Phạt đến 180 triệu đồng nếu xây dựng không đúng quy hoạch xây dựng, đô thị

Đây là một trong những nội dung mới đáng chú ý được đề cập tại Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/01/2022).

Theo khoản 9 Điều 16 Nghị định 16/2022, đối với hành vi xây dựng không đúng quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị được duyệt sẽ bị phạt tiền đến 180 triệu đồng (trước đây, theo Nghị định 139/2019/NĐ-CP mức phạt tối đa là 120 triệu đồng). Cụ thể như sau:

– Phạt tiền từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ.

– Phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 120 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác.

– Phạt tiền từ 160 triệu đồng đến 180 triệu đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.

 

Theo khoản 13 và khoản 14 Điều 16 Nghị định 16/2022, trường hợp đã bị xử phạt hành chính với các vi phạm nêu trên mà tái phạm (nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự) thì bị xử phạt như sau:

– Phạt tiền từ 120 triệu đồng đến 140 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ. Đồng thời, tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng từ 3 tháng đến 6 tháng (nếu có) và tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

– Phạt tiền từ 140 triệu đồng đến 160 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác. Đồng thời, tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng từ 6 tháng đến 9 tháng (nếu có) và tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

– Phạt tiền từ 950 triệu đồng đến 1 tỷ đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng. Đồng thời, tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng từ 9 tháng đến 12 tháng (nếu có) và tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Căn cứ điểm c khoản 15 Điều 16 Nghị định 16/2022, ngoài việc bị xử phạt nêu trên còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.

Lưu ý: Căn cứ điểm c khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022, mức phạt tiền nêu trên là áp dụng với tổ chức vi phạm; trường hợp cá nhân vi phạm thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt đối với tổ chức.

Duyệt quy hoạch Bắc Giang thêm 10 sân golf mới

Theo quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh này sẽ quy hoạch 12 khu chức năng tổng hợp sân golf và nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí với 13 sân golf trong đó có 10 sân golf quy hoạch mới.

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quyết định về phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Mục tiêu chung nhằm phát huy mọi tiềm năng, lợi thế, nguồn lực để đưa Bắc Giang phát triển nhanh, toàn diện và bền vững. Công nghiệp là động lực chủ yếu cho tăng trưởng gắn với phát triển không gian mới, đưa Bắc Giang trở thành một trong những trung tâm phát triển công nghiệp của vùng; dịch vụ phát triển đa dạng, có bước đột phá; nông nghiệp phát triển ổn định, theo hướng an toàn, chất lượng và hiệu quả.

Duyệt quy hoạch Bắc Giang thêm 10 sân golf mới
Theo quy hoạch, trong 12 khu chức năng năng tổng hợp sân golf và nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí ở Bắc Giang sẽ có 13 sân golf, gồm ba sân golf đang triển khai thực hiện và 10 sân golf quy hoạch mới

Đến năm 2030, Bắc Giang trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, quy mô GRDP đứng trong nhóm 15 tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước và đứng đầu vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

Về phương án phát triển mạng lưới đô thị, đến năm 2030, toàn tỉnh có 29 đô thị. Trong đó có 1 đô thị loại I (TP Bắc Giang), 4 đô thị loại IV, 26 thị trấn là đô thị loại V.

Quy hoạch 23 khu đô thị – dịch vụ gắn với quy hoạch các khu công nghiệp, khu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, thể thao.

Bắc Giang sẽ quy hoạch ba khu du lịch trọng điểm, hướng tới mục tiêu phát triển trở thành khu du lịch quốc gia gồm: Khu du lịch Tây Yên Tử; Khu du lịch sinh thái, miệt vườn, nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi, giải trí Lục Ngạn với trung tâm hồ Khuôn Thần; Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi, giải trí núi Nham Biền.

Bên cạnh đó, quy hoạch 4 khu phát triển trở thành khu du lịch cấp tỉnh gồm: Khu du lịch văn hóa, vui chơi giải trí Đồng Cao, huyện Sơn Động; Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, văn hóa Bản Ven – Xuân Lung – Thác Ngà, huyện Yên Thế; Khu du lịch văn hóa, tâm linh, sinh thái nghỉ dưỡng Tiên Sơn – Vân Hà, huyện Việt Yên; Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí Hương Sơn, huyện Lạng Giang.

Xem thêm: Do đâu “Quy hoạch đô thị ven sông Hồng” lại được nhân dân thủ đô quan tâm như vậy?

Đáng chú ý là Bắc Giang sẽ quy hoạch 12 khu chức năng tổng hợp sân golf và nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, trong đó có ba khu đang thực hiện, 9 khu quy hoạch mới. Trong 12 khu chức năng có 13 sân golf, gồm 3 sân golf đang triển khai thực hiện và 10 sân golf quy hoạch mới.

Theo đó, các khu quy hoạch mới có sân golf gồm: Khu sân golf và nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi giải trí Khuôn Thần (huyện Lục Ngạn); Khu nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, thể thao Nham Biền (2 sân golf, TP Bắc Giang, huyện Yên Dũng); Khu sân golf và nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi giải trí Hố Cao (huyện Lạng Giang); Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng suối Nứa (huyện Lục Nam).

Khu sân golf Yên Thế tại hồ Cầu Rễ (huyện Yên Thế); Khu sân golf và khu nghỉ dưỡng Tân Yên tại Núi Dành (huyện Tân Yên); Khu sân golf Yên Hà (huyện Yên Dũng, Việt Yên); Khu sân golf và nghỉ dưỡng Lục Nam (huyện Lục Nam); Khu sân golf Tây Yên Tử (huyện Sơn Động).

Nguồn: vietnamnet.vn 

Doanh nghiệp gây loạn giá đất Thủ Thiêm do có ngân hàng hà hơi, tiếp sức?

“Thực trạng năng lực tài chính của các nhà đầu tư hiện nay còn thiếu, yếu so với yêu cầu và nguồn vốn chủ yếu được ngân hàng hà hơi, tiếp sức”, là nhận định của chuyên gia khi nói về kết quả đấu giá đất ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Ngân hàng tiếp sức

Tại buổi tọa đàm “Bài học kinh nghiệm rút ra từ đấu giá đất Thủ Thiêm và những khuyến nghị về thể chế” do Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM tổ chức, PGS.TS Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM cho biết, vụ đấu giá đất ở Thủ Thiêm vừa qua đã tạo ra tranh luận nhiều chiều. Khi giá khởi điểm và giá nhà đầu tư đấu giá trúng tăng gấp 8,3 lần và mức giá này được các chuyên gia đánh giá là quá cao so với các khu vực đô thị trung tâm.

