có nhiều khu nhà ở tập thể cũ nát, chật chội, đông dân đến khu cách ly chỉ trong một ngày đêm vừa qua là một ví dụ.

Ông Tùng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của đồ án, cho rằng quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng không chỉ có sức hấp dẫn, mà còn có tính “lịch sử”.

Trong 7 lần lập quy hoạch chung Hà Nội trước đây, không gian sông Hồng chỉ được xác định là không gian cảnh quan vùng biên nội đô.

Còn bây giờ, không gian sông Hồng đã được xác định là trục không gian cảnh quan trung tâm của Hà Nội, gắn với trục Hồ Tây – Cổ Loa tạo thành trọng tâm bố cục không gian cho đô thị trung tâm.

Với vị thế ấy, sông Hồng có vai trò quan trọng, tác động đến sự hình thành và phát triển không gian đô thị ở hai bên bờ sông của thành phố này.

Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, tỷ lệ 1/5000 (đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở có tổng chiều dài hơn 40 km) với quy mô diện tích 11.000 ha; dân số khoảng 280.000-320.000 người. Dọc hai bên sông thuộc địa phận Hà Nội đều được phát triển khang trang, hiện đại.

Cụ thể, quy hoạch được lập ra thành 5 phân khu trên đoạn sông dài 40km, từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở.

Theo định hướng, khu vực này sẽ là trục không gian đặc trưng cây xanh mặt nước, văn hóa lịch sử, cảnh quan chủ đạo của đô thị trung tâm với các chức năng chính là công trình công cộng, các công viên cây xanh văn hóa dịch vụ du lịch, giải trí biểu tượng của thủ đô.

TS.KTS Trần Minh Tùng, Đại học Xây dựng, cho biết các thành phố trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng luôn gắn liền sự phát triển với một dòng sông, dù lớn hay dù nhỏ.

Điều này tạo nên một “thương hiệu kép” giữa sông và thành phố. Nghĩa là khi nhắc đến thành phố người ta sẽ nhắc đến con sông gắn liền với thành phố đó, và ngược lại khi nhắc đến con sông, người ta cũng sẽ nhớ đến thành phố đó.

Như vậy, dòng sông trở thành “xương sống” để phát triển các không gian đô thị cũng như chi phối mạnh mẽ hình thái đô thị.

“Rõ ràng, đất để xây nhà thì Hà Nội không thiếu, nhưng đất để giúp Hà Nội trở thành một thành phố thực sự là “xanh – sạch – đẹp” thì lại đang thiếu. Với những đặc tính của quỹ đất ven sông, nên chăng thành phố Sông Hồng sẽ là một thành phố của màu xanh bởi nhiều hình thức xanh khác nhau”, ông Tùng đặt vấn đề.

Các khu ở thấp tầng kiểu nhà vườn mà ở đó hẳn nhiên tỷ lệ vườn nhiều hơn tỷ lệ nhà và việc hạn chế số tầng cao sẽ giúp cho thành phố hiện hữu kết nối với dòng sông dễ dàng hơn.

Các công viên nông nghiệp vừa kết hợp giữa tính chất giải trí, nghỉ ngơi của công viên vừa giúp tăng màu xanh và tăng thu nhập của người dân thông qua việc trồng trọt các loại cây xanh nông nghiệp, tận dụng độ màu mỡ của đất đai, đồng thời cung ứng tại chỗ các nguồn nông sản sạch.

Các không gian mở xanh dành cho các hoạt động ngoài trời, dã ngoại kết hợp với các công trình công cộng, dịch vụ tiện ích nhằm giúp người dân có thể “đổi gió” cuộc sống của mình ngay trong lòng thành phố.

Các khu vực dịch vụ giải trí gắn liền với cây xanh và mặt nước ven sông, tạo nên đặc trưng riêng cho thành phố trong phát triển du lịch cũng như làm nổi bật hơn vai trò của sông Hồng.

Theo KTS. Phạm Thanh Tùng, chúng ta cần xác định đô thị sông Hồng phải thích ứng với thiên tai, với chế độ thủy văn khắc nghiệt, lũ lụt bất thường và với dịch bệnh Covid-19 để có ứng xử quy hoạch đúng.

“Đô thị hai bờ sông Hồng phải là đô thị xanh, đô thị thông minh ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo và Internet kết nối vạn vật vào trong vận hành và quản trị”, ông Tùng nhấn mạnh.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, khi làm Bí thư Thành ủy Hà Nội, cũng đã khẳng định quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng sẽ hướng ra sông, lấy sông Hồng làm trung tâm. Hai bên là trục vành đai xanh, cảnh quan đô thị, với yếu tố văn hóa đặc sắc của sông Hồng.

 

Đây là quy hoạch quan trọng, phải thay đổi cách tiếp cận theo nguyên tắc thuận thiên, lấy phòng chống lũ và chỉnh trị sông Hồng làm mục tiêu hàng đầu, không chất tải các cao ốc hai bên bờ sông Hồng.

Vì thế, theo ông Tùng, để phù hợp với địa hình, cảnh quan ngoài đê, cần quy hoạch xây dựng làm hai khu vực riêng biệt.

Khu vực phía trong trục đường giao thông chính tiếp cận với đê hiện nay sẽ xây dựng các khu nhà ở cao 5-6 tầng, với tầng 1 để trống (không làm tầng hầm) để không cản trở dòng chảy khi có lũ. Tùy từng khu vực có thể xây một số công trình cao tầng, có kiến trúc đặc biệt để làm điểm nhấn đô thị.