Ông Nguyễn Thanh Hải, Viện trưởng Viện Quy hoạch Xây dựng Miền Nam cho rằng, các doanh nghiệp trong vụ đấu giá đất Thủ Thiêm vừa qua đã cho chúng ta một bài học để các nhà quản lý có biện pháp xử lý, giải quyết những trường hợp tương tự.

Vụ đấu giá đất ở Thủ Thiêm vừa qua đã tạo ra tranh luận nhiều chiều.
Vụ đấu giá đất ở Thủ Thiêm vừa qua đã tạo ra tranh luận nhiều chiều.

Thạc sĩ Nguyễn Thế Phượng, Giảng viên Trường ĐH Tài chính Marketing cho biết, qua vụ đấu giá đất Thủ Thiêm có thể phản ánh năng lực tài chính của 4 doanh nghiệp trúng đấu giá có vấn đề. Khi đến nay đã có 2 doanh nghiệp bỏ cọc và 2 doanh nghiệp chưa nộp tiền sử dụng đất.“Có thể thấy, chúng ta chưa có kinh nghiệm trong chuyện này nên khi nhà đầu tư dễ lợi dụng”, ông Hải nói. Cũng theo ông Hải, không nên suy diễn là doanh nghiệp có lỗi khi chưa có bằng chứng, đơn giản là khi chúng ta sơ hở thì họ tận dụng và đó là lỗi chúng ta. “Việc họ đấu giá được và bỏ cọc, tôi nghĩ họ đã lên kịch bản và cũng dự tính đương đầu với mọi tình huống, thậm chí cả những thông tin bất lợi cho họ cũng đều được tính toán”, ông Hải nói.

“Thực trạng năng lực tài chính của các nhà đầu tư hiện nay còn thiếu, yếu so với yêu cầu và nguồn vốn chủ yếu được ngân hàng hà hơi, tiếp sức”, ông Phượng nói và kiến nghị, nếu doanh nghiệp bỏ cọc thì cần phải có cơ chế xử lý, chứ chỉ có thu cọc thì vẫn chưa đủ. Điển hình như Tập đoàn Tân Hoàng Minh bỏ cọc ở Thủ Thiêm không phải là lần đầu. Doanh nghiệp này đã từng bỏ cọc ở khu đất Lê Duẩn nên nhà nước cần phải có chế tài xử lý. Chẳng hạn, ngoài việc mất cọc thì cần bổ sung chế tài phạt nhà đầu tư bỏ cọc để ràng buộc trách nhiệm. Mức phạt có thể là 20% giá đấu trúng.

Được chưa thấy mà mất rất nhiều

Trong khi đó, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) cho biết, cần phải hoàn thiện luật pháp liên quan đến đấu giá đất. Cơ quan chức năng cần đánh giá dự án nhà đầu tư để xét duyệt trước khi đấu giá, tránh tình trạng như ở Thủ Thiêm là một doanh nghiệp mới thành lập 2 tháng đã tham gia đấu giá.

Ông Châu cho biết, Sở Tư pháp báo cáo Trung ương và khẳng định TPHCM làm đúng Luật Đấu giá khi căn cứ Điều 41 của luật này để tổ chức đấu giá đất ở Thủ Thiêm. Tuy nhiên, Điều 41 luật đấu giá tài sản nên áp dụng cho tài sản đơn lẻ chứ không phải dành cho phát triển dự án.


“Cuộc đấu giá đất vừa qua khiến TPHCM mất rất nhiều. Giá đất được đẩy lên, một công đất ở tỉnh chưa chắc bằng 1m2 đất ở Sài Gòn, tác hại về mặt kinh tế là không nhỏ”, ông Châu nói.Ông Châu cho rằng, Điều 42 thì quy định trả giá bằng bỏ phiếu trực tiếp, Điều 43 thì quy định bỏ phiếu gián tiếp. Vì vậy, thực hiện đấu giá theo Điều 42 và 43 phù hợp hơn đối với đấu giá đất là dự án bất động sản làm dự án.

Tương tự, PGS.TS Nguyễn Trọng Hoài, Trường ĐH Kinh tế TPHCM đề nghị bổ sung quy định để đánh giá năng lực tài chính của nhà đầu tư trong việc đấu giá, cũng như triển khai thực hiện dự án trên cơ sở thu thập thông tin minh bạch, độc lập về nhà đầu tư.

Đồng thời, cần yêu cầu nhà đầu tư ký quỹ căn cứ giá thị trường của khu đất, dự án chứ không phải theo giá tham chiếu. Về hình thức đấu giá nên là trực tiếp, công khai trước công chúng, để công chúng giám sát, hạn chế được việc nhà đầu tư bỏ cọc, chơi chiêu, làm giá…

Doanh nghiệp trúng đấu giá chưa nộp tiền

Chiều 23/2, Cục Thuế TPHCM cho biết, đang đôn đốc các doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm nộp tiền. Trong 4 doanh nghiệp tham gia đấu giá đất Thủ Thiêm thì Tập đoàn Tân Hoàng Minh và Công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Thương mại Bình Minh đã xin bỏ cọc, riêng Công ty CP Dream Republic và Công ty CP Sheen Mega chưa nộp tiền sử dụng đất.

Trong đó, Công ty CP Dream Republic trúng thầu lô đất số 3-5, phải đóng tiền sử dụng đất 3.820 tỷ đồng. Còn Công ty CP Sheen Mega trúng thầu lô đất số 3-8 và phải đóng tiền sử dụng đất 4.000 tỷ đồng. Dù ngành thuế TPHCM đã phát hành thông báo nộp tiền vào ngày 6/1 nhưng 2 doanh nghiệp này vẫn chưa nộp tiền.

Theo quy định, trong 30 ngày kể từ khi cơ quan thuế phát hành thông báo nộp tiền sử dụng đất, doanh nghiệp trúng thầu phải thực hiện đóng 50% tiền. Nếu quá thời hạn nộp tiền sử dụng đất mà doanh nghiệp chưa đóng tiền thì cơ quan thuế sẽ tính tiền chậm nộp. Sau 30 ngày mà các doanh nghiệp chưa nộp tiền, Cục Thuế TPHCM sẽ đưa vào cảnh báo, áp dụng các giải pháp cưỡng chế về tài khoản, hóa đơn, thu hồi giấy phép kinh doanh. Tuy nhiên, hiện nay cả 2 doanh nghiệp này mới có quá hạn khoảng 20 ngày nên chưa tới hạn để áp dụng các biện pháp cưỡng chế.

Nguồn: vietstock.vn 

Chính phủ lập Ban Chỉ đạo triển khai cao tốc Bắc – Nam, sân bay Long Thành

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành làm Trưởng ban Chỉ đạo của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể là Phó Trưởng ban thường trực triển khai thực hiện dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông và sân bay Long Thành.

Dự án sân bay Long Thành
Dự án sân bay Long Thành

Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo, kiểm tra, điều hòa, phối hợp và đôn đốc các bộ, ngành, địa phương liên quan thực hiện các nhiệm vụ về đầu tư xây dựng Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông và Dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành (Dự án) theo đúng các Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ; xem xét, chỉ đạo xây dựng cơ chế chính sách để đẩy nhanh tiến độ các Dự án trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định; chỉ đạo việc triển khai thực hiện các Dự án theo quy định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký quyết định thành lập Ban Chỉ đạo của Chính phủ triển khai thực hiện Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông và Dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành.

Ban Chỉ đạo cũng có nhiệm vụ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện quy chế phối hợp và kế hoạch triển khai thực hiện các Dự án; phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả trong tham mưu, đề xuất các giải pháp, biện pháp thực hiện các Dự án; kịp thời báo cáo những khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền và đề xuất các giải pháp để Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định…

Theo Quyết định, Ban Chỉ đạo của Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông do Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành làm Trưởng ban. Phó Trưởng ban gồm Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể (Phó Trưởng ban thường trực); Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, cùng nhiều uỷ viên khác.

Với Dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành làm Trưởng ban Chỉ đạo. Phó Trưởng ban gồm Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể (Phó Trưởng ban thường trực); Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh; Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị và các uỷ viên.

Ban Chỉ đạo giải thể sau khi các Dự án kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng. Các thành viên Ban Chỉ đạo hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm. Bộ GTVT là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo.

Nguồn: vietstock.vn

Bất động sản Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh – Nơi nào hấp dẫn hơn?

Đang sinh sống trong một căn hộ chung cư 60m2, cách hồ Hoàn Kiếm khoảng 8km, với giá thị trường chỉ tầm 1,6 tỷ đồng, gia đình chị Huyền không khỏi “choáng váng” khi khảo sát để mua nhà cho vợ chồng con trai lập nghiệp.

Tìm hiểu trên các trang rao vặt, với số tiền 2 tỉ đồng, chị Huyền chỉ có thể mua căn hộ có diện tích tương đương căn của chị hiện nay, nhưng vị trí nằm cách trung tâm quận 1 khoảng 13-14 km.

Khảo sát sơ bộ trên các trang bán bất động sản trực tuyến thấy tại thị trường Hà Nội, các dự án căn hộ có giá bán khoảng 30 triệu đồng/m2 vẫn khá nhiều, trong khi ở TP.HCM lại khan hiếm.

Chẳng hạn, một căn hộ 3 phòng ngủ, diện tích 81m2 tại quận Thanh Xuân, cách khu phố cổ Hà Nội tầm 10km, được rao bán với giá khoảng 2,5 tỉ đồng. Trong khi đó tại TP.HCM, một số dự án cách khu vực Phố đi bộ Nguyễn Huệ tầm 13km được rao bán với giá “mềm” nhất cũng khoảng 2,5 tỉ đồng cho một căn hộ 2 phòng ngủ, diện tích tầm 65m2.

Theo một nghiên cứu của hiệp hội BĐS Việt Nam, mặt bằng giá căn hộ Hà Nội thấp hơn khoảng 30% so với TP.HCM.

Thống kê của Bộ Xây dựng về nhà ở và thị trường bất động sản Quý 2/2020 cho thấy, tại Hà Nội, giá căn hộ chung cư tăng khoảng 0,16%, nhà riêng lẻ tăng khoảng 0,01% so với quý 1/2020. Trong khi đó tại TP.HCM, giá căn hộ chung cư quý 2 đã tăng khoảng 0,25%, còn nhà ở riêng lẻ giá tăng khoảng 0,15% so với hồi đầu năm.

Giám đốc một doanh nghiệp địa ốc tại TP.HCM cho biết, một trong những lý do khiến giá căn hộ TP.HCM liên tục leo thang là do thị trường trải qua nhiều cơn sốt, giá nhà đã được đẩy lên cao.

Ngoài ra còn có yếu tố nhu cầu nhà ở đang rất cao, trong khi nguồn cung nhà sụt giảm nghiêm trọng do ách tắc pháp lý. Bên cạnh đó, mặt bằng giá căn hộ TP.HCM tăng cao còn có tác động của các dự án căn hộ hạng sang với giá bán lên đến hơn 200 triệu đồng/m2.

Báo cáo quý 3 của CBRE Việt Nam cho biết, trong chín tháng đầu năm 2020, thị trường Hà Nội ghi nhận 10.700 căn mở bán mới, giảm 61% theo năm. Giá bán trên thị trường sơ cấp trong quý 3/2020 được ghi nhận trung bình ở mức 1.325 USD/m2 (khoảng 30,7 triệu đồng/m2), giảm 4% theo năm do tỷ trọng các dự án bình dân mở bán trong quý cao hơn.

Trong khi đó, tại TP.HCM có 9.214 căn hộ được chào bán, thấp hơn 57% so với cùng kỳ năm trước. Giá bán trung bình tại thị trường sơ cấp ở mức 1.966 USD/m2 (khoảng 45,5 triệu đồng), tăng 1% so với quý trước và tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.

Theo chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển, sự chênh lệch về giá nhà ở hai thành phố lớn nhất nước đã diễn ra suốt nhiều năm nay. Và việc giá căn hộ TP.HCM cao hơn Hà Nội cũng hợp lý trên thực tế, vì căn hộ ở TP.HCM có tiềm năng cho thuê tốt hơn. Nói cách khác, hoạt động kinh doanh cho thuê nhà nói chung và căn hộ nói riêng ở TP.HCM tốt hơn.

Ông Hiển cho rằng, người mua căn hộ không có kỳ vọng tăng giá đất. Nếu mua nhà ở khu phố cổ Hà Nội, dù có thể cho thuê giá thấp nhưng người ta tin rằng giá sẽ tăng vì nguồn cung có hạn.

“Nhưng với căn hộ câu chuyện lại khác. Căn hộ chỉ đơn thuần là ở và cho thuê. Khi số tiền thu được từ cho thuê không tương xứng với giá đầu tư thì giá bán sẽ khó tăng”, ông Hiển nhận định.