Các khu nhà ở 2-3 tầng kiểu nhà vườn, trên cột với tỷ lệ đất cây xanh lớn. Các không gian mở – xanh dành cho những hoạt động ngoài trời kết hợp với các công trình công cộng, dịch vụ tạo điều kiện cho người dân tham gia vào phát triển kinh tế, tăng thu nhập.

Các khu nhà ở hiện hữu sẽ được cải tạo chỉnh trang bằng nhiều hình thức để nâng cao chất lượng sống cho cư dân cũ và mới.

Khu vực ngoài trục đường giao thông chính tiếp cận với sông Hồng nên quy hoạch thành khu nông nghiệp sinh thái, như trồng rau sạch, trồng hoa, cây cảnh, xen kẽ là một số điểm dân cư.

Nhiều năm qua, Hà Nội đã ưu tiên phát triển nhanh thị trường bất động sản, nhưng lại rất thiếu đất dành cho không gian xanh, không gian công cộng, bãi đỗ xe.

Vì thế, ông Tùng cho rằng đồ án này tạo điều kiện để Hà Nội điều chỉnh quy hoạch phát triển trước đây, hướng đến khai thác một quỹ đất lớn có giá trị kinh tế rất cao, để tạo dựng những khu nhà ở sinh thái, không gian xanh, không gian công cộng một cách chủ động, không bị chi phối, bị điều chỉnh bởi các dự án kinh doanh bất động sản của nhà đầu tư.

“Đây cũng là cơ hội để Hà Nội chỉnh trang khu vực ngoài đê vốn phát triển rất lộn xộn và nhếch nhác, di dời các khu nhà ở hiện có xây dựng không an toàn và kém chất lượng, ảnh hưởng không gian thoát lũ. Đây là điều kiện để hiện thực hóa chủ trương giãn dân khu vực trung tâm nội đô lịch sử của thành phố và cảỉ tạo xây dựng lại hàng ngàn chung cư cũ đã xuống cấp tại 4 quận trung tâm Hà Nội”, ông Tùng cho biết.

Theo ông Tùng, đô thị sông Hồng là đồ án quy hoạch rất quan trọng, khi được phê duyệt sẽ có tính pháp lý, là cở sở lập quy hoạch chi tiết, quy hoạch sử dụng đất hai bên bờ sông.

Vì vậy, một quy hoạch chi tiết với thiết kế đô thị hiện đại, thông minh và có bản sắc văn hóa cùng những chính sách phát triển minh bạch, tạo điều kiện trong đấu thầu sử dụng đất, trong đầu tư phát triển bất động sản, thu hút được các nhà đầu tư tiềm năng trong nước và quốc tế… sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hiện thực hóa đồ án đã được duyệt, đảm bảo sự phát triển bền vững của thành phố sông Hồng trong tương lai.

“Nếu được như vậy, chắc chắn trong tương lai gần, thành phố đôi bờ sông Hồng sẽ hiện lên với cảnh quan kiến trúc tuyệt đẹp, với những khu nhà ở, nhà phố, công trình văn hóa công cộng có kiến trúc đặc sắc mang tính thời đại ẩn hiện giữa màu xanh ngút mắt của cây xanh, mặt nước, đem đến môi trường sống trong lành cho người dân”, ông Tùng chia sẻ.

Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tin rằng một khi được công bố, quy hoạch này sẽ là một trong những động lực mạnh mẽ thúc đẩy việc thu hút đầu tư.

Đọc thêm: Bất động sản Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh – Nơi nào hấp dẫn hơn?

Chính phủ lập Ban Chỉ đạo triển khai cao tốc Bắc – Nam, sân bay Long Thành

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành làm Trưởng ban Chỉ đạo của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể là Phó Trưởng ban thường trực triển khai thực hiện dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông và sân bay Long Thành.

Dự án sân bay Long Thành
Dự án sân bay Long Thành

Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo, kiểm tra, điều hòa, phối hợp và đôn đốc các bộ, ngành, địa phương liên quan thực hiện các nhiệm vụ về đầu tư xây dựng Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông và Dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành (Dự án) theo đúng các Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ; xem xét, chỉ đạo xây dựng cơ chế chính sách để đẩy nhanh tiến độ các Dự án trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định; chỉ đạo việc triển khai thực hiện các Dự án theo quy định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký quyết định thành lập Ban Chỉ đạo của Chính phủ triển khai thực hiện Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông và Dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành.

Ban Chỉ đạo cũng có nhiệm vụ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện quy chế phối hợp và kế hoạch triển khai thực hiện các Dự án; phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả trong tham mưu, đề xuất các giải pháp, biện pháp thực hiện các Dự án; kịp thời báo cáo những khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền và đề xuất các giải pháp để Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định…

Theo Quyết định, Ban Chỉ đạo của Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông do Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành làm Trưởng ban. Phó Trưởng ban gồm Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể (Phó Trưởng ban thường trực); Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, cùng nhiều uỷ viên khác.

Với Dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành làm Trưởng ban Chỉ đạo. Phó Trưởng ban gồm Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể (Phó Trưởng ban thường trực); Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh; Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị và các uỷ viên.

Ban Chỉ đạo giải thể sau khi các Dự án kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng. Các thành viên Ban Chỉ đạo hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm. Bộ GTVT là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo.

Nguồn: vietstock.vn

Bất động sản Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh – Nơi nào hấp dẫn hơn?

Đang sinh sống trong một căn hộ chung cư 60m2, cách hồ Hoàn Kiếm khoảng 8km, với giá thị trường chỉ tầm 1,6 tỷ đồng, gia đình chị Huyền không khỏi “choáng váng” khi khảo sát để mua nhà cho vợ chồng con trai lập nghiệp.