Trên thực tế, tổng dân số của TP.HCM vẫn lớn hơn Hà Nội. TP.HCM đang có hoảng 13 triệu người đang sinh sống, làm việc nên nhu cầu về nhà ở tại TP.HCM cao hơn rất nhiều. Ngoài ra, số lượng người nước ngoài làm việc tại TP.HCM cũng đông đảo và có nhu cầu thuê các căn hộ cao cấp lớn hơn.

 

Theo các chuyên gia BĐS Việt Nam, trong con mắt các nhà đầu tư bất động sản, nếu TP.HCM là thị trường rất được quan tâm, thì Hà Nội lại có sức hút riêng biệt nhờ sự phát triển nhanh chóng của cơ sở hạ tầng với hệ thống tàu điện ngầm, cầu và đường sá xung quanh thành phố.

Đơn vị nghiên cứu thị trường này cũng cho biết, đang có làn sóng các nhà đầu tư, chủ đầu tư lớn từ TP.HCM dịch chuyển ra thị trường thủ đô. Các chủ đầu tư này hầu hết là những “ông lớn” đã có kinh nghiệm phát triển dự án, với sự sôi động và có phần trải nghiệm nhiều hơn so với các chủ đầu tư đến từ Hà Nội.

Bà Hoàng Nguyệt Minh, Phó giám đốc Bộ phận Tư vấn Đầu tư tại Savills Hà Nội, nhận định các chủ đầu tư tại TP.HCM có thế mạnh trong việc phát triển đa dạng các mô hình kinh doanh nhà ở.

Việc các chủ đầu tư lớn bao gồm cả trong nước và nước ngoài đều tập trung ở TP.HCM như Capital Land, Mitsubishi, Nam Long, Masterise giúp nâng cao tính cạnh tranh và chất lượng sản phẩm cho các dự án tại đây.

Một số người cho rằng tại thị trường Hà Nội, các chủ đầu tư từ TP.HCM lại không có nhiều lợi thế. Đa phần các dự án nhà ở đây được đầu tư bởi các chủ đầu tư xuất phát từ Hà Nội. Trong khi đó tại TP.HCM, quỹ đất ngày càng khan hiếm đã kích hoạt làn sóng dịch chuyển từ TP.HCM ra Hà Nội để tìm kiếm những cơ hội mới.

Tuy nhiên, theo ông Đinh Thế Hiển, hiện tượng các chủ đầu tư dịch chuyển ra Hà Nội không hẳn vì câu chuyện quỹ đất. Bằng chứng là TP.HCM vẫn còn quỹ đất lớn ở các khu vực như Quận 9, Bình Chánh, Nhà Bè… phù hợp phát triển các loại hình căn hộ cao cấp, trung cấp.

Nguyên nhân chính, theo ông Hiển, là vấn đề pháp lý. Nhiều khu đất “hấp dẫn” đang bị vướng pháp lý.

“Quỹ đất TP.HCM còn rất lớn nhưng nhiều nơi đang vướng đất công, đất pháp lý chưa rõ ràng. Trong khi đó các doanh nghiệp bất động sản không thể chờ. Họ phải tìm những cơ hội mới nên nơi nào có khả năng kinh doanh thì họ làm. Chính vì vậy, khi thị trường Hà Nội có đất sạch, pháp lý ổn thì doanh nghiệp nhảy vào làm chứ không phải TP.HCM cạn kiệt quỹ đất”, ông Hiển nhấn mạnh.

Đánh giá về sức hút của thị trường bất động sản ở hai thành phố lớn đối với các nhà đầu tư, ông Hiển cho rằng muốn biết bất động sản nơi nào hấp dẫn hơn phải nhìn lại sức hút về kinh tế. Hà Nội có lợi thế là thủ đô, nơi được coi là trung tâm văn hóa cũng như hành chính của Việt Nam. Còn TP.HCM là đầu tàu kinh tế của cả nước.

“Hai thị trường này đều có sức hấp dẫn riêng. Vấn đề là các chủ đầu tư làm sao đáp ứng được nhu cầu của người dân mới là vấn đề then chốt. Vì nhu cầu của nhà đầu tư là không biên giới, người ở Hà Nội vẫn có thể đầu tư ở TP.HCM và ngược lại”, ông Hiển kết luận.

Nói thêm về những thách thức đối với các doanh nghiệp bất động sản TP.HCM khi “Bắc tiến”, bà Hoàng Nguyệt Minh cho biết, khó khăn lớn nhất của các nhà đầu tư từ TP. HCM là tìm kiếm các dự án tiềm năng và cơ hội hợp tác với chủ đất tại Hà Nội.

Để khắc phục điều đó, các nhà đầu tư đang đưa ra các cấu trúc giao dịch linh hoạt, đẩy mạnh ưu thế về tính sáng tạo trong phát triển dự án để khuyến khích cơ hội hợp tác với các chủ đầu tư tại Hà Nội.

Trước đây, các nhà đầu tư yêu cầu tỷ lệ chiếm ưu thế trên 76%, nay có thể phải giảm xuống 51% để có cơ hội đặt chân vào thị trường Hà Nội.

“Tại TP. HCM, những dự án tại trung tâm thành phố có thể lên đến và trên 10.000 USD/m2. Tuy nhiên, ở Hà Nội, những dự án như vậy rất ít và rất khó bán. Do đó, dù có nhiều kinh nghiệm trong phát triển bất động sản nhà ở, nhưng thấu hiểu thị trường Hà Nội để đạt được thành công là một thử thách với các chủ đầu tư”, chuyên gia nói thêm.

Trang bổ sung Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có ý nghĩa như thế nào?

Trang bổ sung Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đi kèm theo Giấy chứng nhận sử dụng đất, dùng để xác nhận một số thay đổi liên quan đến quyền sử dụng đất của người dân.

Trang bổ sung Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì?

Trang bổ sung Giấy chứng nhận (sổ đỏ, sổ hồng) là một trang của Giấy chứng nhận dùng để xác nhận một số thay đổi liên quan đến quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, mẫu Giấy chứng nhận gồm một tờ có 4 trang, in nền hoa văn trống đồng có màu hồng cánh sen và Trang bổ sung nền trắng.

trang bổ sung giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Trang bổ sung Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đi kèm theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trang bổ sung in chữ màu đen gồm dòng chữ “Trang bổ sung Giấy chứng nhận”; số phát hành Giấy chứng nhận, số hiệu thửa đất, số vào sổ cấp Giấy chứng nhận và mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận” như trang 4 của Giấy chứng nhận.

Trang bổ sung sổ đỏ, sổ hồng ghi những gì?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 20 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, Trang bổ sung được sử dụng để xác nhận những thay đổi trong các trường hợp:

  • Đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;
  • Xác nhận thay đổi nội dung đã đăng ký hoặc xóa đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
  • Cho thuê, cho thuê lại hoặc xóa cho thuê, cho thuê lại đất của doanh nghiệp đầu tư hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu chế xuất.
  • Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu căn hộ chung cư với trường hợp doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc bán kết hợp cho thuê đã được cấp Giấy chứng nhận chung cho các căn hộ chung cư khi chưa bán.
  • Thể hiện sơ đồ tài sản gắn liền với đất trong trường hợp chứng nhận bổ sung, thay đổi tài sản gắn liền với đất mà không thể bổ sung, chỉnh lý sơ đồ tài sản trên trang 3 của Giấy chứng nhận.

Như vậy, có thể thấy Trang bổ sung Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rất quan trọng với người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Có xin cấp lại Trang bổ sung Giấy chứng nhận đã mất không?

Điều 16 Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT đã quy định cụ thể về yêu cầu cấp lại Trang bổ sung Giấy chứng nhận như sau:

“Điều 16. Cấp lại Trang bổ sung của Giấy chứng nhận bị mất

Trường hợp Trang bổ sung của Giấy chứng nhận bị mất mà người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có nhu cầu cấp lại thì việc cấp lại Trang bổ sung thực hiện theo quy định tại Điều 77 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP; Văn phòng đăng ký đất đai ghi “Trang bổ sung này thay thế cho Trang bổ sung số… (ghi số thứ tự của Trang bổ sung bị mất)” vào dòng đầu tiên của Trang bổ sung cấp lại.”

Thủ tục cấp lại Trang bổ sung Giấy chứng nhận do bị mất cũng giống như thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận. Người dân có thể thực hiện trực tiếp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường, tại Uỷ ban nhân dân cấp huyện hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính.

Thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK hoặc Trang bổ sung của Giấy chứng nhận;
  • Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc đã niêm yết thông báo mất giấy chứng nhận hoặc Trang bổ sung của Giấy chứng nhận trong thời gian 15 ngày.
  • Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc thiên tai, hỏa hoạn đối với trường hợp mất Giấy chứng nhận hoặc Trang bổ sung của Giấy chứng nhận do thiên tai, hỏa hoạn.

Trình tự thực hiện

Bước 1: Hộ gia đình, cá nhân hay cộng đồng dân cư phải khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất về việc bị mất Trang bổ sung Giấy chứng nhận. Khi đó, Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ tiến hành niêm yết thông báo mất Trang bổ sung Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, trừ trường hợp mất do hỏa hoạn, thiên tai.

Sau 30 ngày kể từ ngày niêm yết thông báo mất Trang bổ sung Giấy chứng nhận tại Ủy ban nhân dân cấp xã, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư bị mất Trang bổ sung Giấy chứng nhận nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Trang bổ sung của Giấy chứng nhận tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Bước 2. Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả chuyển hồ sơ về Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường trong cùng ngày tiếp nhận hồ sơ.

Trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, chưa đầy đủ, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ có trách nhiệm thông báo, hướng dẫn người nộp hồ sơ hoàn chỉnh, bổ sung hồ sơ trong thời gian tối đa 03 ngày làm việc.

Trong thời hạn 06 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm:

  • Kiểm tra hồ sơ, trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính và chưa trích đo địa chính thửa đất;
  • Trình lên cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để ký quyết định hủy Trang bổ sung Giấy chứng nhận đã bị mất, sau đó tiến hành cấp lại Trang bổ sung Giấy chứng nhận.
  • Chuyển kết quả cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã với trường hợp nộp hồ sơ tại Ủy ban cấp xã.

Xem thêm: Đầu tư BĐS chỉ từ 10.000.000 đồng? Chuyện thật như đùa

Thủ tục cấp đổi Trang bổ sung Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị rách, hư hỏng

Cũng là trường hợp người dân muốn được cấp lại Trang bổ sung nhưng khi bị rách, nhòe, ố, hư hỏng thì thủ tục thực hiện sẽ khác với khi bị mất. Cụ thể, người dân sẽ thực hiện thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận.

Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục cấp đổi:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, hồ sơ cấp đổi gồm:

  • Đơn đề nghị cấp đổi theo Mẫu số 10/ĐK;
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.

Trình tự, thủ tục cấp đổi:

  • Các bước và các đơn vị tiếp nhận, xử lý hồ sơ được thực hiện như đối với cấp lại theo quy định trên.
  • Về thời gian thực hiện, không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; với vùng núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn thì thời hạn thực hiện không quá 17 ngày.

Nguồn: (tổng hợp)

Bất động sản khu vực nào đang nổi sóng đầu năm?

Thị trường bất động sản Móng Cái (Quảng Ninh) từng gợn sóng nhẹ vào thời điểm đầu năm 2021, tiếp tục có sóng sau Tết Nguyên đán 2022. Theo lời các môi giới, thị trường đang nóng. Tuy nhiên, đây là sóng thực hay sóng ảo của thị trường?

Sóng nổi đầu năm 2022?

Tính đến thời điểm hiện tại, chỉ trong vòng 1 năm, từ tháng 3/2021 đến sau Tết Nguyên đán 2022, bất động sản Móng Cái chứng kiến lần thứ 2 thị trường có dấu hiệu sôi nổi. Lần thứ nhất là sau Tết Nguyên đán 2021, trong cơn sốt đất nền bùng nổ tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước, Móng Cái cũng không là ngoại lệ. Nhìn nhận về thị trường bất động sản cả nước khi đó, các chuyên gia cho biết giá đất tăng mạnh tại những nơi có thông tin về hạ tầng giao thông, quy hoạch. Theo số liệu thống kê, đến hết tháng 3/2021, mức độ quan tâm tới bất động sản tăng trưởng cao nhất trong nhiều năm qua, đạt 37% so với cùng kì năm 2020.