Tìm hiểu trên các trang rao vặt, với số tiền 2 tỉ đồng, chị Huyền chỉ có thể mua căn hộ có diện tích tương đương căn của chị hiện nay, nhưng vị trí nằm cách trung tâm quận 1 khoảng 13-14 km.

Khảo sát sơ bộ trên các trang bán bất động sản trực tuyến thấy tại thị trường Hà Nội, các dự án căn hộ có giá bán khoảng 30 triệu đồng/m2 vẫn khá nhiều, trong khi ở TP.HCM lại khan hiếm.

Chẳng hạn, một căn hộ 3 phòng ngủ, diện tích 81m2 tại quận Thanh Xuân, cách khu phố cổ Hà Nội tầm 10km, được rao bán với giá khoảng 2,5 tỉ đồng. Trong khi đó tại TP.HCM, một số dự án cách khu vực Phố đi bộ Nguyễn Huệ tầm 13km được rao bán với giá “mềm” nhất cũng khoảng 2,5 tỉ đồng cho một căn hộ 2 phòng ngủ, diện tích tầm 65m2.

Theo một nghiên cứu của hiệp hội BĐS Việt Nam, mặt bằng giá căn hộ Hà Nội thấp hơn khoảng 30% so với TP.HCM.

Thống kê của Bộ Xây dựng về nhà ở và thị trường bất động sản Quý 2/2020 cho thấy, tại Hà Nội, giá căn hộ chung cư tăng khoảng 0,16%, nhà riêng lẻ tăng khoảng 0,01% so với quý 1/2020. Trong khi đó tại TP.HCM, giá căn hộ chung cư quý 2 đã tăng khoảng 0,25%, còn nhà ở riêng lẻ giá tăng khoảng 0,15% so với hồi đầu năm.

Giám đốc một doanh nghiệp địa ốc tại TP.HCM cho biết, một trong những lý do khiến giá căn hộ TP.HCM liên tục leo thang là do thị trường trải qua nhiều cơn sốt, giá nhà đã được đẩy lên cao.

Ngoài ra còn có yếu tố nhu cầu nhà ở đang rất cao, trong khi nguồn cung nhà sụt giảm nghiêm trọng do ách tắc pháp lý. Bên cạnh đó, mặt bằng giá căn hộ TP.HCM tăng cao còn có tác động của các dự án căn hộ hạng sang với giá bán lên đến hơn 200 triệu đồng/m2.

Báo cáo quý 3 của CBRE Việt Nam cho biết, trong chín tháng đầu năm 2020, thị trường Hà Nội ghi nhận 10.700 căn mở bán mới, giảm 61% theo năm. Giá bán trên thị trường sơ cấp trong quý 3/2020 được ghi nhận trung bình ở mức 1.325 USD/m2 (khoảng 30,7 triệu đồng/m2), giảm 4% theo năm do tỷ trọng các dự án bình dân mở bán trong quý cao hơn.

Trong khi đó, tại TP.HCM có 9.214 căn hộ được chào bán, thấp hơn 57% so với cùng kỳ năm trước. Giá bán trung bình tại thị trường sơ cấp ở mức 1.966 USD/m2 (khoảng 45,5 triệu đồng), tăng 1% so với quý trước và tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.

Theo chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển, sự chênh lệch về giá nhà ở hai thành phố lớn nhất nước đã diễn ra suốt nhiều năm nay. Và việc giá căn hộ TP.HCM cao hơn Hà Nội cũng hợp lý trên thực tế, vì căn hộ ở TP.HCM có tiềm năng cho thuê tốt hơn. Nói cách khác, hoạt động kinh doanh cho thuê nhà nói chung và căn hộ nói riêng ở TP.HCM tốt hơn.

Ông Hiển cho rằng, người mua căn hộ không có kỳ vọng tăng giá đất. Nếu mua nhà ở khu phố cổ Hà Nội, dù có thể cho thuê giá thấp nhưng người ta tin rằng giá sẽ tăng vì nguồn cung có hạn.

“Nhưng với căn hộ câu chuyện lại khác. Căn hộ chỉ đơn thuần là ở và cho thuê. Khi số tiền thu được từ cho thuê không tương xứng với giá đầu tư thì giá bán sẽ khó tăng”, ông Hiển nhận định.

Trên thực tế, tổng dân số của TP.HCM vẫn lớn hơn Hà Nội. TP.HCM đang có hoảng 13 triệu người đang sinh sống, làm việc nên nhu cầu về nhà ở tại TP.HCM cao hơn rất nhiều. Ngoài ra, số lượng người nước ngoài làm việc tại TP.HCM cũng đông đảo và có nhu cầu thuê các căn hộ cao cấp lớn hơn.

 

Theo các chuyên gia BĐS Việt Nam, trong con mắt các nhà đầu tư bất động sản, nếu TP.HCM là thị trường rất được quan tâm, thì Hà Nội lại có sức hút riêng biệt nhờ sự phát triển nhanh chóng của cơ sở hạ tầng với hệ thống tàu điện ngầm, cầu và đường sá xung quanh thành phố.

Đơn vị nghiên cứu thị trường này cũng cho biết, đang có làn sóng các nhà đầu tư, chủ đầu tư lớn từ TP.HCM dịch chuyển ra thị trường thủ đô. Các chủ đầu tư này hầu hết là những “ông lớn” đã có kinh nghiệm phát triển dự án, với sự sôi động và có phần trải nghiệm nhiều hơn so với các chủ đầu tư đến từ Hà Nội.

Bà Hoàng Nguyệt Minh, Phó giám đốc Bộ phận Tư vấn Đầu tư tại Savills Hà Nội, nhận định các chủ đầu tư tại TP.HCM có thế mạnh trong việc phát triển đa dạng các mô hình kinh doanh nhà ở.

Việc các chủ đầu tư lớn bao gồm cả trong nước và nước ngoài đều tập trung ở TP.HCM như Capital Land, Mitsubishi, Nam Long, Masterise giúp nâng cao tính cạnh tranh và chất lượng sản phẩm cho các dự án tại đây.

Một số người cho rằng tại thị trường Hà Nội, các chủ đầu tư từ TP.HCM lại không có nhiều lợi thế. Đa phần các dự án nhà ở đây được đầu tư bởi các chủ đầu tư xuất phát từ Hà Nội. Trong khi đó tại TP.HCM, quỹ đất ngày càng khan hiếm đã kích hoạt làn sóng dịch chuyển từ TP.HCM ra Hà Nội để tìm kiếm những cơ hội mới.

Tuy nhiên, theo ông Đinh Thế Hiển, hiện tượng các chủ đầu tư dịch chuyển ra Hà Nội không hẳn vì câu chuyện quỹ đất. Bằng chứng là TP.HCM vẫn còn quỹ đất lớn ở các khu vực như Quận 9, Bình Chánh, Nhà Bè… phù hợp phát triển các loại hình căn hộ cao cấp, trung cấp.

Nguyên nhân chính, theo ông Hiển, là vấn đề pháp lý. Nhiều khu đất “hấp dẫn” đang bị vướng pháp lý.

“Quỹ đất TP.HCM còn rất lớn nhưng nhiều nơi đang vướng đất công, đất pháp lý chưa rõ ràng. Trong khi đó các doanh nghiệp bất động sản không thể chờ. Họ phải tìm những cơ hội mới nên nơi nào có khả năng kinh doanh thì họ làm. Chính vì vậy, khi thị trường Hà Nội có đất sạch, pháp lý ổn thì doanh nghiệp nhảy vào làm chứ không phải TP.HCM cạn kiệt quỹ đất”, ông Hiển nhấn mạnh.

Đánh giá về sức hút của thị trường bất động sản ở hai thành phố lớn đối với các nhà đầu tư, ông Hiển cho rằng muốn biết bất động sản nơi nào hấp dẫn hơn phải nhìn lại sức hút về kinh tế. Hà Nội có lợi thế là thủ đô, nơi được coi là trung tâm văn hóa cũng như hành chính của Việt Nam. Còn TP.HCM là đầu tàu kinh tế của cả nước.

“Hai thị trường này đều có sức hấp dẫn riêng. Vấn đề là các chủ đầu tư làm sao đáp ứng được nhu cầu của người dân mới là vấn đề then chốt. Vì nhu cầu của nhà đầu tư là không biên giới, người ở Hà Nội vẫn có thể đầu tư ở TP.HCM và ngược lại”, ông Hiển kết luận.

Nói thêm về những thách thức đối với các doanh nghiệp bất động sản TP.HCM khi “Bắc tiến”, bà Hoàng Nguyệt Minh cho biết, khó khăn lớn nhất của các nhà đầu tư từ TP. HCM là tìm kiếm các dự án tiềm năng và cơ hội hợp tác với chủ đất tại Hà Nội.

Để khắc phục điều đó, các nhà đầu tư đang đưa ra các cấu trúc giao dịch linh hoạt, đẩy mạnh ưu thế về tính sáng tạo trong phát triển dự án để khuyến khích cơ hội hợp tác với các chủ đầu tư tại Hà Nội.

Trước đây, các nhà đầu tư yêu cầu tỷ lệ chiếm ưu thế trên 76%, nay có thể phải giảm xuống 51% để có cơ hội đặt chân vào thị trường Hà Nội.

“Tại TP. HCM, những dự án tại trung tâm thành phố có thể lên đến và trên 10.000 USD/m2. Tuy nhiên, ở Hà Nội, những dự án như vậy rất ít và rất khó bán. Do đó, dù có nhiều kinh nghiệm trong phát triển bất động sản nhà ở, nhưng thấu hiểu thị trường Hà Nội để đạt được thành công là một thử thách với các chủ đầu tư”, chuyên gia nói thêm.

Trang bổ sung Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có ý nghĩa như thế nào?

Trang bổ sung Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đi kèm theo Giấy chứng nhận sử dụng đất, dùng để xác nhận một số thay đổi liên quan đến quyền sử dụng đất của người dân.

Trang bổ sung Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì?

Trang bổ sung Giấy chứng nhận (sổ đỏ, sổ hồng) là một trang của Giấy chứng nhận dùng để xác nhận một số thay đổi liên quan đến quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, mẫu Giấy chứng nhận gồm một tờ có 4 trang, in nền hoa văn trống đồng có màu hồng cánh sen và Trang bổ sung nền trắng.

trang bổ sung giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Trang bổ sung Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đi kèm theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trang bổ sung in chữ màu đen gồm dòng chữ “Trang bổ sung Giấy chứng nhận”; số phát hành Giấy chứng nhận, số hiệu thửa đất, số vào sổ cấp Giấy chứng nhận và mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận” như trang 4 của Giấy chứng nhận.