Móng Cái là thị trường sẽ có nhiều dự án ra hàng sau Tết
Móng Cái là thị trường sẽ có nhiều dự án ra hàng sau Tết

Thông tin hạ tầng, quy hoạch tích cực với thị trường bất động sản Móng Cái khi đó là việc Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 368/QĐ-TTg đồng ý phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái đến năm 2040. Theo đó, khu Kinh tế cửa khẩu Móng Cái được xây dựng trở thành khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm quốc gia, trung tâm phát triển kinh tế quan trọng của vùng Bắc bộ; vành đai kinh tế ven biển Bắc bộ và hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) – Hà Nội – Hải Phòng – Móng Cái – Phòng Thành (Trung Quốc). Tầm nhìn đến năm 2040, quy mô dân số Khu Kinh tế cửa khẩu Móng Cái là khoảng 460.000 – 470.000 người, lượng khách du lịch đạt 8 – 9 triệu lượt/năm, diện tích đất xây dựng khoảng 24.400 – 26.000 ha. Cùng với đó, các thông tin tích cực về hạ tầng như quy hoạch cảng Vạn Ninh và Cao tốc Vân Đồn – Móng Cái hoàn thành trong năm nay, rút ngắn thời gian từ Vân Đồn đi Móng Cái xuống còn 50 phút thay vì 2 tiếng như trước đây và thời gian từ Hà Nội đi Móng Cái chỉ còn 3 tiếng đã kích thích một đợt sóng mới tại thị trường Móng Cái.

Sau Tết Nguyên đán 2022, thị trường Móng Cái sôi nổi với kế hoạch ra hàng của 2 dự án có quy mô lớn là Vinaconex Móng Cái và Vinhomes Bắc Luân Móng Cái. Hai dự án có quy mô nguồn hàng lớn này kéo theo đội ngũ phân phối bất động sản đông đảo từ Hà Nội, Quảng Ninh về bán hàng. Trong đó, Vinhomes Móng Cái chưa chính thức mở bán. Hiện tại có khoảng trên dưới 50 đội bán hàng sẽ tập trung tại đây nên thị trường đang rất sôi nổi, còn thực tế các giao dịch của thị trường diễn ra không mạnh.

Giá tăng nhưng thanh khoản kém

Một khảo sát về các dự án bất động sản được bán vào năm ngoái tại Móng Cái cho thấy mức giá chào bán đất nền đã tăng 10-20% với khoảng giá phổ biến năm ngoái là 20-25 triệu đồng/m2. Hiện tại giá chào bán các nền đất đã được giao dịch năm ngoái là 23-28 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, một số nhà đầu tư có đất tại đây cho biết dù giá tăng nhưng thanh khoản chậm. Ông Chinh, một người dân tại Vân Đồn (Quảng Ninh) và cũng là một nhà đầu tư đang sở hửu hai lô đất tại Hải Yên (Móng Cái) cho biết ông rao bán từ trước Tết nhưng vẫn chưa tìm được người mua. “Thị trường sôi động đó nhưng tôi nghĩ sôi động là do đông sale. Môi giới đổ về nhiều vì có dự án để bán, còn tôi là người Quảng Ninh có đất ở đó thì chỉ thấy giá tăng nhưng bán chưa có người mua”.

Mặt bằng bất động sản tại Móng Cái ghi nhận mặt bằng giá đất tăng nhẹ khoảng 5-10% so với năm 2021.
Mặt bằng bất động sản tại Móng Cái ghi nhận mặt bằng giá đất tăng nhẹ khoảng 5-10% so với năm 2021.

Nhìn chung, mặt bằng bất động sản tại Móng Cái ở các phường Hải Hòa, Ka Long, Trà Cổ, Hải Yên, Bình Ngọc, Trần Phú và một số xã như Hải Sơn, Bắc Sơn, Hải Đông… ghi nhận mặt bằng giá đất tăng nhẹ khoảng 5-10% so với năm 2021. Mặt bằng đất trong dân ở vị trí tương đối đẹp dao động từ 20-35 triệu đồng/m2. Những vị trí đắc địa kinh doanh giá cao gấp nhiều lần. Tuy nhiên, hoạt động giao dịch không quá sôi động. Anh Nguyễn Thanh Tú, môi giới bất động sản tại Quảng Ninh cho biết: “Thị trường sôi nổi ở những khu vực gần dự án của Vinhomes sắp bán, một số nhà đầu tư đã tìm mua gom đất gần dự án của Vin, còn các khu khác thì ăn theo sóng nên tăng nhẹ. Tôi nghĩ giao dịch mạnh thì phải đợi một thời gian nữa khi Vin chính thức mở bán”.

Môi giới và giới đầu tư tại đây vẫn tự tin là 1-2 tháng nữa nhà đầu tư sẽ đổ mạnh về Móng Cái do sự hiện diện quá đông đảo của đội ngũ môi giới bất động sản tại đây. Theo một nhà đầu tư có kinh nghiệm lão làng xin giấu tên tại Quảng Ninh thì với việc xuất hiện của các ông lớn như Vin, FLC, Sungroup, Vinaconex… bất động sản Móng Cái chắc chắn sẽ sôi nổi nhưng phải là trong dài hạn. Những nhà đầu tư vốn mỏng không nên lướt sóng tại thời điểm này. Và việc mua bán cần cân nhắc mặt bằng giá, tránh rơi vào bẫy giá do các đội cò đất, đầu nậu đổ về đây “thổi”. Thị trường này dù có tăng trưởng nhưng cần thời gian dài vì nguồn cung đang quá lớn và dịch bệnh vẫn còn phức tạp.

Nguồn: batdongsan.com.vn

[HN] Tuyển dụng vị trí Leader Content

Tập đoàn Phú Cường tuyển dụng vị trí leader Content, có kinh nghiệm từ 3 năm trở lên, hiểu biết về digital marketing.

4 Phương pháp tư duy trước content Leader phải nắm được – Gcontent

  1. Công việc:

– Phụ trách các kênh social của Công ty

– Thực hiện tối ưu Onpage SEO cho website để thúc đẩy tổng thể về từ khóa

– Thực hiện việc Audit website định kỳ hằng quý và đưa cho quản lý cấp trên các vấn đề phát sinh, phương án thực thi

– Điều phối content và nhân viên SEO cho ra bộ từ khoá và các content chất lượng, đảm bảo chiến lược SEO

– Theo dõi các quảng cáo, báo cáo BGĐ về hiệu quả của việc chạy ads 

– Hoàn thành các công việc liên quan được cấp trên giao phó

  1. Yêu cầu:

– Ít nhất 3 năm kinh nghiệm

– Có kiến thức marketing chuyên sâu và khả năng phân tích thị trường tốt

– Hiểu biết về digital marketing 

– Có khả năng viết tốt, đam mê trong lĩnh vực quảng cáo, thương hiệu..

– Có khả năng hợp tác phối hợp làm việc theo nhóm, sử dụng thành thạo tin học văn phòng.