Trang bổ sung sổ đỏ, sổ hồng ghi những gì?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 20 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, Trang bổ sung được sử dụng để xác nhận những thay đổi trong các trường hợp:

  • Đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;
  • Xác nhận thay đổi nội dung đã đăng ký hoặc xóa đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
  • Cho thuê, cho thuê lại hoặc xóa cho thuê, cho thuê lại đất của doanh nghiệp đầu tư hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu chế xuất.
  • Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu căn hộ chung cư với trường hợp doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc bán kết hợp cho thuê đã được cấp Giấy chứng nhận chung cho các căn hộ chung cư khi chưa bán.
  • Thể hiện sơ đồ tài sản gắn liền với đất trong trường hợp chứng nhận bổ sung, thay đổi tài sản gắn liền với đất mà không thể bổ sung, chỉnh lý sơ đồ tài sản trên trang 3 của Giấy chứng nhận.

Như vậy, có thể thấy Trang bổ sung Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rất quan trọng với người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Có xin cấp lại Trang bổ sung Giấy chứng nhận đã mất không?

Điều 16 Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT đã quy định cụ thể về yêu cầu cấp lại Trang bổ sung Giấy chứng nhận như sau:

“Điều 16. Cấp lại Trang bổ sung của Giấy chứng nhận bị mất

Trường hợp Trang bổ sung của Giấy chứng nhận bị mất mà người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có nhu cầu cấp lại thì việc cấp lại Trang bổ sung thực hiện theo quy định tại Điều 77 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP; Văn phòng đăng ký đất đai ghi “Trang bổ sung này thay thế cho Trang bổ sung số… (ghi số thứ tự của Trang bổ sung bị mất)” vào dòng đầu tiên của Trang bổ sung cấp lại.”

Thủ tục cấp lại Trang bổ sung Giấy chứng nhận do bị mất cũng giống như thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận. Người dân có thể thực hiện trực tiếp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường, tại Uỷ ban nhân dân cấp huyện hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính.

Thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK hoặc Trang bổ sung của Giấy chứng nhận;
  • Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc đã niêm yết thông báo mất giấy chứng nhận hoặc Trang bổ sung của Giấy chứng nhận trong thời gian 15 ngày.
  • Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc thiên tai, hỏa hoạn đối với trường hợp mất Giấy chứng nhận hoặc Trang bổ sung của Giấy chứng nhận do thiên tai, hỏa hoạn.

Trình tự thực hiện

Bước 1: Hộ gia đình, cá nhân hay cộng đồng dân cư phải khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất về việc bị mất Trang bổ sung Giấy chứng nhận. Khi đó, Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ tiến hành niêm yết thông báo mất Trang bổ sung Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, trừ trường hợp mất do hỏa hoạn, thiên tai.

Sau 30 ngày kể từ ngày niêm yết thông báo mất Trang bổ sung Giấy chứng nhận tại Ủy ban nhân dân cấp xã, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư bị mất Trang bổ sung Giấy chứng nhận nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Trang bổ sung của Giấy chứng nhận tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Bước 2. Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả chuyển hồ sơ về Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường trong cùng ngày tiếp nhận hồ sơ.

Trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, chưa đầy đủ, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ có trách nhiệm thông báo, hướng dẫn người nộp hồ sơ hoàn chỉnh, bổ sung hồ sơ trong thời gian tối đa 03 ngày làm việc.

Trong thời hạn 06 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm:

  • Kiểm tra hồ sơ, trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính và chưa trích đo địa chính thửa đất;
  • Trình lên cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để ký quyết định hủy Trang bổ sung Giấy chứng nhận đã bị mất, sau đó tiến hành cấp lại Trang bổ sung Giấy chứng nhận.
  • Chuyển kết quả cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã với trường hợp nộp hồ sơ tại Ủy ban cấp xã.

Xem thêm: Đầu tư BĐS chỉ từ 10.000.000 đồng? Chuyện thật như đùa

Thủ tục cấp đổi Trang bổ sung Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị rách, hư hỏng

Cũng là trường hợp người dân muốn được cấp lại Trang bổ sung nhưng khi bị rách, nhòe, ố, hư hỏng thì thủ tục thực hiện sẽ khác với khi bị mất. Cụ thể, người dân sẽ thực hiện thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận.

Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục cấp đổi:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, hồ sơ cấp đổi gồm:

  • Đơn đề nghị cấp đổi theo Mẫu số 10/ĐK;
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.

Trình tự, thủ tục cấp đổi:

  • Các bước và các đơn vị tiếp nhận, xử lý hồ sơ được thực hiện như đối với cấp lại theo quy định trên.
  • Về thời gian thực hiện, không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; với vùng núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn thì thời hạn thực hiện không quá 17 ngày.

Nguồn: (tổng hợp)

Bất động sản khu vực nào đang nổi sóng đầu năm?

Thị trường bất động sản Móng Cái (Quảng Ninh) từng gợn sóng nhẹ vào thời điểm đầu năm 2021, tiếp tục có sóng sau Tết Nguyên đán 2022. Theo lời các môi giới, thị trường đang nóng. Tuy nhiên, đây là sóng thực hay sóng ảo của thị trường?

Sóng nổi đầu năm 2022?

Tính đến thời điểm hiện tại, chỉ trong vòng 1 năm, từ tháng 3/2021 đến sau Tết Nguyên đán 2022, bất động sản Móng Cái chứng kiến lần thứ 2 thị trường có dấu hiệu sôi nổi. Lần thứ nhất là sau Tết Nguyên đán 2021, trong cơn sốt đất nền bùng nổ tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước, Móng Cái cũng không là ngoại lệ. Nhìn nhận về thị trường bất động sản cả nước khi đó, các chuyên gia cho biết giá đất tăng mạnh tại những nơi có thông tin về hạ tầng giao thông, quy hoạch. Theo số liệu thống kê, đến hết tháng 3/2021, mức độ quan tâm tới bất động sản tăng trưởng cao nhất trong nhiều năm qua, đạt 37% so với cùng kì năm 2020.