– Có đam mê viết lách, đã từng tham gia viết kịch bản cho phim ngắn hoặc sitcom sẽ là một lợi thế

– Có khả năng giao tiếp tốt, làm việc tốt với các KOLs, KOC, báo chí,…

– Đã có kinh nghiệm trong mảng tổ chức sự kiện

  1. Thời gian làm việc

– Từ T2 – T7: từ 8h00 đến 17h30, trưa nghỉ 1,5 tiếng

– Tháng được nghỉ 1 ngày nguyên lương.

  1. Quyền lợi:

– Làm việc trong môi trường năng động, chuyên nghiệp có nhiều cơ hội thăng tiến.

– Được tiếp xúc và làm việc với nhiều người nổi tiếng

– Cung cấp các thiết bị đầy đủ để phục vụ công việc.

– Được đóng BHXH,BHYT, BHTN

– Được hưởng đầy đủ các chế độ đãi ngộ theo quy định của công ty và nhà nước.

– Du lịch, nghỉ mát, ăn uống….do công ty tổ chức.

– Lương khởi điểm 10.000.000-12.000.000 + ăn trưa + Thưởng 

CV ứng tuyển ứng viên vui lòng gửi qua địa chỉ email: phucuong.datvang@gmail.com

Liên hệ: tại ĐÂY hoặc 0969 638 560 (Ms.Hoa) để biết thêm thông tin chi tiết.

Bất động sản công nghiệp: Điểm sáng trong đại dịch

Mặc dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực đến mọi mặt của đời sống kinh tế – xã hội, song thời gian qua, BĐS công nghiệp vẫn ghi nhận giá trị tăng trưởng ổn định và trở thành điểm sáng. Các chuyên gia nhận định, phân khúc này tiếp tục là kênh dẫn dắt thị trường bất động sản trong thời gian tới.

BĐS Công nghiệp tiếp tục là phân khúc hấp dẫn

Bất chấp khó khăn trong thời gian qua, BĐS công nghiệp vẫn ghi nhận giá trị tăng trưởng ổn định (Ảnh minh hoạ)

Trong quý II-2021, một số khu công nghiệp tại các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang trở thành ổ dịch phức tạp, thậm chí một số nhà máy phải tạm đóng cửa, gây không ít lo ngại về kịch bản BĐS công nghiệp có thể diễn biến theo chiều hướng xấu. Song thực tế, làn sóng dịch Covid-19 lần thứ tư không làm thay đổi sức nóng của bất động sản công nghiệp. Phân khúc này vẫn ghi nhận nhiều chỉ số tích cực và tiếp tục là phân khúc hấp dẫn.

Báo cáo mới nhất của Savills Việt Nam (thuộc Tập đoàn Tư vấn bất động sản quốc tế Savills) cho thấy, bất động sản công nghiệp của nước ta vẫn ghi nhận đà tăng trưởng. Tính đến ngày 20-6, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào ngành Công nghiệp đạt 6,97 tỷ USD; vốn thực hiện ở mức 3,38 tỷ USD, cao hơn mức 3,23 tỷ USD cùng kỳ năm trước. Bất động sản công nghiệp cũng đón nhiều nhà đầu tư lớn, như: Công ty Jinko Solar (Hồng Kông – Trung Quốc) đầu tư gần 500 triệu USD vào Khu công nghiệp Sông Khoai (tỉnh Quảng Ninh); Công ty Fukai Technology (Singapore) đầu tư 270 triệu USD vào Khu công nghiệp Quang Châu (tỉnh Bắc Giang)…

Dữ liệu của Savills Việt Nam cũng ghi nhận tỷ lệ lấp đầy ở khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc khá cao: Tại Bắc Ninh lên đến 95%, Hà Nội là 90%, Hưng Yên 89%, Hải Phòng 73%. Ở phía Nam, tỷ lệ lấp đầy tại thành phố Hồ Chí Minh là 88%, Bình Dương 99%, Đồng Nai 94%… “Chính trị ổn định, môi trường kinh doanh liên tục cải thiện, lực lượng lao động năng động… là yếu tố khiến Việt Nam trở thành thị trường sản xuất và hậu cần mạnh trên thế giới”, Quản lý bộ phận bất động sản công nghiệp (Savills Việt Nam) John Campbell nhận định.

Tương tự, Giám đốc cấp cao thị trường Việt Nam, Tập đoàn Quản lý và Tư vấn bất động sản Jones Lang Lasalle (JLL) Trang Bùi đánh giá, bất chấp tác động của dịch Covid-19, BĐS công nghiệp tiếp tục là phân khúc hấp dẫn nhờ sở hữu nhiều lợi thế. Vị trí địa lý có thể đưa Việt Nam thành điểm đến hấp dẫn trong việc dịch chuyển nhà máy, chuỗi cung ứng của các tập đoàn nước ngoài. Việt Nam cũng rất thành công trong thu hút vốn FDI và đang có chi phí cho thuê kho bãi, nhân công rẻ. Đặc biệt, thuế suất hàng hóa từ Việt Nam sang Mỹ thấp hơn so với một số nước trong khu vực.

Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho biết, thị trường BĐS công nghiệp đang chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ về nguồn cầu tại nhiều tỉnh, thành phố, tiêu biểu như: Long An, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Định, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang… những nơi vẫn còn nhiều quỹ đất lớn để phát triển.

Trở thành kênh đầu tư dẫn dắt thị trường

Tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp tại Bắc Ninh lên tới 95% (Ảnh minh hoạ)

Về triển vọng của thị trường, các chuyên gia cho rằng, BĐS công nghiệp vẫn sẽ là phân khúc có sức đề kháng tốt đối với dịch bệnh và đang trên đà tăng trưởng, được săn đón bởi các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Phó Tổng Giám đốc Savills Việt Nam Troy Griffiths khẳng định, trong thời gian tới, khi Việt Nam đẩy mạnh chương trình tiêm vắc xin phòng Covid-19 tạo miễn dịch cộng đồng, các hoạt động sản xuất, kinh doanh hồi phục, bất động sản công nghiệp sẽ tiếp tục tăng mạnh, trở thành kênh đầu tư dẫn dắt thị trường.