Móng Cái là thị trường sẽ có nhiều dự án ra hàng sau Tết
Móng Cái là thị trường sẽ có nhiều dự án ra hàng sau Tết

Thông tin hạ tầng, quy hoạch tích cực với thị trường bất động sản Móng Cái khi đó là việc Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 368/QĐ-TTg đồng ý phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái đến năm 2040. Theo đó, khu Kinh tế cửa khẩu Móng Cái được xây dựng trở thành khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm quốc gia, trung tâm phát triển kinh tế quan trọng của vùng Bắc bộ; vành đai kinh tế ven biển Bắc bộ và hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) – Hà Nội – Hải Phòng – Móng Cái – Phòng Thành (Trung Quốc). Tầm nhìn đến năm 2040, quy mô dân số Khu Kinh tế cửa khẩu Móng Cái là khoảng 460.000 – 470.000 người, lượng khách du lịch đạt 8 – 9 triệu lượt/năm, diện tích đất xây dựng khoảng 24.400 – 26.000 ha. Cùng với đó, các thông tin tích cực về hạ tầng như quy hoạch cảng Vạn Ninh và Cao tốc Vân Đồn – Móng Cái hoàn thành trong năm nay, rút ngắn thời gian từ Vân Đồn đi Móng Cái xuống còn 50 phút thay vì 2 tiếng như trước đây và thời gian từ Hà Nội đi Móng Cái chỉ còn 3 tiếng đã kích thích một đợt sóng mới tại thị trường Móng Cái.

Sau Tết Nguyên đán 2022, thị trường Móng Cái sôi nổi với kế hoạch ra hàng của 2 dự án có quy mô lớn là Vinaconex Móng Cái và Vinhomes Bắc Luân Móng Cái. Hai dự án có quy mô nguồn hàng lớn này kéo theo đội ngũ phân phối bất động sản đông đảo từ Hà Nội, Quảng Ninh về bán hàng. Trong đó, Vinhomes Móng Cái chưa chính thức mở bán. Hiện tại có khoảng trên dưới 50 đội bán hàng sẽ tập trung tại đây nên thị trường đang rất sôi nổi, còn thực tế các giao dịch của thị trường diễn ra không mạnh.

Giá tăng nhưng thanh khoản kém

Một khảo sát về các dự án bất động sản được bán vào năm ngoái tại Móng Cái cho thấy mức giá chào bán đất nền đã tăng 10-20% với khoảng giá phổ biến năm ngoái là 20-25 triệu đồng/m2. Hiện tại giá chào bán các nền đất đã được giao dịch năm ngoái là 23-28 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, một số nhà đầu tư có đất tại đây cho biết dù giá tăng nhưng thanh khoản chậm. Ông Chinh, một người dân tại Vân Đồn (Quảng Ninh) và cũng là một nhà đầu tư đang sở hửu hai lô đất tại Hải Yên (Móng Cái) cho biết ông rao bán từ trước Tết nhưng vẫn chưa tìm được người mua. “Thị trường sôi động đó nhưng tôi nghĩ sôi động là do đông sale. Môi giới đổ về nhiều vì có dự án để bán, còn tôi là người Quảng Ninh có đất ở đó thì chỉ thấy giá tăng nhưng bán chưa có người mua”.

Mặt bằng bất động sản tại Móng Cái ghi nhận mặt bằng giá đất tăng nhẹ khoảng 5-10% so với năm 2021.
Mặt bằng bất động sản tại Móng Cái ghi nhận mặt bằng giá đất tăng nhẹ khoảng 5-10% so với năm 2021.

Nhìn chung, mặt bằng bất động sản tại Móng Cái ở các phường Hải Hòa, Ka Long, Trà Cổ, Hải Yên, Bình Ngọc, Trần Phú và một số xã như Hải Sơn, Bắc Sơn, Hải Đông… ghi nhận mặt bằng giá đất tăng nhẹ khoảng 5-10% so với năm 2021. Mặt bằng đất trong dân ở vị trí tương đối đẹp dao động từ 20-35 triệu đồng/m2. Những vị trí đắc địa kinh doanh giá cao gấp nhiều lần. Tuy nhiên, hoạt động giao dịch không quá sôi động. Anh Nguyễn Thanh Tú, môi giới bất động sản tại Quảng Ninh cho biết: “Thị trường sôi nổi ở những khu vực gần dự án của Vinhomes sắp bán, một số nhà đầu tư đã tìm mua gom đất gần dự án của Vin, còn các khu khác thì ăn theo sóng nên tăng nhẹ. Tôi nghĩ giao dịch mạnh thì phải đợi một thời gian nữa khi Vin chính thức mở bán”.

Môi giới và giới đầu tư tại đây vẫn tự tin là 1-2 tháng nữa nhà đầu tư sẽ đổ mạnh về Móng Cái do sự hiện diện quá đông đảo của đội ngũ môi giới bất động sản tại đây. Theo một nhà đầu tư có kinh nghiệm lão làng xin giấu tên tại Quảng Ninh thì với việc xuất hiện của các ông lớn như Vin, FLC, Sungroup, Vinaconex… bất động sản Móng Cái chắc chắn sẽ sôi nổi nhưng phải là trong dài hạn. Những nhà đầu tư vốn mỏng không nên lướt sóng tại thời điểm này. Và việc mua bán cần cân nhắc mặt bằng giá, tránh rơi vào bẫy giá do các đội cò đất, đầu nậu đổ về đây “thổi”. Thị trường này dù có tăng trưởng nhưng cần thời gian dài vì nguồn cung đang quá lớn và dịch bệnh vẫn còn phức tạp.

Nguồn: batdongsan.com.vn

Giá BĐS tăng cao là trở ngại lớn nhất với người có nhu cầu mua nhà ở

Trong khi giới đầu tư có xu hướng kỳ vọng giá nhà sẽ tiếp tục tăng mạnh trong 5 năm tới đây, phần lớn người mua phục vụ nhu cầu ở thực lại không hài lòng với thị trường BĐS hiện tại bởi yếu tố giá bán tăng quá nhanh.

Trong khuôn khổ buổi công bố Báo cáo & Chỉ số tâm lý người tiêu dùng BĐS Việt Nam chỉ ra rằng, thông qua khảo sát người tiêu dùng BĐS tại Việt Nam nhận thấy, hơn 55% người Việt hài lòng với hướng phát triển của thị trường hiện tại nhưng cũng không ít người dùng không hài lòng về diễn biến và phát triển của thị trường.

Cụ thể, gần 52% người tham gia khảo sát cho biết, yếu tố giá bán tăng quá nhanh là nguyên nhân khiến họ không hài lòng với thị trường BĐS. Việc giá bán tăng cao đã khiến nhiều người không thể tìm được sản phẩm BĐS ở các khu vực họ mong muốn và phù hợp mức ngân sách dự kiến. Phần lớn nhóm đối tượng này là những người có nhu cầu mua nhà ở thực. Có hơn 67% người dùng nhận xét giá bán BĐS tại Việt Nam hiện nay khá cao, trong đó 23% cho rằng giá đang quá cao, vượt xa tầm thu nhập của người mua.

Báo cáo tâm lý người tiêu dùng bđs việt nam năm 2022
Báo cáo tâm lý người tiêu dùng bđs việt nam năm 2022

Bất cập giá bán dẫn đến 75% người mua nhà tại Việt Nam cho rằng, giá BĐS thiếu sự hợp lý và trở thành sản phẩm quá đắt đỏ với người lao động. Hơn 30% người dùng Việt cho biết họ không có khả năng mua nổi BĐS trong giai đoạn hiện nay. Chỉ có khoảng 55% người dùng nhìn nhận họ có thể mua được BĐS nhưng với điều kiện phải có sự hỗ trợ tài chính. Gần 48% người mua nhà có quan điểm cho rằng trước xu thế giá nhà tiếp tục tăng trong năm 2022, các chính sách khuyến mãi, hỗ trợ tài chính của chủ đầu tư sẽ ngày càng được người mua nhà xem trọng và kỳ vọng là giải pháp chính mang lại sự thuận lợi trong việc mua BĐS.

Dù không hài lòng với xu hướng tăng giá quá nhanh của BĐS nhưng gần 90% người dùng Việt nhìn nhận, xu hướng này sẽ khó có thể dừng lại trong 5 năm tới. Tuy nhiên phần lớn có quan điểm khác nhau về tỷ lệ tăng giá nhà, khoảng 26% người dùng cho rằng giá nhà sẽ chỉ tăng ở khoảng từ 5-10%, 31% nhận định giá BĐS có thể tăng trên mức 10% mỗi năm và khoảng 32% cho rằng giá sẽ tăng dưới mức 5%/năm.

Chia sẻ về thay đổi trong xu hướng mua BĐS năm 2022, các chuyên gia cho biết, đa số người dùng có ý định mua BĐS tại Việt Nam đều ưa chuộng tìm kiếm các dự án sơ cấp, chỉ khoảng 1/4 trong số đó cân nhắc các sản phẩm giao dịch thứ cấp​. Hơn 50% người tham gia khảo sát có ý định mua BĐS trong tương lai gần tuy nhiên giá cả là trở ngại lớn nhất đối với người mua nhà tiềm năng​.

“Giá BĐS liên tục tăng cao trong bối cảnh nhiều người đang mất thu nhập, chịu ảnh hưởng tài chính vì Covid-19 và lo lắng về suy thoái kinh tế đang là rào cản lớn nhất khiến nhiều người mua nhà tiềm năng phải gác lại ý định mua nhà cũng như sở hữu thêm các BĐS khác dù có nhu cầu và kế hoạch từ trước đó. Bên cạnh đó, lo ngại về biến động lãi suất vay mua nhà cũng như tâm lý bất an về thị trường trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp cũng khiến nhiều người mua thực và cả nhà đầu tư cân nhắc, đắn đo trong việc xuống tiền mua BĐS”, chuyên gia cho hay.

Việt Nam hiện là một trong những thị trường ghi nhận nhu cầu về mua BĐS hàng đầu khu vực.
Việt Nam hiện là một trong những thị trường ghi nhận nhu cầu về mua BĐS hàng đầu khu vực.

Cũng theo chuyên gia chia sẻ, hiện nay 88% người Việt sở hữu trong tay một loại hình BĐS và gần 77% người Việt dù đã nắm trong tay một BĐS vẫn có nhu cầu mua thêm một sản phẩm nữa, 45% trong số đó là mua phục vụ ý định đầu tư. Nhu cầu mua BĐS của người Việt luôn rất cao và là một trong những nước châu Á có nhu cầu với nhà đất cao nhất.

Bàn về xu hướng mua nhà hậu Covid-19, báo cáo chỉ ra, 45% người dùng mong muốn mua một ngôi nhà rộng hơn, 61% chọn không gian sống xanh, ở khu vực ít đông đúc, dịch vụ chăm sóc sức khỏe​. Nhu cầu mua nhà của người Việt gia tăng phổ biến ở những người có thu nhập 10-40 triệu/tháng (65%) và ở những người không sở hữu hoặc sở hữu ít BĐS (69%)​. Đa số thoải mái trong việc chọn lọc BĐS trực tuyến khi 73% người dùng chọn kênh online như một kênh tìm kiếm thông tin chính thức về nhà ở.