Xem thêm: Phú Cường – kênh đầu tư an toàn cho nhà đầu tư BĐS

Theo Giám đốc cấp cao bộ phận bất động sản công nghiệp, CBRE Việt Nam (thuộc Tập đoàn Kinh doanh dịch vụ bất động sản toàn cầu CBRE) Lê Trọng Hiếu, từ nay đến cuối năm 2021 và dài hạn, triển vọng thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam vẫn rất khả quan với nhu cầu mở rộng sản xuất lớn từ doanh nghiệp trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

Dù sở hữu nhiều điểm tích cực, nhưng các chuyên gia cho rằng, cần tính đến các giải pháp dài hạn để duy trì và phát huy lợi thế của bất động sản công nghiệp Việt Nam. Theo đó, cần đa dạng hóa nguồn cung ở các tỉnh, thành phố lân cận thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội để giảm “sức nóng” giá thuê; phát triển mô hình mới như khu công nghiệp sinh thái; tăng cường liên kết giữa các địa phương để tạo thành chuỗi sản xuất hàng hóa, giao nhận, logistics, từ đó, hạ giá thành sản xuất, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm từ Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần quy hoạch tổng thể dự án khu công nghiệp, tích hợp nhà ở, dịch vụ thương mại, giải trí bên trong các khu công nghiệp, để phục vụ nhu cầu của công nhân, chuyên gia, khách thuê. Đặc biệt, để thu hút được các nhà đầu tư lớn, các địa phương cần làm tốt được khâu phát triển hạ tầng kết nối các khu công nghiệp…

Nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư, cũng như phát triển các dự án khu công nghiệp có chất lượng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến xây dựng dự thảo nghị định thay thế Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22-5-2018 của Chính phủ, quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế. Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc, nghị định mới khi ban hành sẽ tạo hành lang pháp lý cho các loại hình khu công nghiệp mới để tăng tính cạnh tranh trong thu hút đầu tư và hoàn thiện mô hình khu công nghiệp, khu kinh tế. Nghị định mới sẽ tiếp tục phân cấp, ủy quyền cho ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế theo cơ chế “một cửa tại chỗ”, tạo thuận lợi khi thực hiện thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh cho nhà đầu tư.

Nguồn: hanoimoi.com.vn

Phú Cường – kênh đầu tư an toàn cho nhà đầu tư BĐS

Trong bối cảnh nhiều kênh đầu tư có xu hướng ‘đóng băng’ trong mùa dịch, các nhà đầu tư đều có chung băn khoăn về việc chọn kênh đầu tư phù hợp. Trong số đó, Phú Cường là một trong các đơn vị uy tín và được nhiều nhà đầu tư lựa chọn là kênh đầu tư BĐS an toàn.

Bất động sản tiếp tục là kênh đầu tư an toàn

Theo nhận định chung của các chuyên gia, Việt Nam là một trong số ít các nước kiểm soát tốt dịch Covid-19 nhưng nền kinh tế vẫn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đơn cử như trong năm 2020, qua 2 lần bùng phát dịch Covid-19 (tháng 3 và tháng 7), tốc độ tăng trưởng Quý I đạt 3,82%, Quý II giảm còn 0,39%, Quý III tăng trở lại đạt 2,62%, đưa con số tăng trưởng của 9 tháng đầu năm 2020 lên 2,12%. Mặc dù tăng trưởng dương, nhưng đây là mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ các năm trong giai đoạn 2011-2020.

Nhìn về cơ hội của các kênh đầu tư hiện nay, ông Nguyễn Văn Đính cho biết, nếu như so với những kênh khác như chứng khoán, vàng…, bất động sản được đánh giá là kênh đầu tư an toàn, hiệu quả và dễ sinh lời. Tuy nhiên, việc lựa chọn đầu tư vào chung cư, nhà phố hay đất nền sẽ quyết định biên độ lợi nhuận khác nhau.

Trong khi đó, loại hình đất nền, nhà đầu tư cần phải có nhiều vốn nhưng khả năng thanh khoản, sinh lời của loại hình BĐS này tốt, đồng thời khả năng rớt giá của nhà đất cũng khá thấp, bởi nó ít chịu những tác động xấu theo chu kỳ tăng trưởng trên thị trường. Tuy nhiên, tính pháp lý của đất nền tại một số khu vực hiện vẫn chưa rõ ràng, điều này đã khiến nhà đầu tư dễ gặp phải rủi ro nên khi đầu tư cần chú ý.

Phú Cường – kênh an toàn cho nhà đầu tư bất động sản

Hiện nay, số hóa bất động sản đang được coi xu hướng tất yếu và là giải pháp giúp cho thị trường bất động sản tăng trưởng nhanh chóng. Tuy nhiên những vụ việc lừa đảo BĐS được truyền thông đưa tin đã khiến nhiều người dần mất niềm tin vào việc sử dụng các ứng dụng công nghệ trong đầu tư cũng như nghi ngờ tính pháp lý của các dự án đó. Điều này đã gây khó khăn cho sự phát triển và đổi mới của các doanh nghiệp.

Xem thêm: Phu Cuong Group – Chuyển đổi số giúp việc đầu tư BĐS trở nên minh bạch, dễ dàng

Nhằm giải quyết những bất cập đó, Phu Cuong Group tiên phong trong lĩnh vực chuyển đổi số trong bất động sản, xây dựng ứng dụng đầu tư với hệ thống pháp lý rõ ràng, đảm bảo là kênh đầu tư an toàn cho nhà đầu tư bất động sản.

Thông qua ứng dụng Phu Cuong Group, nhà đầu tư có thể xem thông tin chi tiết và hồ sơ pháp lý các BĐS, theo dõi biến động thị trường, nghe các chuyên gia đầu ngành tư vấn, tiến hành giao dịch đầu tư hoặc trao đổi mua bán bất động sản một cách dễ dàng, nhanh chóng.

Phu Cuong Group sử dụng hợp đồng điện tử (E-Contract) chia các BĐS thành nhiều gói đầu tư khác nhau, với giá trị chỉ từ 10.000.000 đồng, giúp nhà đầu tư có mức thu nhập trung bình cũng có khả năng tiếp cận với thị trường bất động sản.

Các BĐS được niêm yết trên ứng dụng Phu Cuong Group đều được cấp phép và thông qua quá trình thẩm định nghiêm ngặt về tính khả thi, tiềm năng phát triển trong tương lai, đảm bảo sự an toàn, công khai, minh bạch.

Với nền tảng đầu tư trực tuyến, nhà đầu tư có thể tối ưu hóa hoạt động đầu tư bất động sản, nhận mức lợi nhuận hấp dẫn trong vòng 24 tháng và giảm thiểu tối đa những rủi ro có thể gặp phải. Trong quá trình đầu tư sẽ được rút về tài khoản ngân hàng theo nhu cầu của nhà đầu tư.

Khi nhiều ứng dụng lừa đảo xuất hiện với tần suất ngày càng dày đặc, ứng dụng Phu Cuong Group được tin tưởng sẽ trở thành điểm sáng trong thị trường bất động sản, tạo ra những giá trị bền vững cho các nhà đầu tư trong tương lai.

Đăng ký nhận tin