Báo cáo tâm lý người tiêu dùng BĐS đã được thực hiện tại các nước Singapore, Indonesia, Malaysia và Thái Lan từ năm 2009. Tại Việt Nam, việc tiến hành nghiên cứu được thực hiện từ tháng 11/2021, dựa trên khảo sát trực tuyến với hơn 1.000 người và đưa ra các chỉ số để đo lường cảm nhận về thị trường cũng như kỳ vọng của họ về triển vọng và xu hướng thị trường trong tương lai. Dự kiến báo cáo sẽ được công bố định kỳ 2 lần mỗi năm.

Nguồn: batdongsan.com.vn

[HN] Tuyển dụng Trưởng nhóm kinh doanh

Tập đoàn Phú Cường tuyển dụng vị trí Trưởng nhóm kinh doanh trên toàn quốc, ưu tiên ứng viên có thể đi làm ngay

1. Yêu cầu:

– Không yêu cầu kinh nghiệm, chỉ cần ham học hỏi, luôn có thái độ cầu tiến.

– Đã từng hoạt động trong các lĩnh vực: bất động sản, dược phẩm, truyền thông và công nghệ là một lợi thế

– Ngoại hình ưa nhìn, năng động, chịu khó

– Muốn gắn bó lâu dài cùng doanh nghiệp

2. Quyền lợi:

– Được đào tạo chuyên sâu về các lĩnh vực

– Có cơ hội được làm việc với các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực mà Tập đoàn đang hoạt động

– Có cơ hội hợp tác cùng các ngôi sao, nghệ sĩ nổi tiếng hàng đầu tại Việt Nam

– Đóng BHXH, BHYT đầy đủ

– Tham gia du lịch cùng Công ty ít nhất 2 lần/năm

– Nhận phần thưởng có giá trị từ Công ty khi đạt chỉ tiêu 3 tháng, 6 tháng liên tiếp

3. Mức lương:

– Lương cứng: UP TO 30.000.000 đồng +% hoa hồng

– Thử việc 2 tháng nhận lương cứng

– Địa điểm làm việc: Văn phòng Phú Cường, tầng 43 Keangnam, Cầu Giấy, Hà Nội

CV ứng tuyển gửi về: phucuong.datvang@gmail.com 

Liên hệ tại ĐÂY hoặc qua hotline 1900 636 101 để biết thêm thông tin chi tiết!

[Toàn quốc] Tuyển dụng Chuyên viên kinh doanh

Tập đoàn Phú Cường tuyển dụng vị trí Chuyên viên kinh doanh trên toàn quốc, ưu tiên ứng viên có thể đi làm ngay

Mô tả công việc nhân viên kinh doanh - Những yêu cầu và kỹ năng cần có

1. Yêu cầu:

– Không yêu cầu kinh nghiệm, chỉ cần ham học hỏi, luôn có thái độ cầu tiến.

– Đã từng hoạt động trong các lĩnh vực: bất động sản, dược phẩm, truyền thông và công nghệ là một lợi thế

– Ngoại hình ưa nhìn, năng động, chịu khó

– Muốn gắn bó lâu dài cùng doanh nghiệp

2. Quyền lợi:

– Được đào tạo chuyên sâu về các lĩnh vực

– Có cơ hội được làm việc với các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực mà Tập đoàn đang hoạt động

– Có cơ hội hợp tác cùng các ngôi sao, nghệ sĩ nổi tiếng hàng đầu tại Việt Nam

– Đóng BHXH, BHYT đầy đủ

– Tham gia du lịch cùng Công ty ít nhất 2 lần/năm

– Nhận phần thưởng có giá trị từ Công ty khi đạt chỉ tiêu 3 tháng, 6 tháng liên tiếp

3. Mức lương:

– Lương cứng: UP TO 20.000.000 đồng +% hoa hồng

– Thử việc 2 tháng nhận lương cứng

– Địa điểm làm việc: Văn phòng Phú Cường, tầng 43 Keangnam, Cầu Giấy, Hà Nội

CV ứng tuyển gửi về: phucuong.datvang@gmail.com 

Liên hệ tại ĐÂY hoặc qua hotline 1900 636 101 để biết thêm thông tin chi tiết!

[HN] Chuyên viên Designer

Designer là nghề gì? Công việc và mức lương của Designer

1. Chuyên viên Designer 

– Lương cơ bản từ 10 triệu – 12 triệu + thưởng

– Sau thời gian thử việc được đóng BHXH, BHYT…

– Được hưởng các quyền lợi theo Luật và theo chính sách của Tập đoàn

2. Mô tả công việc:

 + Làm việc với bộ phận Marketing để thiết kế poster, POSM,  đồ hoạ 2D nói chung

 + Xây dựng ý tưởng theo yêu sản phẩm và yêu cầu của các phòng ban/ khách hàng.

 + Hỗ trợ thực hiện các công việc: Tổ chức sự kiện nội bộ và bên ngoài, các hoạt động phong trào…

 + Triển khai, giám sát việc sản xuất thành phẩm (in và gia công).

3. Yêu cầu:

 + Sử dụng thành thạo những công cụ thiết kế Photoshop, Illustrator, Flash, Adobe,….

 + Kỹ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm, nhanh nhẹn, nhiệt tình có trách nhiệm trong công việc

 + Kinh nghiệm: từ 06 tháng trở lên

 + Ưu tiên ứng viên có thể đi làm ngay sau phỏng vấn

Đăng ký nhận tin